Nhiệm vụ của dân số viên và mức lương, phụ cấp được hưởng
Sổ tay pháp luật - 11/08/2023 18:43 NGUYỄN LUẬN
Ủy viên Ủy ban Xã hội của Quốc hội: "Viên chức dân số cũng là tuyến đầu chống dịch" 4 băn khoăn của viên chức dân số Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề |
Cán bộ dân số ở An Giang làm công tác chống dịch Covid-19. Ảnh: Tr.L. |
Quy định chức danh nghề nghiệp dân số
Tại Điều 2, Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BYT-BNV năm 2016 quy định chức danh nghề nghiệp dân số như sau: Dân số viên hạng II có mã số là V.08.10.27; dân số viên hạng III có mã số là V.08.10.28; dân số viên hạng IV có mã số là V.08.10.29.
Điều 3 quy định tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp như sau:
Tận tụy phục vụ sự nghiệp dân số và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức dân số, y tế.
Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Tôn trọng quyền của người sử dụng dịch vụ.
Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Nhiệm vụ của dân số viên
Tại Điều 4, 5 và 6 của Thông tư, quy định nhiệm vụ của dân số viên như sau:
Đối với dân số viên hạng II có nhiệm vụ:
Chủ trì tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn và trung hạn về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác.
Chủ trì xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi địa bàn công tác,
Chủ trì tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ, tư vấn và truyền thông vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình trong phạm vi chuyên môn.
Chủ trì phân tích, tổng kết, đánh giá hoạt động chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tổng hợp và báo cáo kết quả.
Chủ trì tổ chức các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn các hoạt động về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Chủ trì, tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tổ chức, tham gia giảng dạy bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Dân số viên hạng III có nhiệm vụ:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn hằng năm về dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác.
Tham gia xây dựng các đề án, dự án chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình của đơn vị.
Tham gia phân tích, tổng kết, đánh giá các nhiệm vụ chuyên môn về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn và truyền thông, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình theo chuyên môn.
Thực hiện hướng dẫn, theo dõi, giám sát chuyên môn các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học kỹ thuật về dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Tham gia giảng dạy chuyên môn, nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Dân số viên hạng IV có nhiệm vụ:
Tham gia xây dựng kế hoạch tác nghiệp về hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình tại địa bàn công tác.
Đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được phân công.
Thu thập thông tin, lập các báo cáo thống kê dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Thực hiện các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình theo chuyên môn.
Kiểm tra, giám sát chuyên môn việc thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn được giao.
Hướng dẫn nghiệp vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho cộng tác viên.
Học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
Xếp lương theo chức danh nghề nghiệp dân số
Theo Điều 9 của Thông tư, các chức danh nghề nghiệp dân số quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
Chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Chức danh nghề nghiệp dân số viên hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức dân số
Theo Điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Hồi tháng 2/2023, Nghị định số 05/2023/NĐ-CP của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Chính sách – Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Nghị định 05 bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề cho một số cán bộ y tế làm ở các cơ sở có mức phụ cấp ưu đãi nghề từ mức 40 – 70% lên mức 100%. Có thể nói, Nghị định này đáp ứng được việc cải thiện, hỗ trợ thêm cho cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch có một khoản phụ cấp để bù đắp lại những khó khăn, vất vả họ gặp phải trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, trong đội ngũ y tế cơ sở có một số lực lượng cũng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu. Và cả nhiệm vụ thường ngày của họ cũng gắn với y tế cơ sở thì không được hưởng, đó là đội ngũ cán bộ dân số làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Theo Nghị định 56, họ có phụ cấp ưu đãi nghề là 30%, trong khi Nghị định 05 chỉ áp dụng nâng phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ y tế đang được hưởng phụ cấp từ 40% trở lên. Điều này tạo ra sự thiệt thòi, cảm thấy bị phân biệt đối xử của những người trong quá trình hoạt động và đặc biệt trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19, như cán bộ dân số đã cùng đồng hành với đội ngũ y tế cơ sở và thực hiện nhiều nhiệm vụ.
Trong diễn biến liên quan, tại Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức chiều 6/8, bà Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết: Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi nghề gồm 6 mức, từ 20% đến 70%. Phụ cấp ưu đãi nghề phụ thuộc vào điều kiện lao động. Càng khắc nghiệt, nguy cơ lây nhiễm càng cao, càng đòi hỏi trình độ chuyên môn sâu thì mức độ phụ cấp ưu đãi nghề càng cao. Trước phản ánh của viên chức dân số rằng thực tế họ còn làm rất nhiều công việc chuyên môn y tế khác, bà Hương khẳng định đúng thật là như thế. Đồng thời lãnh đạo Bộ Y tế dẫn chứng, ngoài nhiệm vụ về dân số theo vị trí việc làm, thực tế viên chức dân số phải làm gần 10 việc khác: Chương trình y tế học đường, dinh dưỡng học đường, tiêm chủng,… “Rất nhiều nhiệm vụ chuyên môn y tế khác nhưng lại không được bổ nhiệm vào chức danh nghề chuyên môn y tế, dẫn đến không được hưởng phụ cấp đúng theo việc thực tế được làm”, bà Hương lý giải về việc viên chức dân số không được thụ hưởng Nghị định 05. |
Thứ trưởng Bộ Y tế: “Bổ nhiệm chức danh nghề mới được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề” Tại Chương trình “Cử tri hỏi, đại biểu Quốc hội trả lời” do Truyền hình Quốc hội Việt Nam tổ chức chiều 6/8, trả lời ... |
4 băn khoăn của viên chức dân số Nhiều độc giả là viên chức dân số mong muốn được ghi nhận và hưởng phụ cấp xứng đáng với những đóng góp của mình ... |
Viên chức dân số nói về bất cập khi chuyển đổi chức danh nghề Cán bộ dân số cho rằng: “Nghị định số 05 đã nói rõ, những viên chức thường xuyên trực tiếp làm chuyên môn y tế ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 21/01/2025 14:37
Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Sổ tay pháp luật - 18/01/2025 07:37
Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Thông tư 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Sổ tay pháp luật - 17/01/2025 15:21
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Sổ tay pháp luật - 17/01/2025 06:38
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Sổ tay pháp luật - 15/01/2025 11:12
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng
Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Pháp luật lao động - 13/01/2025 07:57
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
- Không khí lạnh mạnh tràn về đúng kỳ nghỉ Tết, ảnh hưởng thời tiết cả nước
- Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
- Tết sum vầy tại Quảng Trị: Thắp lửa yêu thương cho lao động khó khăn
- Chi thanh toán ngày phép năm chưa nghỉ cho NLĐ có được trừ khi tính thuế TNDN không?
- Đèn xanh còn 2 giây mà dừng có bị phạt không?
Linh Anh
Xét gì cũng phải xét về mọi mặt, trên thực tế cán bộ dân số đã làm thì đề nghị Bộ Y tế về đến cơ sở để làm rõ vấn đề này, Cán bộ dân số đã phải làm rất nhiều việc, xin các bộ ngành hãy đặt mình vào vị trí của cán bộ dân số
LY
Cần có sự nhìn nhận đúng đắn dự đóng góp của viên chức dân số trong gia đình y tế. Họ làm việc hết mình, đảm nhiệm nhiều chương trình y tế. Nhưng phụ cấp lại ngược lại với công việc.
Đinh Thị Mỵ
Tại sao ai cũng thấy bất cập và thiệt thòi cho dân số khi không được hưởng phụ cấp chống dịch. Phải chăng bộ y tế đang cố bảo vệ NĐ sai trái của mình mà không chịu đề xuất sửa đổi
Vũ Hường
Rất cảm ơn Báo Lao động đã đưa tin phản ảnh về những bất cập của NĐ 05, và những bức xúc của hàng chục nghìn viên chức Dân số trên cả nước. Sau buổi tọa đàm ngày 6.8.2023 do Đài Truyền Hình Quốc Hội sản xuất, những vấn đề mà Bà Liên Hương Thứ Trưởng Bộ y tế đã nêu để giải quyết những bức xúc của hàng chục nghìn viên chức Dân số trên cả nước . Chúng tôi khẩn đề nghị Bộ có văn bản chỉ đạo ngay các tỉnh triển khai việc tháo gỡ các vướng mắc, để ace Dân số yên tâm công tác.
Loan
Bất mãn và thật sự buồn cho các viên chức dân số
TRƯƠNG THỊ DUYÊN TRẠM Y TẾ THANH SƠN KIM BẢNG HÀ NAM
Mong rằng viên chức dân số chúng em không bị bỏ rơi. Cùng chung một ngôi nhà mà người được hưởng thì cười người ko được hưởng phụ cấp 100% thì rơi nước mắt
Phùng thị thanh
Công tác ds là QLNN, Sáp nhập về ubnd các cấp để thực hiện tốt công tác ds. Ko cần 05 bộ yte làm tốt việc của yte. Hãy trả họ về cho nhà nước
Diep Le
Cán bộ dân số về làm viên chức trạm y tế có quyết định bổ nhiệm, con dấu nhà nước hẳn hoi, chứ k phải họ xung phong đi làm Tình nguyện.
Hàng ngày được phân công như các Thành viên trong trạm làm đủ mọi việc khi có dịch lăn sả cùng ace chống dich, k có ai động viên,khi hêt dịch có tí phụ cấp thì lý do này nọ để gạt cán bộ dân số đi ko cho huởng.
Công ở đâu, lý chẳng thấy, bằng càng không có
Viêt Nam hỡi Quá bât công.
Làn sóng phản ứng không ít
Báo đài lên tiếng rầm rộ các nhà chức trách lảng tránh .Thử hỏi sau này những khi có lâm
nguy cần huy động toàn dân thì Sẽ sao đây?
Trần thị kim hoa
Cảm ơn báo tạp chí điện tử lao động và công đoàn đã phân tích sát đứng thực tế, thực trạng. Cùng một đất nước mỗi địa phương thực hiện khác nhau có tỉnh thì cán bộ dân số đã có mã V08... có tỉnh lại chưa có.....từ 10/2018 dân số sát nhập vào y tế làm chung dưới một mái nhà trạm y tế cùng làm như nhau, cùng chống dịch nhưng lại bị người mẹ( bộ y tế) bỏ quên khi tham mưu nghị định 05. Thật quá bất công cho dân số trên cả nước
Vu The Hung
Cám ơn Quý báo đã đồng hành cùng VCDS cả nước, cám ơn tác giả bài viết đã đi sâu, đi sát và phản ánh đúng thực tiên.