Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp diễn ra như thế nào?

Thương lượng tập thể là một trong những quyền quan trọng của người lao động, được quy định cụ thể tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2019. Đây là quá trình đối thoại giữa tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động nhằm thống nhất các điều kiện lao động, tiền lương và phúc lợi.

Tại Điều 70 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp như sau:

Không được từ chối thương lượng

Khi có yêu cầu thương lượng tập thể của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu thương lượng tập thể theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Lao động 2019 hoặc yêu cầu của người sử dụng lao động thì bên nhận được yêu cầu không được từ chối việc thương lượng.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và nội dung thương lượng, các bên thỏa thuận về địa điểm, thời gian bắt đầu thương lượng.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, địa điểm và các điều kiện cần thiết để tổ chức các phiên họp thương lượng tập thể.

Thời gian bắt đầu thương lượng không được quá 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.

Thời gian thương lượng tối đa 90 ngày

Thời gian thương lượng tập thể không được quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đại diện người lao động tham gia họp thương lượng vẫn được hưởng lương.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp thông tin

Nếu có yêu cầu từ đại diện người lao động, trong 10 ngày, người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin liên quan, trừ bí mật kinh doanh, công nghệ.

Lấy ý kiến người lao động

Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức lấy ý kiến về nội dung thương lượng, đảm bảo không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở quá trình này.

Lập biên bản thương lượng

Việc thương lượng tập thể phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ nội dung đã được các bên thống nhất, nội dung còn ý kiến khác nhau. Biên bản thương lượng tập thể phải có chữ ký của đại diện các bên thương lượng và của người ghi biên bản. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở công bố rộng rãi, công khai biên bản thương lượng tập thể đến toàn bộ người lao động.

Thương lượng tập thể là cơ chế quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người lao động và tạo môi trường làm việc hài hòa, ổn định. Việc tuân thủ đúng quy trình không chỉ giúp tăng cường đối thoại giữa hai bên mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ lao động bền vững trong doanh nghiệp.

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là tổ chức đại diện cho người lao động, được thành lập dựa trên sự tự nguyện của ...

01 năm người lao động được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp mấy lần?

01 năm người lao động được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp mấy lần?

Người lao động 01 năm chỉ được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp 01 lần. Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả.
Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng điều kiện gì?

Người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng điều kiện gì?

Theo Điều 24 Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, người lao động được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động khi đáp ứng được một số điều kiện nhất định.
Từ 1/7/2025, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thay đổi ra sao?

Từ 1/7/2025, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu thay đổi ra sao?

Bắt đầu từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 sẽ có hiệu lực, mang lại một số thay đổi quan trọng liên quan đến trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Đây là một trong những điểm đáng chú ý, tác động đến nhiều người lao động có thời gian tham gia BHXH dài hơn mức tối thiểu để hưởng lương hưu tối đa.
Điều kiện và quy trình giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng

Điều kiện và quy trình giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng

Giới thiệu đoàn viên công đoàn vào Đảng là một nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn, góp phần xây dựng đội ngũ đảng viên chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển của Đảng và đất nước.
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ

15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ

Dưới đây là 15 quyền lợi mà lao động nữ được hưởng và người sử dụng lao động phải lưu ý.
Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp là tổ chức đại diện cho người lao động, được thành lập dựa trên sự tự nguyện của người lao động nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ. Đây là cầu nối quan trọng giúp người lao động thương lượng tập thể với doanh nghiệp về chế độ làm việc, lương thưởng và phúc lợi.
Hướng dẫn giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp

Hướng dẫn giải quyết hỗ trợ học nghề cho người lao động thất nghiệp

Hỗ trợ học nghề là một phần trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm tạo điều kiện cho người lao động mất việc làm có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp.
Hội đồng trọng tài lao động có thành viên từ công đoàn cấp tỉnh không?

Hội đồng trọng tài lao động có thành viên từ công đoàn cấp tỉnh không?

Số lượng trọng tài viên của Hội đồng trọng tài lao động được quy định tại Điều 185 Bộ luật Lao động 2019.
Tiêu chuẩn xét chọn vinh danh công nhân tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Tiêu chuẩn xét chọn vinh danh công nhân tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam sắp tổ chức Hội nghị toàn quốc biểu dương công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Danh sách 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam công bố. Vậy điều kiện, tiêu chuẩn nào để được xét chọn?
Những điểm cần biết về đối thoại tại nơi làm việc

Những điểm cần biết về đối thoại tại nơi làm việc

Đối thoại tại nơi làm việc là một trong những công cụ quan trọng giúp gắn kết người lao động và người sử dụng lao động, từ đó tạo ra môi trường làm việc công bằng, hiệu quả và bền vững.