Thứ tư 24/04/2024 02:54

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ

An toàn, vệ sinh lao động - ThS. TRƯƠNG THỊ LY - Trường Đại học Công đoàn

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các làng nghề nói chung, làng nghề chế biến gỗ nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề về an toàn lao động (ATLĐ) và nguy cơ tai nạn lao động (TNLĐ). Vì thế, việc nhận diện các mối nguy và tìm ra giải pháp phòng ngừa TNLĐ tại các làng nghề chế biến gỗ có ý nghĩa quan trọng.
Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ
Nền nhà xưởng không sắp xếp gọn gàng là nguy cơ cháy nổ, điện giật tại các làng nghề gỗ. Ảnh: T. Ly.

Các mối nguy tại xưởng sản xuất trong làng nghề gỗ

Tiếp xúc với máy, thiết bị có nhiều yếu tố nguy hiểm

Tại các làng nghề gỗ hiện nay, máy móc đã được sử dụng phổ biến, như máy ráp, bào cuốn, máy xẻ, máy vanh dọc, máy cưa đĩa để bàn,... Việc trang bị máy móc là yêu cầu tất yếu giúp nâng cao năng suất lao động, giảm bớt công lao động và giảm giá thành sản phẩm. Song, bên cạnh những lợi ích mang lại, máy móc cũng gây ra hầu hết các TNLĐ trong xưởng gỗ. Khi máy móc không được che chắn cẩn thận, NLĐ có thể chạm phải những bộ phận nguy hiểm và bị chấn thương nghiêm trọng, đôi khi dẫn tới mất ngón tay hoặc chi trên.

Mặc dù máy móc đã được đưa vào sản xuất, nhưng nhìn chung công nghệ chế biến gỗ tại các làng nghề, đặc biệt trong hộ gia đình còn lạc hậu, sử dụng công nghệ, thiết bị máy móc đơn giản. Đa số máy móc sử dụng tại làng nghề gỗ có xuất xứ từ Trung Quốc, với mức giá rẻ dẫn đến thiếu an toàn, thiếu hướng dẫn kỹ thuật. Để hạn chế chi phí, nhiều cơ sở sản xuất tại làng nghề không đầu tư, mua sắm máy, thiết bị mới, hiện đại mà mua máy, thiết, phương tiện cũ, sử dụng lâu năm, hoặc mua máy phương tiện tự chế, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn khi đưa vào sử dụng.

Bụi gỗ và nguy cơ ô nhiễm môi trường, cháy nổ

Trong các công đoạn sản xuất gỗ, việc vận hành máy móc thường tạo ra rất nhiều bụi gỗ. Bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ, khoan, phay, vanh lộng, bào, chà nhám,…Tại những xưởng sản xuất, hình ảnh quen thuộc là bụi gỗ bám trắng các cánh cửa, lối ra vào cùng các vật dụng để gần đó. Những lúc người thợ làm việc, bụi gỗ bay tứ tung, tỏa ra môi trường xung quanh. Trong khi đó, các xưởng sản xuất tại làng nghề thường mang quy mô hộ gia đình, không có điều kiện lắp đặt hệ thống xử lý bụi, hoặc chủ yếu dùng các biện pháp thô sơ, tạm thời. Bụi từ quá trình sản xuất, chế biến bay vào không trung, là nguyên nhân gây ra ô nhiễm bụi tại các làng nghề gỗ. Các loại bụi gỗ rất độc hại, có thể gây nguy hiểm cho phổi, là nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản, bệnh viêm da và ung thư. Bên cạnh đó, bụi gỗ rất dễ cháy nên có thể gây ra hỏa hoạn hoặc nổ. Bụi gỗ cũng có thể gây trơn trượt trên sàn nhà gây ra TNLĐ.

Quá trình sản xuất gỗ còn tạo nên mối nguy từ mảnh bắn, như các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công hay các dụng cụ cắt kim loại, cắt gỗ, dụng cụ mài đánh bóng gỗ, đá mài, mùn cưa, dăm gỗ khi băm, các thanh gỗ, đầu gỗ, phôi gỗ khi gia công văng ra gây tai nạn.

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ
Không sắp sếp gọn gàng các sản phẩm gỗ cũng là nguy cơ mất an toàn lao động. Ảnh: T. Ly.

Nhà xưởng nhỏ hẹp, trơn trượt

Cũng như các làng nghề khác, các hộ sản xuất gỗ thường không có khu sản xuất riêng rẽ, mà nằm trong khu dân cư với không gian sản xuất pha trộn không gian sinh hoạt hằng ngày. Các cơ sở sản xuất gỗ tại các làng nghề thường được tận dụng bằng chính không gian sân, vườn ngay tại gia đình, thậm chí nhiều hộ còn sử dụng nhà của mình trực tiếp làm nơi sản xuất nên diện tích rất hạn chế.

Do nhà xưởng nhỏ, hẹp, các cơ sở sản xuất thường bố trí nguyên vật liệu, máy móc sản xuất xen lẫn nhau nên dễ dẫn đến trơn trượt và vấp ngã. Chủ yếu là vấp phải dây cáp, công cụ máy móc, mẩu gỗ thừa, bụi gỗ, rác, chất lỏng, sáp, chất đánh bóng hoặc mặt sàn trơn, không bằng phẳng hoặc bị hư hại. Khi bị trượt hoặc vấp ngã, thường NLĐ sẽ không làm chủ được tình hình. Nếu bị ngã, NLĐ có nguy cơ tiếp xúc với các máy móc không được che chắn kỹ càng, dẫn đến chấn thương nghiêm trọng. Ngay cả khi không tiếp xúc với các bộ phận nguy hiểm của máy, việc trượt và vấp ngã cũng có thể gây ra những chấn thương nặng.

Mối nguy từ rơi, đổ, sập

Đặc trưng nguyên vật liệu và sản phẩm trong sản xuất gỗ rất nặng, nên một trong những mối nguy nghiêm trọng nhất mà NLĐ tại các làng nghề gặp phải là rơi, đổ, sập. Do nhà xưởng sản xuất nhỏ hẹp, nguyên vật liệu và sản phẩm không được quy hoạch chỗ để, mà để ở bất cứ nơi nào có thể như ngay tại sàn thao tác, làm việc. Trong xưởng sản xuất, các hộ gia đình cũng ít có các xe vận chuyển mà vận chuyển bằng công cụ thô sơ và sử dụng sức người là chính, vì thế NLĐ đối diện với nguy cơ bị gỗ rơi đè vào người. Ngoài ra, không gian làm việc bừa bộn, dễ bị trượt ngã cũng khiến NLĐ đối diện với việc bị gỗ nguyên liệu hoặc sản phẩm gỗ thành phẩm rơi đổ vào người.

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ
Để phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất, người lao động cần sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang... Trong ảnh: Cơ sở chế biến gỗ tại huyện Ba Bể (Bắc Kạn). Ảnh: Hương Lan.

Một số giải pháp phòng ngừa TNLĐ tại làng nghề gỗ

Có thể thấy, NLĐ tại các làng nghề gỗ phải đối diện với rất nhiều mối nguy trong quá trình sản xuất. Vì thế, để đảm bảo an toàn cho NLĐ, các làng nghề gỗ cần áp dụng một số giải pháp phòng ngừa TNLĐ như:

Thứ nhất, tăng cường trang bị máy móc mới, hiện đại, an toàn

Với những lợi ích to lớn, máy móc ngày càng được đưa vào sử dụng trong quá trình sản xuất tại các làng nghề gỗ. Để hạn chế tình trạng TNLĐ do máy móc gây ra, các làng nghề gỗ cần thay thế việc mua máy giá rẻ, máy móc cũ, sử dụng lâu năm, thiếu hoặc hướng dẫn kỹ thuật không đầy đủ, máy móc và phương tiện tự chế, không rõ xuất xứ,…tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNLĐ bằng việc tăng cường trang bị máy móc mới, hiện đại, thiết bị có che chắn, bảo vệ xung quanh các bộ phận chuyển động, có hướng dẫn đầy đủ,…Và chỉ mua máy móc, thiết bị sau khi đã kiểm tra các điều kiện an toàn.

Thứ hai, sử dụng máy, thiết bị đúng kỹ thuật

Trong quá trình sản xuất, máy móc cần phải được sử dụng đúng chức năng, công suất, được quan tâm kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ nhằm hạn chế các sự cố bất thường dẫn đến tai nạn cho NLĐ.

Thứ ba, che chắn an toàn đối với các bộ phận chuyển động

Để phòng ngừa tai nạn khi tiếp xúc với bộ phận cắt, các máy móc cần có bộ phận che chắn và bảo vệ chắc chắn cho các phần nguy hiểm (như phần lưỡi cưa). Các bộ phận che chắn phải dễ dàng điều chỉnh, để có thể điều chỉnh sát tối đa với phần gỗ đang thao tác nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc với bộ phận cắt và loại trừ khả năng chạm phải lưỡi cắt.

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ
Cấp cứu bệnh nhân bị máy chế biến gỗ cắt lìa cánh tay trái tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Đoan Hùng, Phú Thọ). Ảnh: Thu Hường.

Thứ tư, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng nơi làm việc

Do đặc thù của sản xuất gỗ, việc tạo ra bụi gỗ là điều không thể tránh khỏi. Để hạn chế những nguy hại mà bụi gỗ gây ra, tại các xưởng sản xuất nên sử dụng hệ thống hút bụi kết nối với máy thu gom bụi khi máy vận hành. Bên cạnh đó, cần thay thế các biện pháp xử lý bụi thô sơ, tạm thời bằng việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi.

Trong quá trình sản xuất cũng cần thường xuyên thu gom bụi gỗ trên mặt sàn nhà để tránh bụi gỗ có thể gây trơn trượt. Luôn dọn dẹp xưởng gỗ sạch và gọn gàng, thu dọn đồ vật không cần thiết trên sàn nhà xưởng để tránh nguy cơ trơn trượt hoặc vấp ngã.

Các xưởng sản xuất cần dùng xe đẩy, xe kéo và các loại thiết bị vận chuyển có bánh xe để di chuyển vật liệu, sản phẩm. Cần sắp xếp hợp lý nơi làm việc, hạn chế di chuyển đồ dùng, nguyên vật liệu nhằm hạn chế rơi, đổ, sập vào NLĐ.

Nhận diện nguy cơ và các giải pháp phòng ngừa tại làng nghề chế biến gỗ
Trong quá trình sản xuất, máy móc cần phải được sử dụng đúng chức năng, công suất, được quan tâm kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ. Trong ảnh: Sản xuất gỗ tại Công ty Phú Đỉnh (Cụm công nghiệp Thanh An, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương). Ảnh: Tiểu My.

Thứ năm, trang bị và sử dụng thường xuyên phương tiện bảo vệ cá nhân

Hiện ở các làng nghề, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân rất hạn chế. Để phòng ngừa tai nạn trong quá trình sản xuất, NLĐ cần tăng cường sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay, kính bảo hộ, khẩu trang,…tránh hít phải bụi gỗ, bị bụi gỗ và các mảnh bắn văng vào mắt, văng vào các bộ phận khác trên cơ thể.

Chính quyền địa phương có các làng nghề cần tăng cường công tác quản lý ATVSLĐ, mở các lớp huấn luyện về ATVSLĐ, tăng cường tuyên truyền và cung cấp kiến thức cho người dân nhằm thay đổi nhận thức của NLĐ về ATLĐ, từ đó có thể nhận diện được các mối nguy hiểm trong công việc và biết cách phòng tránh, kiểm soát nhằm hạn chế TNLĐ có thể xảy ra. Đồng thời, cần quy hoạch đưa các xưởng sản xuất ra khỏi khu dân cư, khắc phục những hạn chế và nguy cơ tai nạn do yếu tố nhà xưởng chật hẹp gây ra.

Giải pháp cốt lõi để giảm thiểu nguy cơ, thiệt hại do cháy gây ra Giải pháp cốt lõi để giảm thiểu nguy cơ, thiệt hại do cháy gây ra

Công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) cho công trình xây dựng, nhà ở, đặc biệt là nhà cao tầng luôn là việc cần được ...

Nhận diện các yếu tố nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động Nhận diện các yếu tố nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động

Nhận diện các yếu tố nguy cơ, rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là việc rất cần thiết. Từ đó, có ...

Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 Giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn 2016 - 2020 Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã giải quyết cho 14.255 trường hợp được hưởng trợ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra

Bản tin công nhân ngày 23/4 gồm những nội dung chính sau đây: Nữ công nhân rút BHXH tới 4 lần vì mất việc; Vụ 7 công nhân thiệt mạng ở Yên Bái: Có thể đề nghị Bộ Công an phối hợp điều tra; Lưu ý cho người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần đi làm lại...

5 thoả thuận trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động bạn nên biết Tôi công nhân

5 thoả thuận trái pháp luật khi ký hợp đồng lao động bạn nên biết

Pháp luật luôn tôn trọng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng không phải thỏa thuận nào cũng được pháp luật thừa nhận. Tôi công nhân thông tin về 5 thỏa thuận trái luật mà người lao động nên biết trước khi đặt bút ký.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023 Infographic

Gần 7.400 vụ tai nạn lao động xảy ra trong năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh cho biết, trong năm 2023, cả nước đã xảy ra 7.394 vụ tai nạn lao động, giảm 324 vụ, tương ứng với 4,2% so với năm 2022. Số vụ tai nạn lao động này làm 7.553 người bị nạn, giảm 370 người, tương ứng với 4,7% so với năm 2022.
Bản tin công nhân: Không cho người lao động nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, doanh nghiệp bị xử phạt? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không cho người lao động nghỉ lễ dịp 30/4 - 1/5, doanh nghiệp bị xử phạt?

Bản tin công nhân ngày 22/4 gồm những nội dung chính sau: Đồng Nai có nhu cầu tuyển trên 35.000 lao động phục vụ sản xuất; Không cho người lao động nghỉ lễ dịp 30/4 và 1/5, doanh nghiệp bị xử phạt? Hàng vạn công nhân Nghệ An chào cờ, hát Quốc ca

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) là rất nghiêm trọng.

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động -

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

Cùng với các ngành, các cấp chính quyền Lâm Đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức nhiều hoạt động cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV) của người lao động (NLĐ) trong lĩnh vực sản xuất cà phê ở địa phương, như mở các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đánh giá rủi ro tại nơi làm việc... qua đó nhiều nông dân Lâm Đồng đã nắm bắt, áp dụng, bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động -

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

Dự án Vision Zero Fund (ILO VZF) đã tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tham vấn và triển khai thúc đẩy Chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam đặc biệt coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Công đoàn Việt Nam đặc biệt coi trọng công tác an toàn, vệ sinh lao động

Sau xây dựng và hầm mỏ, lao động trong ngành nông nghiệp là nhóm phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ có hại cho sức khỏe nhất; trong đó, lao động chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều nguy cơ và rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Xu hướng "nhà máy xanh": cải thiện sức khỏe người lao động, tăng đơn hàng

An toàn, vệ sinh lao động -

Xu hướng "nhà máy xanh": cải thiện sức khỏe người lao động, tăng đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp tại TP Đà Nẵng đang dần chú trọng đến việc xây dựng "nhà máy xanh", cải thiện môi trường làm việc, bảo vệ sức khỏe người lao động.