Nhiều chính sách về lao động, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 2/2023
Phóng sự điều tra - 28/01/2023 12:54 MINH ANH (T.H)
Nhiều chính sách về lao động, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 2/2023. Ảnh minh họa |
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, hệ số trượt giá BHXH năm 2023 được quy định với người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện, mức điều chỉnh năm 2023 là 1,0. Như vậy, so với bảng hệ số trượt giá tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, hệ số trượt giá áp dụng cho năm 2023 đã được điều chỉnh tăng so với năm 2022 với mức tăng dao động từ 0,03-0,16 (trừ hệ số áp dụng cho năm 2021 là không tăng).
Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 20/2 nhưng bảng hệ số trượt giá BHXH được tính cho các trường hợp hưởng BHXH từ 1/1 năm nay.
Khoản tiền hưởng BHXH tăng do tăng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2023 như sau:
Tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH sau điều chỉnh sẽ được dùng để tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập đóng BHXH (Mbqtl) của người lao động:
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, khi tăng mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH 2023 (hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội 2023) thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng.
Do đó, những khoản tiền thưởng bảo hiểm xã hội được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cũng sẽ tăng theo bao gồm:
- Tăng tiền BHXH 1 lần theo công thức:
Mức hưởng BHXH 1 lần = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
- Tăng mức hưởng lương hưu hằng tháng theo công thức:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mbqtl
- Tăng mức trợ cấp 01 lần khi về hưu nếu đóng BHXH vượt quá số năm được tính hưởng tỷ lệ 75%.
Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.
- Tăng trợ cấp tuất 01 lần:
+ Người đang hưởng lương hưu chết:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu - 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu - 2) x Lương hưu
+ Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng chết:
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
Thông tư 18/2022/TT-BYT đã sửa quy định về các trường hợp mắc bệnh được hưởng BHXH 1 lần.
Theo đó, từ 15/2, người lao động gặp vấn đề về sức khỏe sẽ được lĩnh BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS;
(Trong khi đó theo quy định hiện hành tại Thông tư 56/2017/TT-BYT ngoài yêu cầu người lao động đang bị mắc ung thư, bại liệt, phong, lao nặng,… còn phải đáp ứng thêm điều kiện là không tự sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì mới được giải quyết hưởng BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc).
- Người mắc các bệnh, tật có mức suy giảm lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
Như vậy, theo quy định trên, người lao động nếu không may mắc ung thư có thể lĩnh BHXH 1 lần ngay sau khi nghỉ việc mà không chờ 1 năm như trước đây.
Cũng theo Thông tư 18, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực hiện giám định sức khỏe để hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoàn toàn có thể chủ động đi khám giám định lại mức suy giảm khả năng lao động nếu có nhu cầu.
Trước đó, nếu muốn giám giám định lại tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động phải chờ ít nhất 02 năm (đủ 24 tháng) tính từ ngày người lao động được Hội đồng Giám định y khoa kết luận tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gần nhất trước đó.
Ngoài ra, người lao động còn được quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề trả phí khám giám định lại nếu kết quả khám giám định xác định người lao động đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Trường hợp kết quả giám định lại không đủ để được điều chỉnh tăng mức trợ cấp, người lao động chủ động đề nghị khám giám định lại sẽ phải tự chịu chi phí khám giám định.
Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định, từ 22/2, các công việc thực hiện chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp chia thành 3 nhóm:
Công việc hỗ trợ, phục vụ áp dụng chế độ theo pháp luật lao động, dân sự và quy định khác có liên quan; Công việc hỗ trợ, phục vụ áp dụng chế độ, chính sách như công chức; Các công việc chuyên môn, nghiệp vụ.
Bên cạnh đó, Nghị định 11/2022 chỉ giới hạn 2 loại hợp đồng được ký với người không thuộc biên chế, không phải cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước là hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.
(Trước đây, các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập còn có thể ký hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng kinh tế hoặc các loại hợp đồng khác).
Bộ Tài chính: Sẽ có các chính sách hỗ trợ về thuế trong năm 2023 Ngay từ cuối năm 2022, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã chuẩn bị, nghiên cứu và đề xuất một ... |
Lực cầu một phân khúc bất động sản khởi sắc từ giữa 2023 DKRA dự báo phân khúc căn hộ sẽ có những khởi sắc nhất định vào cuối quý 4/2023 khi những vướng mắc về pháp lý, ... |
Câu lạc bộ An toàn, vệ sinh lao động tháng 1, năm 2023 Nhằm tạo sự vui vẻ, thoải mái, thư giãn cho bạn đọc, cán bộ công đoàn và công nhân lao động, Tạp chí Lao động ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 31/12/2024 19:30
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm
Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Phóng sự điều tra - 23/12/2024 17:50
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.