Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động

Công đoàn - TS. BS. NGUYỄN THU HÀ - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường - Bộ Y tế

Căng thẳng, sức ép công việc với NLĐ đã được nói đến nhiều; song, ít ai biết người sử dụng lao động (NSDLĐ) làm công tác quản lý lao động cũng là một công việc rất căng thẳng. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, đây là một trong những nhóm nghề có tỷ lệ người tự tử cao nhất. Đại dịch Covid-19 làm thay đổi mọi thứ, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an toàn - sức khỏe tâm thần của họ, đồng thời đặt ra yêu cầu phải quan tâm nghiên cứu vấn đề này sâu rộng hơn.
Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động
Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động. Ảnh minh họa.

1. Một số yếu tố xã hội của đại dịch Covid-19 tác động đến NSDLĐ

Nguy cơ phá sản

Theo Tổng Cục thống kê, GDP quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.

Sản xuất công nghiệp trong quý III/2021 gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là tại các địa phương có KCN lớn phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài.

Tính chung 9 tháng năm 2021, có 85,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.

Sự thiếu hụt lao động

Trong năm 2021, thị trường lao động nước ta phải đối mặt với những tác động tiêu cực khi số người có việc làm giảm sâu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao. Đặc biệt, do tác động mạnh của dịch bệnh Covid-19 đã dẫn đến có sự dịch chuyển lao động lớn từ thành thị về nông thôn, từ các trung tâm kinh tế lớn về các tỉnh. Hiện có khoảng 70-75% doanh nghiệp trở lại hoạt động, với khoảng 50-60% số lượng lao động so với trạng thái bình thường. Những tháng đầu năm 2022 là thời điểm cần sử dụng nhiều lao động để phục hồi sản xuất, nhất là ở các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.

Nhiều doanh nghiệp trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp lĩnh vực may mặc đang có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động, tuy nhiên, việc tuyển dụng gặp khó khăn, nhiều thời điểm không tuyển được lao động một phần do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lao động ngoại tỉnh ngại di chuyển.

Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động
Tư vấn tâm lý và sức khỏe cho người lao động tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: BVĐKTA.

Covid -19 cũng tạo ra “cơn bão” nghỉ việc, nhiều lao động nghỉ việc cùng lúc, thậm chí nghỉ việc không có lý do cũng là nguyên nhân tạo nên áp lực lớn cho NSDLĐ.

2. Stress, lo âu và trầm cảm ở NSDLĐ

NSDLĐ, tức là NLĐ được giao nhiệm vụ đưa ra quyết định và lãnh đạo những người khác có nguy cơ đặc biệt đối với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Palmer (2019) khảo sát cho thấy 31% NSDLĐ tại một thời điểm nào đó đã nhận được chẩn đoán chính thức liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần. Do đó họ cũng dễ bị tổn thương hơn trong đại dịch Covid-19, vì họ không thể quản lý như bình thường và phải chịu áp lực khi thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi cắt giảm ngân sách, cắt giảm nhân viên.

Lorenz Graf-Vlachy và cộng sự năm 2020 đã thu thập dữ liệu thông qua một cuộc khảo sát trực tuyến từ ngày 2/5 đến ngày 8/5/2020 trong đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Đây là nghiên cứu đầu tiên về tình trạng sức khỏe tâm thần của những NSDLĐ - người quản lý trong một trận đại dịch. Nghiên cứu được thực hiện trên 646 NSDLĐ từ 49 quốc gia cho thấy: 5,3% NSDLĐ có rối loạn stress; 7,3% có rối loạn lo âu và 10,7% bị trầm cảm. NSDLĐ trẻ tuổi dễ bị tổn thương hơn so với NSDLĐ lớn tuổi (có khả năng do NSDLĐ lớn tuổi có thể có nhiều kinh nghiệm hơn và đã xây dựng các chiến lược ứng phó tốt hơn). Tuổi tác, thu nhập, tình trạng công việc là một trong những yếu tố liên quan đến ít nhất một vấn đề sức khỏe tâm thần ở NSDLĐ. Các "nhiệm vụ bất khả thi" do Covid-19 (là những nhiệm vụ mà một người nghĩ rằng họ không cần phải thực hiện (Semmer, McGrath, & Beehr, 2005); bởi vì 1). Các nhiệm vụ có thể không hợp lý, tức là nằm ngoài phạm vi về vai trò chuyên môn của một người hoặc mâu thuẫn với mức độ kinh nghiệm, chuyên môn, quyền hạn của một người, hoặc 2). Các nhiệm vụ có thể không cần thiết theo thang đo nhiệm vụ bất hợp pháp Bern được sửa đổi tương ứng (Semmer, Tschan, Meier, Facchin, & Jacobshagen, 2010), gây ra cho NSDLĐ khiến họ stress, lo âu và trầm cảm. Đặc biệt đáng chú ý là mức độ cắt giảm quy mô một tổ chức đã trải qua trong đại dịch Covid-19 làm gia tăng đáng kể tình trạng stress, lo âu và trầm cảm ở các thành viên Hội đồng Quản trị, những người chịu trách nhiệm cao nhất (NSDLĐ ở cấp cao nhất của tổ chức).

Những lo ngại về sức khỏe tâm thần của người sử dụng lao động
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Nam thăm và tặng quà công nhân lao động tại Công ty TNHH Tachibana Việt Nam, KCN Đồng Văn II (Duy Tiên). Ảnh: Báo Hà Nam.

Các vấn đề sức khỏe tâm thần của NSDLĐ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tổ chức, doanh nghiệp: Thứ nhất, năng suất lao động bị giảm sút có thể cao hơn do các vấn đề sức khỏe tâm thần ở những NSDLĐ (Loeppke et al., 2009). Thứ hai, theo định nghĩa, NSDLĐ có nhiệm vụ đưa ra quyết định và lãnh đạo người khác, và khả năng lãnh đạo kém do các vấn đề sức khỏe tâm thần có khả năng ảnh hưởng xấu đến cấp dưới của họ (Kelloway, Sivanathan, Francis, & Barling, 2005).

Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, năm 2017, có gần 38.000 người trong độ tuổi lao động (16-64 tuổi) ở Hoa Kỳ chết do tự tử (tăng 40% trong vòng chưa đầy 2 thập kỷ). Thống kê của Chính phủ Nhật Bản cũng cho thấy, số vụ tự tử trong tháng 8 vừa qua ở nước này là hơn 1.800. Còn tại Mỹ, ước tính sẽ có thêm 75 nghìn người chết trong thập kỷ tới do các vấn đề về tâm lý sau khủng hoảng đại dịch. Các nhà xã hội học đã cảnh báo từ trước rằng, sự gián đoạn hoạt động xã hội và kinh tế có thể khiến nhiều người tử vong hơn là chính con vi-rút. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: dịch vụ chăm sóc sức khỏe tinh thần ở 93% các nước trên thế giới đã bị ngừng hay gián đoạn do Covid-19.

Bởi vậy, NSDLĐ rất cần các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong đại dịch Covid-19 và việc mở rộng các nghiên cứu về vấn đề an toàn - sức khỏe tâm thần ở NSDLĐ trong đại dịch Covid-19 là hết sức cần thiết. Các hướng dẫn cho doanh nghiệp và NSDLĐ ứng phó với dịch bệnh Covid-19 cũng góp phần làm cho sự thích ứng an toàn, linh hoạt của các doanh nghiệp, tổ chức, NSDLĐ trở nên thuận lợi hơn.

Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm

Sáng nay, 27/5, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo tập huấn “Các giải pháp đảm bảo sức khỏe và an toàn, vệ sinh ...

Các quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động Các quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015 đã quy định rõ những quyền về ATVSLĐ của NLĐ. Theo đó, NLĐ làm ...

Bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động: Những khó khăn, hạn chế của tổ chức Công đoàn Bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động: Những khó khăn, hạn chế của tổ chức Công đoàn

Bài viết này, tác giả chỉ ra một số khó khăn, hạn chế và đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp

Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.

Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Hoạt động Công đoàn -

Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh

Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.

06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền

Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai

Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Hoạt động Công đoàn -

Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội

Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công

Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.

Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết

Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh

Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.

Người bán vé số dạo ở Bạc Liêu tham gia tổ chức Công đoàn

Công đoàn -

Người bán vé số dạo ở Bạc Liêu tham gia tổ chức Công đoàn

Cuối tháng 10 vừa qua, LĐLĐ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) chính thức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở bán vé số thị trấn Phước Long.

08 bước nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online mới nhất

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

08 bước nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online mới nhất

Chỉ với các thao tác đơn giản thực hiện trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, người lao động có thể nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp online nhanh chóng.

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Hoạt động Công đoàn -

Tổng phụ trách Đội chăm lo cho học trò như con mình

Thầy Trần Nguyễn Hữu Phong Dinh, giáo viên Trường Tiểu học Cam Hiệp Nam (Cam Lâm, Khánh Hòa) là giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội. Bằng những phương pháp sư phạm mới, tiến bộ, thầy là người lái đò âm thầm, tâm huyết đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ vinh quanh, hạnh phúc.

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Chủ tịch Công đoàn giỏi nghề và tâm huyết với người lao động

Anh Nguyễn Văn Nam, Tổ trưởng Tổ Gò, Nhà máy Z151 (Tổng cục Kỹ thuật) là người đam mê và sáng tạo trong công việc. Ngoài ra, anh là Chủ tịch Công đoàn bộ phận năng nổ, luôn lắng nghe và chia sẻ cùng người lao động.

06 “đặc quyền” cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Diễn đàn Lao động - Công đoàn -

06 “đặc quyền” cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi

Pháp luật quy định những chế độ đặc biệt dành cho lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ những quy định này. Dưới đây là 06 quyền lợi mà lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi cần biết.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.