'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.

Những lời động viên và ghi nhận

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 đã thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương, cùng hòa mình vào không khí lễ hội suốt cả mùa. Tỉnh Lâm Đồng đón 2 triệu lượt khách và đạt tổng doanh thu xã hội ước tính trên 3.600 tỷ đồng, góp phần quan trọng trong việc vượt chỉ tiêu du khách và đón du khách thứ 10 triệu trong năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp lớn vào thành công của festival, trong đó có 3 công nhân môi trường, những người thầm lặng góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo và sức hấp dẫn không ngừng của Festival Hoa năm nay.

Những “đóa hoa” thầm lặng tỏa hương cùng Festival Hoa Đà Lạt
Cứ buổi chiều là công nhân môi trường lại tỏa đi khắp các tuyến đường của thành phố Đà Lạt để quét dọn. Ảnh: Đỗ Lâm

Thành phố Đà Lạt cũng tôn vinh 181 công nhân vệ sinh môi trường tiêu biểu của Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, những người đã đóng góp quan trọng trong việc duy trì vẻ đẹp “Xanh - sạch - đẹp” cho thành phố trong giai đoạn 2021-2024.

Trong buổi gặp gỡ, Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, ông Nguyễn Thái Học, đã ghi nhận nỗ lực và cống hiến của các công nhân vệ sinh môi trường, đồng thời biểu dương những đóng góp thầm lặng của họ trong việc giữ gìn vẻ đẹp sạch sẽ cho Đà Lạt.

Những “đóa hoa” thầm lặng tỏa hương cùng Festival Hoa Đà Lạt
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng – ông Nguyễn Thái Học tặng quà công nhân môi trường tiêu biểu ở Đà Lạt. Ảnh: Viết Trọng

Ông Nguyễn Thái Học nhấn mạnh, công việc của các công nhân vệ sinh môi trường có ý nghĩa đặc biệt trong suốt Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024, góp phần tạo ấn tượng tốt đẹp và tình cảm sâu sắc cho du khách khi đến với thành phố ngàn hoa.

"Anh chị em công nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đặc biệt là trong mùa Festival Hoa năm nay. Tôi tin tưởng đội ngũ công nhân môi trường sẽ tiếp tục nỗ lực, giữ vững vẻ đẹp xanh - sạch - đẹp của Đà Lạt," ông Nguyễn Thái Học chia sẻ.

Chị Trần Thị Hồng Thương, Tổ trưởng Tổ 1, Đội Môi trường đô thị, Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, xúc động chia sẻ: “Được lãnh đạo tỉnh và thành phố gặp gỡ, động viên, chúng tôi rất vui mừng. Đây là niềm hạnh phúc lớn, tiếp thêm động lực để chúng tôi tiếp tục công việc, giữ thành phố này xanh – sạch – đẹp đón năm mới.”

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Minh Đức, Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị Đà Lạt, khẳng định, không chỉ chị Trần Thị Hồng Thương, Hồ Thị Hồng, Ngô Thị Hằng mà tất cả 181 công nhân vệ sinh môi trường đều là những tấm gương tiêu biểu trong phong trào lao động giỏi của công ty.

Ông chia sẻ: “Họ luôn làm việc cần mẫn mỗi ngày, nhưng chính họ là những ‘đóa hoa’ thầm lặng tỏa hương cùng Festival Hoa và giữ cho thành phố này luôn xanh – sạch – đẹp.”

Những “đóa hoa” thầm lặng tỏa hương cùng Festival Hoa Đà Lạt
Dưới đèn đường, trong bộ quần áo bảo hộ, công nhân vệ sinh môi trường miệt mài cho Đà Lạt luôn xanh - sạch - đẹp. Ảnh: Đỗ Lâm

Vất vả nhưng tự hào

Chị Vũ Thị Thu, gắn bó với công việc vệ sinh đường phố Đà Lạt suốt 27 năm, chia sẻ: “Chúng tôi làm chủ yếu vào ban đêm, mỗi chiều lại tỏa đi khắp các tuyến đường để quét dọn.”

Dù thời tiết có mưa gió hay lạnh giá, các chị vẫn miệt mài làm việc. Dưới ánh đèn đường, trong bộ đồ bảo hộ, họ vừa quét, vừa hốt rác, có khi phải khuân những bao rác lớn từ vỉa hè, gốc cây lên xe.

“Công việc vất vả nhưng tôi luôn tự hào và yêu nghề. Chị em công nhân động viên nhau phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ,” chị Vũ Thị Thu tâm sự.

Đầu năm 2024, trong khi quét dọn đường phố, chị Vũ Thị Thu phát hiện một túi ba lô bỏ quên bên gốc cây. Biết có tài sản bên trong, chị cùng nhóm công nhân đã nhanh chóng mang túi đến công an phường để giao nộp.

“Du khách đã nhận lại đầy đủ tài sản, gồm laptop và hơn 100 triệu đồng. Họ rất mừng rỡ và xúc động, còn chúng tôi cũng cảm thấy vui vì đã giúp được họ. Đó là điều chúng tôi nên làm khi đã chọn nghề này”, chị Thu chia sẻ.

Trong niềm vui và xúc động khi nhận được khen thưởng, chị Trần Thị Vũ Hoàn, với 26 năm gắn bó với nghề, bày tỏ: “Tôi bén duyên với công việc này từ khi còn trẻ, và đến nay vẫn luôn yêu nghề".

Những “đóa hoa” thầm lặng tỏa hương cùng Festival Hoa Đà Lạt
Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng tặng bằng khen cho 3 công nhân môi trường và các cá nhân có nhiều đóng góp cho Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024. Ảnh: Viết Trọng

Chị Trần Thị Vũ Hoàn không nhớ mình đã bao nhiêu lần cầm chổi tre làm sạch các tuyến phố Đà Lạt. Chị chỉ nhớ công việc mỗi ngày bắt đầu lúc 5 giờ chiều và kết thúc lúc 11 giờ khuya, thậm chí muộn hơn trong những ngày cao điểm hoặc trời mưa gió.

“Chúng tôi bắt đầu công việc khi mọi người về nhà, và kết thúc khi thành phố đã yên tĩnh. Dù công việc vất vả, chúng tôi rất tự hào vì sau mỗi ngày làm việc, thành phố lại sạch đẹp hơn, và chúng tôi nhận được nhiều lời ngợi khen từ du khách,” chị Hoàn chia sẻ.

Chị Trần Thị Bích Hoàn cho biết, công nhân vệ sinh môi trường luôn nhận được sự quan tâm từ lãnh đạo địa phương và công đoàn, giúp họ không cảm thấy đơn độc trong công việc. Riêng chị, chị đã được Liên đoàn Lao động và các ban ngành tỉnh vinh danh là “Người lao động tiêu biểu vì doanh nghiệp".

“Năm nào cũng vậy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tỉnh và Công đoàn đều thăm và tặng quà động viên chúng tôi làm việc trong đêm giao thừa. Chúng tôi luôn tự hào và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, góp phần giữ gìn Đà Lạt mãi “xanh – sạch – đẹp” trong lòng du khách,” chị Bích Hoàn phấn khởi chia sẻ.

Video: Công nhân Lâm Đồng làm theo lời Bác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Dòng nước cuộc sống và những cống hiến thầm lặng

Nước là nguồn tài nguyên vô giá của con người, nhưng để có được dòng nước sạch luôn chảy, mỗi giọt nước đều cần sự nỗ lực, cống hiến không ngừng của những người làm nghề cấp thoát nước. Một trong những người thầm lặng nhưng quan trọng ấy là Huỳnh Tấn Văn Tuyến, công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Cấp thoát nước Cần Thơ…
Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Phát triển kinh tế tư nhân bền vững: An toàn lao động là nền tảng

Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng then chốt, nhưng phát triển chỉ thực sự bền vững khi an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được xem là giá trị cốt lõi. Và tổ chức Công đoàn giữ vai trò thiết yếu là đại diện quyền lợi, giám sát việc thực thi và thúc đẩy xây dựng văn hóa an toàn.
Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Bí kíp "truyền lửa" cho thế hệ công nhân triệu đô

Xuất phát từ một người thợ lò bình dị, anh Nguyễn Quốc Dần (Phân xưởng Khai thác than 5, Công ty Than Dương Huy - TKV) đã vươn lên trở thành một đảng viên tiêu biểu, một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và khát vọng cống hiến. Nhưng điều làm nên sức lan tỏa mạnh mẽ của anh không chỉ là thành tích cá nhân mà còn là tinh thần dìu dắt, truyền lửa đam mê và kiến thức cho thế hệ công nhân kế cận.
Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Kỹ sư Phan Văn Điền và sáng kiến bảo trì điện không gián đoạn

Tại một huyện ngoại thành ở TP. HCM như Củ Chi – nơi các trạm biến áp trải dài khắp các tuyến lộ nông thôn, việc đảm bảo điện ổn định cho dân cư, nhà máy, xưởng sản xuất là một bài toán không hề đơn giản. Nhưng ở đó, có một người kỹ sư không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, để mỗi dòng điện không bị gián đoạn – kể cả khi… đang bảo trì.