Nghiên cứu khoa học “xếp ngăn kéo”
Cà phê tối - 17/02/2025 14:20 MỸ ANH
Cụ thể, khi Quốc hội thảo luận luật Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Giáo sư Nguyễn Anh Trí - nguyên Viện trưởng Huyết học truyền máu Trung ương có cho hay: “Phần lớn nghiên cứu khoa học chỉ ở trong ngăn kéo cho đến lạc hậu với thời cuộc và mục nát theo thời gian".
Tình trạng này không phải vấn đề mới mẻ trong dư luận xã hội, tuy nhiên, đây cũng là lần hiếm hoi, vấn nạn nghiên cứu khoa học cho có, không có đóng góp nhiều cho đời sống được gọi tên trong một phiên thảo luận Quốc hội. Thực tế, nghiên cứu khoa học vốn là phạm trù rộng, và bản thân việc nghiên cứu không thành công hay xếp ngăn kéo để làm nền tảng cho các công trình khác có thể tham khảo và phát triển là bình thường.
Tuy nhiên, rõ ràng, ý của đại biểu Trí là những nghiên cứu vô thưởng vô phạt, hoặc những nghiên cứu vì lý do nào đó không thể ứng dụng được vào đời sống và cứ xếp ngăn kéo cho tới khi lỗi thời. Hay tệ hơn là nghiên cứu cho có, nghiên cứu không phải để khai phá cái mới mà để chứng minh những thứ đã có sẵn trong đầu nghiên cứu viên. Cũng từ đó, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần miễn trừ trách nhiệm hình sự, dân sự với việc đầu tư và nghiên cứu khoa học.
Bởi, chỉ có chấp nhận rủi ro, nghiên cứu những thứ chúng ta chưa biết, kết quả có thể thành hoặc không mới mang lại những thành tựu mới mẻ. Bằng không, khi bắt buộc phải có kết quả giải ngân, chúng ta sẽ chỉ có những nghiên cứu mà nghiên cứu viên biết chắc kết quả. Hoặc nghiên cứu ra kết quả có thể ứng dụng mà không có cơ chế để khai thác.
Cụ thể hơn, tôi có một người bạn làm nghiên cứu giống ngô. Cậu ấy được đào tạo bài bản ở Anh, về Việt Nam với khát vọng chân thành là lai tạo được giống ngô mới từ các giống ngô bản địa có năng suất tốt, chống chịu cao cho “bà con mình”. Hơn 10 năm ròng, “ông Tiến sĩ Tây học” khiến gia đình và hàng xóm khó hiểu khi suốt ngày chân lấm tay bùn trên con xe wave chở hằm bà lằng các thứ phân bón, ngô… ngược xuôi khắp mọi miền Tổ quốc.
Cậu ấy thuê nhiều thửa ruộng ở nhiều nơi với khí hậu và thổ nhưỡng khác nhau để thử lai tạo các loại giống ngô. Để có tiền hoạt động cho dự án cá nhân này, cậu ấy đã làm giảng viên thỉnh giảng ở các trường đại học, viết các bài báo cáo khoa học cho các tạp chí quốc tế, nhận lương tư vấn cho các viện nghiên cứu giống…
Sau 10 năm, cậu ấy tạo ra được một loại giống ưng ý. Cậu ấy bán được một khoản tiền mà theo cậu chia sẻ là “hơn lãi ngân hàng một tí” (so với khoản tiền cậu ấy đầu tư 10 năm - PV). Tôi có hỏi, có khi nào cứ lai thử như thế mà 30 năm - 50 năm thậm chí không bao giờ ra được giống tốt không? Cậu ấy trả lời, hoàn toàn có thể. Và đó cũng là nỗi lo canh cánh trong lòng cậu suốt thời gian ấy.
Đó là ví dụ rõ ràng nhất về tính rủi ro của nghiên cứu khoa học. Có nhiều nhà khoa học chân chính đã dành cả đời cho công trình mà không ra sản phẩm như kỳ vọng. Tất nhiên, như đã nói, nghiên cứu khoa học là lĩnh vực rất rộng và có rất nhiều ngách khác nhau với đặc thù khác nhau. Và nghiên cứu càng rủi ro, kết quả mang về (nếu có) càng lớn. Bởi rủi ro nên ít người dám làm với tư cách cá nhân - như trường hợp bạn tôi.
Cũng vì thế, khi chính phủ chấp nhận “chi học phí” (như lời Thủ tướng Phạm Minh Chính) cho những nghiên cứu không thành là vô cùng quan trọng. Bởi nó là nền tảng cho các thành tựu lớn. Vì, số năm tháng làm việc nghiên cứu công trình lớn với đời người là ngắn. Số tiền mà cá nhân nhà khoa học có thể tự chi trả cũng rất ít. Nhưng nếu là một đội nhóm của nhà nước, với ngân sách đủ dùng cùng sự thông thoáng trong chính sách, chắc chắn, những nhà khoa học chân chính cùng tài năng của họ có thể tạo ra được những kết quả phi thường.
Và khi chúng ta chấp nhận rủi ro, chấp nhận đầu tư 100, chọn 10, lấy 1, là lúc chúng ta đã có thái độ đúng với khoa học. Điều này cũng không hề lãng phí bởi nó sẽ bớt tình trạng nghiên cứu “xếp ngăn kéo”. Cá nhân tôi cũng tin, không nhà khoa học chân chính nào không muốn nghiên cứu những công trình lớn, có thể ứng dụng vào đời sống; không nhà khoa học chân chính nào muốn làm những công trình cho xong để xếp ngăn kéo rồi lãng quên. Chẳng qua, họ không vượt qua được vòng cơm áo với đòi hỏi “thành phẩm” trong những đầu tư nghiên cứu.
Và, khi “điểm nghẽn” chính sách được “đả thông”, chắc chắn, các nhà khoa học sẽ yên tâm hơn, tận hiến hơn và “đã” hơn trong công việc của mình. Đó cũng là lúc, nhân dân có quyền kỳ vọng sẽ được thụ hưởng những thành quả từ các công trình khoa học “made in Viet Nam”.
Mỹ Anh
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Nghiên cứu khoa học “xếp ngăn kéo”, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
- Vui chơi Sun World Ha Long mùa xuân, không thể bỏ qua những trải nghiệm này
- Những nghệ sĩ “ngâm mình dưới nước”: Đời theo con rối mà vui
- Tinh gọn bộ máy giúp gỡ nghẽn thể chế
- Giá xe VinFast tại Mỹ bất lợi như thế nào nếu tổng thống Trump áp thuế nhập khẩu mới