Những biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm mùa và các thuốc điều trị
Đời sống - 05/01/2020 22:48 Ánh Dương (T.H)
Mọi người thường nhầm cúm với cảm lạnh, vì các triệu chứng khá giống nhau. Khi bị cúm, người bệnh có thể bị ho, hắt hơi, sổ mũi, giọng khàn và đau họng. Ảnh: Minh họa |
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa, thường được gọi với cái tên quen thuộc là cúm, là loại bệnh do vi rút cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Ở nước ta, các virut gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, nguy hiểm. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Sau khi bị nhiễm virut cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39 - 400C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Hoặc có thể kèm theo các biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho...
Nhưng khi cúm tiến triển thành các tình trạng như viêm phổi, hoặc làm nặng thêm các vấn đề mãn tính khác như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và suy tim sung huyết, thì có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.
Cúm cũng có thể gây viêm não, tim hoặc cơ bắp của bệnh nhân, dẫn đến nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm trùng thứ cấp trong khi nhiễm cúm cũng sẽ khiến các cơ quan bị hỏng. Các vi khuẩn từ nhiễm trùng có thể xâm nhập vào máu và gây ra nhiễm trùng huyết.
Ở trẻ em hoặc người lớn, khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với vi rút cúm (thời gian ủ bệnh), các biểu hiện ban đầu có thể là: sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi… Sau đó là ngạt mũi, ho và chảy nước mũi. Ở trẻ có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng và sưng hạch, hoặc tiêu chảy, đau và nôn mửa. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên.
Sau 5 ngày, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.
Thuốc điều trị đặc hiệu
Đối với người bệnh cúm nên cách ly, hạn chế giao tiếp để tránh lây lan cho người khác. Để hạ sốt, chỉ dùng paracetamol khi sốt trên 38oC, không dùng thuốc nhóm salicylate như aspirin để hạ sốt trong bệnh cúm vì có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm với bệnh nhân; Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn thức ăn dễ tiêu và uống nhiều nước, ăn hoa quả, bổ sung các vitamim) và cân bằng nước điện giải.
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut được dùng trong các trường hợp nhiễm cúm có biến chứng hoặc có yếu tố nguy cơ. Cụ thể như bị cúm nặng, cúm ác tính hoặc cúm trên những bệnh nhân có nguy cơ dễ diễn biến nặng và có biến chứng như người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì... Các trường hợp này cần nhập viện điều trị. Tamiflu (oseltamivir phosphate), relenza (zanamivir) là hai loại thuốc kháng virut cúm được sử dụng chống lại virut cúm lưu hành gần đây.
Các bác sỹ khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng cúm hàng năm. Ảnh: TM |
Tamiflu (oseltamivir): được sử dụng để điều trị các triệu chứng cúm do virut gây ra ở những bệnh nhân có triệu chứng ít hơn 2 ngày. Thuốc cũng có thể được đưa ra để phòng ngừa cúm ở những người có thể tiếp xúc nhưng chưa có triệu chứng. Không dùng thuốc này để điều trị cảm lạnh thông thường. Nên bắt đầu dùng thuốc càng sớm càng tốt khi xuất hiện các triệu chứng cúm như sốt, ớn lạnh, đau cơ, đau họng và chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện trước khi nhiễm khuẩn được xử lý hoàn toàn. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ... Ngừng thuốc và cần sự trợ giúp khẩn cấp của y tế nếu có bất cứ dấu hiệu của một phản ứng dị ứng: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng, phát ban da đỏ và phồng rộp hoặc bong tróc...
Relenza (zanamivir): là thuốc dạng hít được sử dụng để điều trị và phòng ngừa cúm. Thuốc làm giảm sự lây lan của virut cúm bằng cách ngăn chặn các tác dụng của men neuraminidase (một enzyme được sản xuất bởi các virut cho phép các virut lây lan từ các tế bào bị nhiễm sang các tế bào khỏe mạnh). Bằng cách ngăn chặn này, các triệu chứng và thời gian nhiễm cúm giảm đi. Tính trung bình, zanamivir làm giảm thời gian của các triệu chứng của một ngày nếu điều trị được bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng bắt đầu. Cần lưu ý, dạng hít định liều này nên sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir hoặc kháng với oseltamivir, được sử dụng cho bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho, chóng mặt...
Tâm sự của người công nhân xây dựng: Nhiều áp lực, vắng niềm vui Để xây những công trình to đẹp, những con đường rộng mãi là những đóng góp âm thầm của những người giám sát, kỹ sư, ... |
"Chợ người" ngày cận Tết: Lao động nghèo mỏi mắt chờ việc giữa đêm lạnh 21h tối, mặc cho bụi bặm và không khí càng lúc càng lạnh, những người lao động tự do vẫn tập trung khá đông ở ... |
Mắc dị vật trong phế quản người đàn ông bị đóng mủ do thói quen ăn ớt sai cách Khoa Nội hô hấp - Bệnh viện TƯ Quân đội 108 đã thực hiện gắp dị vật là miếng ớt ở phế quản thùy dưới ... |
"Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" "Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ" - Cái câu nói tưởng như bông phèng ấy bỗng lại thấy mang đầy ý nghĩa nghiêm túc ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 02/01/2025 15:57
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?
Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Người lao động - 02/01/2025 09:04
'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Người lao động - 01/01/2025 17:36
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?
Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.
Đời sống - 01/01/2025 16:50
Bí mật đằng sau tiến độ 'thần tốc' các dự án miền Tây
Vào dịp Tết Dương lịch, khi mọi người tận hưởng kỳ nghỉ bên gia đình và bạn bè, không khí lao động trên các công trường giao thông trọng điểm ở miền Tây Nam Bộ vẫn diễn ra sôi động và khẩn trương.
Đời sống - 01/01/2025 11:13
Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
1,5 tỷ đồng là con số khổng lồ đối với một gia đình giáo viên nghèo ở Thái Bình. Để cứu con trai 2 tuổi - bé Nguyễn Đức Nguyên, khỏi căn bệnh HLH (hội chứng thực bào tế bào máu) hiểm nghèo, gia đình chị Đặng Thị Hoài (Giáo viên trường TH&THCS An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình) đã phải vay mượn khắp nơi, cầm cố cả sổ đỏ của bố mẹ. Gia đình chị đang đứng trước bờ vực của sự kiệt quệ, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.
Người lao động - 01/01/2025 09:09
8 chính sách về chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 178 với 8 chính sách lớn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.