Đảm bảo sức khỏe và ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm
An toàn, vệ sinh lao động - 27/05/2022 14:39 HÀ VY
“Sớm bàn giao đất để Tổng Liên đoàn đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn” Phổ Yên: 10 năm không có đình công, lãn công, lương người lao động tăng tối thiểu 5% |
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chủ trì Hội thảo. Ảnh: THC |
Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, ngày 23/3/222, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Việc điều chỉnh giờ làm thêm có thể tác động đến người lao động ở các mặt: Tâm sinh lý (căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hiệu suất và sự chú ý); giảm năng suất lao động, chất lượng công việc, các sản phẩm lỗi tăng lên; tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường, sinh non…; tăng nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn và suy giảm sức khỏe thể chất, tâm thần người lao động; tăng tình trạng thương tích và tỉ lệ thương tích dẫn đến phải nghỉ việc; tăng tỉ lệ người lao động bỏ việc; chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, không có thời gian phục hồi, tái tạo sức lao động, sức khỏe hao mòn nhanh dẫn đến giảm tuổi thọ...
Đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Ảnh: THC |
Tại Hội thảo, đại diện các LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã đóng góp ý kiến về thực tiễn triển khai quy định làm thêm giờ trong các doanh nghiệp. Các đại biểu cũng nêu giải pháp của Công đoàn tham gia đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi điều chỉnh thời giờ làm thêm, giảm gánh nặng lao động và nhu cầu dinh dưỡng của người lao động trong bối cảnh hậu Covid-19.
“Chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng về sức khỏe. Sau đó, chúng ta phải nỗ lực hơn bình thường để đáp ứng yêu cầu phục hồi kinh tế - xã hội. Con người dường như phải tăng gấp trong mọi họat động: Lựa chọn phương tiện giao thông để di chuyển nhanh hơn, làm việc với cường độ lớn hơn. Những điều đó dẫn đến tăng gánh nặng lao động, gánh nặng cuộc sống của người lao động. Trong khi đó, vấn đề sức khỏe tâm thần của người lao động đã được thế giới nghiên cứu và bước đầu đặt ra tại Việt Nam. Dinh dưỡng cho người lao động cũng là vấn đề mà Tổng Liên đoàn rất quan tâm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, suy giảm sức khỏe tâm thần dễ làm con người sai lệch trong thực hiện quy trình làm việc, có thể dẫn đến tai nạn lao động" - TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho biết.
Theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, có 30,2% trẻ em đang phải sống xa cha mẹ. Với đặc thù công việc, đa số công nhân phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến họ phải lựa chọn giải pháp gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc.
Việc trẻ không được ở cùng cha mẹ có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện ở trẻ về cả tâm sinh lý (sống khép kín, ngại giao tiếp với thế giới xung quanh), không được theo dõi chăm sóc sức khỏe thường xuyên; ít được cha mẹ dành thời gian dạy dỗ, giáo dục nhận thức. Ngoài ra, trẻ em là con nữ công nhân di cư ít được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động thể chất; trẻ bị thiếu thốn những quyền lợi cơ bản. Vấn đề này có thể gia tăng khi cha mẹ trẻ tiếp tục tăng giờ làm thêm.
Công nhân Công ty TNHH Giày da Mỹ Phong hoàn thành công đoạn cuối của sản phẩm. Ảnh: NGUYỄN CHÂU |
Đề xuất giải pháp đảm bảo sức khỏe, ATVSLĐ cho người lao động khi tăng thời giờ làm thêm theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15, GS. TS Lê Vân Trình - Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật ATVSLĐ Việt Nam cho rằng, để giảm gánh nặng tâm sinh lý người lao động trong khoảng thời gian làm thêm giờ, doanh nghiệp chỉ bố trí người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vào thời gian chính thức, khi họ còn khỏe mạnh và tỉnh táo. Doanh nghiệp cần giảm cường độ và nhịp điệu lao động so với thời gian chính (giảm số lượng sản phẩm yêu cầu, giảm tốc độ băng tải ở các công đoạn làm việc trên dây chuyền); khuyến cáo giảm tốc độ của các xe vận chuyển, xe nâng hạ, cầu trục chạy trong không gian nhà xưởng…; tăng cường vệ sinh môi trường (thông gió, hạn chế tối đa hoạt động của các thiết bị, khu vực sản xuất phát sinh yếu tố có hại… ).
“Công đoàn cơ sở nên theo dõi số giờ làm việc của người lao động để xác định không vượt quá số giờ quy định; phân công tổ trưởng tổ công đoàn hoặc an toàn vệ sinh viên theo dõi biểu hiện sức khỏe của người lao động” - GS. TS Lê Vân Trình đề xuất.
"Hội thảo cũng có ý nghĩa thiết thực đối với việc xây dựng giải pháp điều chỉnh thời giờ làm việc của giáo viên, giảng viên từ bậc Mầm non lên Đại học, đảm bảo chất lượng giờ giảng trong bối cảnh các trường đại học thực hiện cơ chế tự chủ" - đồng chí Đặng Hoàng Anh - Trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công (Công đoàn Giáo dục Việt Nam) chia sẻ.
"Hội thảo có sự trao đổi cởi mở về khó khăn, thực tế về đời sống, việc làm của người lao động để các cấp Công đoàn tiếp tục đưa ra giải pháp tháo gỡ cho cả doanh nghiệp và người lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích. Đề nghị các cấp Công đoàn tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về quy định liên quan đến quan hệ lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Bộ luật Lao động năm 2019, Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 để có tham mưu, hướng dẫn công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện. Từ đó nắm bắt, báo cáo công đoàn cấp trên kịp thời tham mưu điều chỉnh" - đồng chí Phan Văn Anh nhấn mạnh.
Bàn thắng, Tiến Linh và tình yêu bóng đá Sau những phút giằng co quyết liệt trên sân cỏ với không ít khó khăn và có phần lúng túng của đội tuyển U23 Việt ... |
“Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa không?” Đó không phải là một thắc mắc mơ hồ của dư luận, đó không phải là sự hồ nghi của những người quan tâm đến ... |
Tình yêu bóng đá và lòng kính trọng lãnh tụ Hôm nay là một ngày lễ lớn của đất nước. Hôm nay là ngày toàn dân ta kỷ niệm lần thứ 132 ngày sinh Chủ ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất