agribank-plus-4112024-522025

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ

1,5 tỷ đồng là con số khổng lồ đối với một gia đình giáo viên nghèo ở Thái Bình. Để cứu con trai 2 tuổi - bé Nguyễn Đức Nguyên, khỏi căn bệnh HLH (hội chứng thực bào tế bào máu) hiểm nghèo, gia đình chị Đặng Thị Hoài (Giáo viên trường TH&THCS An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình) đã phải vay mượn khắp nơi, cầm cố cả sổ đỏ của bố mẹ. Gia đình chị đang đứng trước bờ vực của sự kiệt quệ, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.
Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024
Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
Hơn một năm nay, bé Nguyên phải chống chọi với căn bệnh hiếm gặp HLH. Ảnh: GĐCC

“Chỉ cần con sống, mẹ nguyện đánh đổi tất cả!”

Bé Nguyên, hay còn được gia đình gọi thân thương là Tôm, đã mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho gia đình sau 7 năm hiếm muộn. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi vừa tròn 18 tháng tuổi, bé bỗng nhiên sốt cao liên tục, ba dòng máu giảm mạnh, gan và lá lách sưng to.

Cả gia đình bàng hoàng khi nghe bác sĩ thông báo: bé mắc phải căn bệnh HLH hiếm gặp - là một nhóm các rối loạn có biểu hiện chung đó là sự tăng sinh bất thường và gia tăng hoạt tính tiêu huỷ các tế bào máu của các đại thực bào Histocytes.

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
Bé Nguyên đang ở bệnh viện Đại học y khoa Quảng Tây (Trung Quốc). Ảnh: NVCC

Hành trình chữa bệnh cho con bắt đầu từ đó, là chuỗi ngày dài đằng đẵng, là những đêm thức trắng bên giường bệnh, là nỗi lo lắng day dứt không nguôi.

Kể từ khi phát bệnh, bé Nguyên đã trải qua nhiều đợt điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trước khi chuyển đến khoa Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội vào tháng 10/2023. Sau hai tháng điều trị liên tục, sức khỏe của bé có dấu hiệu cải thiện, bệnh viện chỉ định điều trị ngoại trú. Gia đình đã phải thuê trọ gần bệnh viện để bé tiếp tục liệu pháp truyền hóa chất 2 tuần/lần trong suốt 40 tuần.

Tuy nhiên, sau thời gian ổn định ngắn ngủi, bệnh tình của bé tái phát vào tháng 9/2024, buộc phải nhập viện trở lại. Sau gần hai tháng điều trị tích cực, tình hình bé không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng xấu đi với các cơn sốt kéo dài và dày đặc hơn. Trước tình hình đó, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã hội chẩn và đi đến kết luận rằng, cấy ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị duy nhất có thể mang lại cơ hội sống cho bé Nguyên.

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
Hai mẹ con chị Hoài hiện vẫn đang ở trong phòng vô trùng. Ảnh: NVCC

"Để có tiền đưa con sang Trung Quốc ghép tủy, gia đình đã vay mượn từ người thân và bạn bè. Chúng tôi cũng phải mượn sổ đỏ của bố mẹ chồng để cầm cố ngân hàng được 1 tỷ, cộng thêm sự giúp đỡ từ cộng đồng trên Facebook. Tổng cộng hơn 1,1 tỷ đồng," giọng chị Hoài lạc đi.

Số tiền khổng lồ ấy đã cạn kiệt sau ca ghép tủy với hơn 747 triệu tiền ghép tủy, hơn 100 triệu tiền thuốc mua từ Hồng Kông, 100 triệu tiền thuốc chưa thanh toán và vô vàn các chi phí đi lại, sinh hoạt. Sau ca ghéo tủy 12 ngày, hai mẹ con chị Hoài hiện vẫn ở trong phòng bệnh vô trùng, tiền phòng 1 triệu đồng/ngày, cộng thêm phí lau dọn là 7 triệu/tháng; tiền ăn của bé 200.000 đồng/ngày. Gia đình phải thuê 01 phiên dịch để giúp việc liên hệ tại Trung Quốc, đồng thời phải thường trực 01 người nhà bên Trung Quốc để phục vụ việc sinh hoạt hàng ngày (do mẹ con phải cách ly trong thời gian điều trị)… Tất cả khiến kinh tế gia đình kiệt quệ.

Video: Ngày bé Nguyên được ghép tủy.

Ăn chay trường, mẹ nguyện cầu con khỏe mạnh

Tính đến nay, chi phí ghép tủy lên tới hơn 1,5 tỷ đồng – con số khổng lồ đối với hai vợ chồng làm nghề giáo. Là một giáo viên, lẽ ra chị Hoài đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức cho các em học sinh, hiện phải nghỉ việc không lương. Gia đình chị giờ đây đang rơi vào cảnh khốn cùng, đồng lương giáo viên hợp đồng của anh Nguyễn Thanh Bình – chồng chị, không đủ để chi trả những khoản lãi vay hàng tháng, chưa kể còn phải chăm sóc bố mẹ chồng già yếu và đứa con nhỏ mới hơn một tuổi.

"Chúng tôi không còn lựa chọn nào khác. Chỉ cần con còn cơ hội sống, dù phải đánh đổi tất cả, tôi cũng không từ bỏ," chị Hoài nghẹn ngào chia sẻ.

Tại Trung Quốc, sau ca ghép tủy, các dòng máu của bé Nguyên đang dần hồi phục, nhưng bác sĩ nói cần theo dõi thêm xem cơ thể bé có nhận tủy hay không. Bây giờ con đang bị phù nề, da bong tróc, đặc biệt là ở vùng kín do nhiễm virus CMV.

Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
Hiện bé Nguyên đang bị phù nề, da bong tróc, đặc biệt là ở vùng kín do nhiễm virus CMV. Ảnh: NVCC

“Nhìn con đau đớn mà lòng tôi đau như xé, tôi ước gì mình có thể gánh chịu thay con. Tôi chỉ biết cầu xin ông trời hãy cho con tôi một cơ hội” chị Hoài nghẹn ngào.

Từ hồi con bị bệnh, người mẹ hiền ấy đã chuyển sang ăn chay trường. “Dù nhiều người khuyên phải chịu khó ăn uống để có sức chăm con, nhưng tôi muốn làm một điều gì đó, để cầu nguyện cho con khỏe mạnh," chị Hoài tâm sự.

Trưởng thôn Vũ Hạ, ông Nguyễn Xuân Triển, xác nhận: “Từ ngày con ốm, gia đình chị Hoài rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố mẹ chồng già yếu, đặc biệt bố chồng là thương binh 4/4 không có khă năng lao động, chồng làm hợp đồng, nay gánh nặng chữa bệnh cho con lại chồng chất lên đôi vợ chồng trẻ.”

Hiện tại, bé Nguyên vẫn cần tiếp tục điều trị trong ít nhất 6 tháng nữa tại Trung Quốc, với chi phí dự kiến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Gia đình chị Hoài đã cạn kiệt nguồn lực tài chính. Trong giọng nói run rẩy, chị tha thiết: "Tôi và gia đình kính mong quý cơ quan Tạp chí Lao động và Công đoàn kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của độc giả cũng như các tập thể, cá nhân giúp đỡ gia đình tôi vơi bớt khó khăn, để tôi sớm được trở lại với công việc giảng dạy cho các em học sinh thân yêu!

Câu chuyện của gia đình chị Đặng Thị Hoài không chỉ là hành trình chống chọi với bệnh tật, mà còn là minh chứng cho tình yêu thương và nghị lực phi thường. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức, cá nhân và những tấm lòng hảo tâm cùng chung tay giúp đỡ chị Hoài – một đoàn viên công đoàn và gia đình vượt qua khó khăn này. Mỗi sự đóng góp dù nhỏ nhất cũng là niềm hy vọng lớn lao cho bé Nguyên và gia đình.

Thông tin liên hệ và ủng hộ:

Chị Đặng Thị Hoài (mẹ bé Nguyên): Giáo viên trường TH&THCS An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình.

Nơi ở hiện nay: Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Số tài khoản:

- Agribank: 3406215032164 - Đặng Thị Hoài. Số điện thoại/zalo: 0366307029;

- BIDV: 47110001898593 - Nguyễn Thanh Bình (chồng chị Hoài). Số điện thoại: 0978.357.808

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Trúng xe máy, nữ công nhân xúc động phải nhờ dìu lên sân khấu nhận giải

Đêm hội “Tết Sum vầy - Xuân ơn Đảng” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Tiền Giang tổ chức dần khép lại. Trong bầu không khí rộn ràng nhưng thấm đẫm tình cảm sẻ chia, giọng MC vang lên, chuẩn bị công bố giải đặc biệt – chiếc xe máy Honda Wave Alpha.
Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Niềm vui Tết sớm của công nhân Đà Nẵng

Sáng 12/1, không khí tại Nhà Văn hóa Lao động TP. Đà Nẵng rộn ràng với hàng trăm đoàn viên và công nhân tham gia chương trình “Ngày hội đoàn viên – Chào xuân Ất Tỵ 2025”.
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động

Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?

Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.
Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật

Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?

Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?

Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.