Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng
Sổ tay pháp luật - 15/01/2025 11:12 Phương Mai
Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị phạt thế nào từ 2025? |
Các quy định về chở trẻ em
Theo điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy hoặc các phương tiện tương tự thực hiện hành vi ngồi phía sau vòng tay qua trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước để điều khiển xe sẽ bị xử phạt từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
Nếu hành vi này gây tai nạn giao thông, mức phạt sẽ tăng lên từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng kèm theo việc trừ 10 điểm giấy phép lái xe (theo điểm b khoản 10 và điểm d khoản 13 Điều 7).
Như vậy, theo quy định mới, người lái xe chỉ được phép chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước xe máy. Việc chở trẻ em từ 6 tuổi trở lên ngồi phía trước là hành vi vi phạm pháp luật và có thể dẫn đến các hình phạt nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: AI |
Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng quy định, khi chở trẻ em dưới 10 tuổi và có chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô, không để trẻ em ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ trường hợp xe ô tô chỉ có một hàng ghế. Người lái xe phải sử dụng hoặc hướng dẫn sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em. Quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2026 (khoản 2 Điều 88).
Khi nào được chở quá số người quy định?
Theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở tối đa một người. Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ được phép chở tối đa hai người, bao gồm:
Chở người bệnh đi cấp cứu.
Áp giải người vi phạm pháp luật.
Chở trẻ em dưới 12 tuổi.
Chở người già yếu hoặc người khuyết tật.
Các quy định này nhằm đảm bảo an toàn giao thông cho cả người điều khiển và hành khách.
Chị Nguyễn Thị Thu - công nhân tại Công ty TNHH TKG Taekwang Vina (Đồng Nai) cho biết: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc này, giúp bảo vệ an toàn cho trẻ em, nhất là khi gần đây còn có nhiều sự việc con trẻ ngồi trước vô tình vặn tay ga do sơ ý của cha mẹ, dẫn đến nhiều hệ quả đáng tiếc.
Tuy nhiên, quy định này thật sự gây khó khăn cho chúng tôi. Có những người nhà chỉ có một xe máy, phải đưa đón hai con đi học, một bé 6 tuổi và một bé 3 tuổi. Anh lớn chưa đủ vững để ôm em, em bé cũng không tự bám được phía trước, nên phải đeo đai yếm cho em bé ngồi sau và bạn lớn ngồi trước. Mức phạt 8-10 triệu đồng cũng là quá lớn đối với thu nhập của công nhân chúng tôi”.
Bên cạnh các quy định riêng về chở trẻ em, Nghị định 168/2024/NĐ-CP cũng nhấn mạnh việc tuân thủ các quy tắc giao thông chung. Căn cứ Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người tham gia giao thông phải:
Đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành báo hiệu giao thông.
Thắt dây đai an toàn khi ngồi trên xe ô tô tại các vị trí được trang bị dây đai.
Ngày 26/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2025. |
Mức phạt tiền với mô tô, xe gắn máy vi phạm luật giao thông từ 1/1/2025 Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực ... |
Đeo tai nghe, che ô khi đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền? Theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và Nghị định 168/2024/NĐ-CP, người lái xe máy không được sử ... |
Xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ bị phạt thế nào từ 2025? Theo quy định mới sẽ có hiệu lực từ năm 2025, nhiều trường hợp người điều khiển xe máy rẽ phải khi đèn đỏ sẽ ... |
- Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng
- Nghị định 73 quy định về chế độ tiền thưởng Tết như thế nào?
- Công nhân Quảng Trị sắm Tết từ phiếu giảm giá của công đoàn
- Bắt gặp Skoda Kodiaq 2025 lăn bánh tại Việt Nam
- Đừng để "tiền mất, tật mang" với chiêu thức “việc nhẹ, lương cao”