Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
Pháp luật lao động - 13/01/2025 07:57 MINH KHÔI
Nghị định 168: Mức phạt giao thông mới tăng đột biến, cao nhất lên tới 50 triệu đồng |
Nghị định 168/2024/NĐ-CP được ký ban hành ngày 26/12/2024 và có hiệu lực từ 1/1/2025. Văn bản này quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm và phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế Nghị định 100/2019 (đã sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021).
Điểm nhấn quan trọng là nghị định được ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn. Theo Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản theo trình tự này có thể có hiệu lực ngay sau khi được ký ban hành hoặc vào một thời điểm gần kề, miễn là được công khai trên cổng thông tin điện tử. Điều này hoàn toàn hợp pháp và đã được áp dụng cho các văn bản trước đây, điển hình như Nghị định 100/2019.
Công nhân lao động sau giờ tan ca. |
Đại diện Cục CSGT giải thích, việc ban hành Nghị định 168 mang tính khẩn cấp nhằm đáp ứng tình hình thực tế về trật tự, an toàn giao thông và thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025). Sau 5 năm áp dụng Nghị định 100/2019, thực tiễn phát sinh nhiều tình huống mới, đòi hỏi các quy định pháp luật phải được điều chỉnh để tăng tính răn đe và phù hợp với thực tiễn.
Nghị định này không chỉ tăng mức phạt đối với các hành vi cố ý vi phạm mà còn triển khai cơ chế trừ điểm trên giấy phép lái xe, cụ thể hóa các quy định mới nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong xử phạt vi phạm.
Những tranh cãi trên mạng xã hội về thời điểm hiệu lực của nghị định bắt nguồn từ sự nhầm lẫn với quy trình thông thường, vốn yêu cầu thời gian tối thiểu 45 ngày từ khi ký ban hành. Tuy nhiên, đối với trình tự rút gọn, nghị định có thể có hiệu lực ngay khi ban hành nếu cần thiết. Điều này đã được quy định rõ trong luật và là tiền lệ trong nhiều văn bản pháp luật trước đó.
Trao đổi với Tạp chí Lao động và Công đoàn, Thạc sĩ, luật sư Võ Công Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Công Khánh Luật, nhấn mạnh: "Nghị định 168 không chỉ hợp pháp mà còn là giải pháp cần thiết nhằm đối phó với tình hình giao thông hiện tại. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, các cấp chính quyền và cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người dân hiểu rõ các quy định mới".
Ngoài ra, theo vị luật sư, với tác động lớn của nghị định, người dân, đặc biệt là công nhân, người lao động – nhóm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các mức xử phạt tăng – cần được hỗ trợ tiếp cận thông tin qua các chương trình giáo dục, phổ biến pháp luật.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP là bước tiến quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông và nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông. Những thông tin trái chiều cho rằng nghị định vi phạm quy định về hiệu lực pháp luật đã được bác bỏ bởi các cơ quan chức năng, khẳng định tính đúng đắn và cần thiết của nghị định này trong bối cảnh hiện nay. Người dân cần tiếp cận thông tin một cách chính xác để thực hiện đúng các quy định và góp phần xây dựng văn hóa giao thông an toàn, lành mạnh.
Tổng hợp các lỗi bị trừ điểm giấy phép lái xe ô tô từ 1/1/2025 Từ 1/1/2025, ngoài mức phạt, nhiều lỗi vi phạm giao thông bị trừ điểm giấy phép lái xe 2-10 điểm được quy định cụ thể ... |
Che, dán biển số ô tô để tránh phạt nguội bị phạt 26 triệu đồng từ 1/1/2025 Kể từ 1/1/2025, hành vi che dán biển số, biển số bị che lấp sẽ bị phạt tiền 20-26 triệu đồng, tăng gấp hơn 6 ... |
Bỏ xe khi bị phạt lỗi vi phạm giao thông có thoát lỗi? Người vi phạm bỏ lại xe, không chấp hành quy định về xử phạt hành chính có thể bị phạt thêm tiền và chịu thêm ... |
- Nữ bếp trưởng nuôi quân chăm lo từng miếng ăn cho đồng đội
- Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?
- Hiệu quả ấn tượng của mô hình giảm cân an toàn, chuẩn y khoa quốc tế của Bệnh viện Tâm Anh
- Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm
- Gần 7.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, cần cảnh giác dịp Tết Nguyên đán