Người làm công tác ATVSLĐ: Cần những điều kiện gì?
Phóng sự điều tra - 20/07/2022 19:09 HOÀNG LINH
Đóng gói sản phẩm sợi tại Nhà máy sản xuất Polypropylene (PP) của Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Trà Ngân. |
Trả lời: Tại Khoản 1, 2, Điều 36, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016, bộ phận ATVSLĐ được quy định như sau:
“Căn cứ vào quy mô, tính chất lao động, nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, điều kiện lao động mà người sử dụng lao động phải bố trí người làm công tác ATVSLĐ hoặc thành lập bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ tại cơ sở. Theo đó:
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế, sản xuất hóa chất, sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại, sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim, thi công công trình xây dựng, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất, truyền tải và phân phối điện, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận ATVSLĐ bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 50 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 50 đến dưới 300 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng sử dụng trên 1.000 người lao động phải thành lập phòng ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất 03 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách.
2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1, Điều 36, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận ATVSLĐ tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 1.000 người lao động, phải bố trí ít nhất 01 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động, phải thành lập phòng ATVSLĐ hoặc bố trí ít nhất 2 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách”.
Huấn luyện kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho các an toàn, vệ sinh viên do Công đoàn Công ty Điện lực Bắc Giang tổ chức. Ảnh: Văn Vĩnh. |
Điều kiện của người làm công tác ATVSLĐ
Tại các Khoản 3 và 4, Điều 36, Nghị định số 39 cho thấy những điều kiện với người làm công tác ATVSLĐ, cụ thể:
“3. Người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2, Điều 36 phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
4. Người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ bán chuyên trách quy định tại các Khoản 1 và 2, Điều này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật;
b) Có trình độ cao đẳng thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật; có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở;
c) Có trình độ trung cấp thuộc các chuyên ngành khối kỹ thuật hoặc trực tiếp làm các công việc kỹ thuật; có 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở”.
Như vậy, với quy mô hơn 500 công nhân lao động, công ty lại hoạt động sản xuất hóa chất, do đó công ty bạn cần phải bố trí ít nhất 02 người làm công tác ATVSLĐ theo chế độ chuyên trách và các điều kiện cần cho người làm công tác ATVSLĐ được quy định chi tiết ở Khoản 3, Điều 36 của Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
Bạn Trần Gia Phú (Hải Dương) hỏi: Công ty tôi hiện có 7 người là an toàn, vệ sinh viên (ATVSV), tôi thấy nhiệm vụ của ATVSV là đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ của tổ họ phụ trách nói riêng và của công ty nói chung. Xin hỏi, có quy định nào về ATVSV, và các quyền khi tham gia mạng lưới ATVSV?
Trả lời: Luật ATVSLĐ năm 2015 đã quy định về ATVSV, cụ thể tại các Khoản 1, 2, 3 của Điều 74 như sau:
“1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một ATVSV kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV sau khi thống nhất ý kiến với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở.
An toàn, vệ sinh viên Công ty Eastech (Hải Dương) trao đổi với công nhân lao động các thông tin an toàn về máy móc. Ảnh: H. D. |
2. ATVSV là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật ATVSLĐ; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định ATVSLĐ và được người lao động trong tổ bầu ra.
3. ATVSV hoạt động dưới sự quản lý và hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, trên cơ sở quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV; phối hợp về chuyên môn, kỹ thuật ATVSLĐ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với người làm công tác ATVSLĐ hoặc bộ phận quản lý công tác ATVSLĐ, người làm công tác y tế hoặc bộ phận y tế tại cơ sở”.
Về các quyền của ATVSV
Tại Khoản 5, Điều 74, Luật ATVSLĐ cho thấy ATVSV có quyền sau:
“a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của ATVSV nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới ATVSV;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSV, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động”.
Tóm lại, những vấn đề bạn hỏi đều được nêu chi tiết tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 của Điều 74, Luật ATVSLĐ năm 2015.
Thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm về an toàn, vệ sinh lao động Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, mà Luật ATVSLĐ và một loạt ... |
Những bước tiến quan trọng về quyền được bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động Lịch sử đã chứng minh, những tư tưởng về quyền con người cũng như những quy định trong pháp luật về quyền con người, trong ... |
Tập huấn về mạng lưới an toàn vệ sinh viên năm 2022 cho cán bộ công đoàn Ngày 30/6, Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) năm 2022 cho ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng