Nặng nhọc nghề giáo viên mầm non
An toàn, vệ sinh lao động - 01/06/2024 19:15 Hà Vy
Lương giáo viên mầm non sau khi lương cơ sở tăng lên 1,8 triệu đồng |
Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động mới đây đã công bố kết quả đề tài khoa học: “Nghiên cứu hiện trạng điều kiện lao động của giáo viên bậc học mầm non làm cơ sở đề xuất xếp loại danh mục nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm” do TS. Nguyễn Thị Hiền làm chủ nhiệm.
Nghiên cứu này đã đưa ra nhiều cơ sở khoa học để kiến nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, đưa công việc đặc thù này vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại và đặc biệt nặng nhọc, độc hại.
Nghiên cứu tiến hành khảo sát điều kiện lao động của giáo viên mầm non đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Có thể bị stress từ cao đến rất cao
TS Nguyễn Thị Hiền - Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động - chủ nhiệm đề tài nghiên cứu cho biết, ngoài những yêu cầu về năng lực chung của giáo viên thì giáo viên mầm non (GVMN) còn phải thành thạo các năng lực chuyên biệt để đảm bảo thực hiện các hoạt động đặc thù trong nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.
GVMN phải có năng lực thích ứng nghề, chính điều này làm cho lao động của nghề GVMN đặc thù hơn giáo viên các bậc học khác.
Theo khảo sát của nhóm nghiên cứu, GVMN đi làm từ rất sớm để vệ sinh lớp học, chuẩn bị đón các con. Buổi chiều phải đợi khi nào phụ huynh đến đón trẻ xong mới được tan làm.
Nếu như các ngành nghề khác chỉ làm việc 8 tiếng/ngày thì giáo viên mầm non phải làm từ 9 - 11 tiếng/ngày. Buổi trưa hầu như các cô không được nghỉ ngơi vì phải trông cho trẻ ngủ, tranh thủ chuẩn bị sổ sách chuyên môn, bài học…
Vì thời gian eo hẹp nên GVMN rất ít khi có thời gian cho gia đình.
Các cô còn phải chịu tiếng ồn quấy khóc của trẻ, mùi nôn, trớ từ trẻ… Trẻ ở độ tuổi nhỏ rất hiếu động, dễ bị thương tích và giáo viên cũng là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên trước phụ huynh.
GVMN phải biết múa hát, chơi trò chơi… Khi tuổi còn trẻ, thể chất còn thích ứng được với yêu cầu của nghề. Nhưng khi đã lớn tuổi, bị hạn chế về sức khỏe, khả năng đáp ứng yêu cầu công việc cũng kém đi.
Công việc vất vả nhưng mức lương của giáo viên mầm non lại rất thấp. Với những trường ngoài công lập, dù mức lương cao hơn, nhưng yêu cầu của phụ huynh với giáo viên cũng cao hơn rất nhiều, áp lực bởi vậy cũng tăng lên nhiều lần.
|
Do đặc thù nghề nghiệp, giáo viên chấp nhận “về hưu non”, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề đời sống khi họ về hưu.
Theo thống kê, tính đến tháng 9/2018, cả nước có 52.238 GVMN đang làm việc theo chế độ hợp đồng lao động; số GVMN thiếu theo định mức là 65.065.
Hiện nay, tỉ lệ giáo viên/lớp đạt 1,84 đối với nhà trẻ; 1,79 đối với lớp mẫu giáo, 1,82 đối với lớp 5 tuổi. Nhiều địa phương vẫn thiếu GVMN, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu công nghiệp tập trung và những vùng có điều kiện kinh tế xã hội chậm phát triển; tỉ lệ giáo viên/lớp ở một số tỉnh vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (1,66), vùng Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (1,62) rất thấp, chưa đảm bảo đủ theo quy định hiện hành.
Năm học 2023 - 2024, tình trạng thiếu GVMN ở nhiều địa phương vẫn đang rất áp lực. Dù làm việc trong môi trường “mưa không đến mặt, nắng không đến đầu” và không có hóa chất độc hại, nhưng nhiều người cho rằng công việc của một GVMN phải chịu áp lực cao và có mức lương thấp. Họ phải chăm sóc trẻ nhỏ, một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, tinh tế và phải làm việc trong thời gian dài, cường độ cao.
Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của những GVMN.
GVMN làm việc trong môi trường nhiều tiếng ồn và áp lực. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mức lương trung bình của GVMN ở Việt Nam hiện nay là khoảng trên 5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thâm niên công tác, trình độ chuyên môn và vị trí công tác.
"Khảo sát sơ bộ công việc của GVMN, chúng tôi nhận thấy GVMN đã và đang tiếp xúc cũng như chịu tác động của các yếu tố rất đặc trưng của điều kiện lao động như: Tiếng ồn trong lớp học, căng thẳng mệt mỏi khi làm việc cả ngày, yêu cầu về mức độ trách nhiệm với công việc phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong giờ học, số lượng trẻ phải quản lý trong một lớp... Đây là các chỉ tiêu trong ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến người GVMN” – TS. Nguyễn Thị Hiền – chủ nhiệm đề tài cho biết.
Trên thế giới đã từng có nghiên cứu về vấn đề chung của nghề giáo viên, trong đó có GVMN. Công đoàn giáo dục một số nước cho biết, khối lượng công việc đang tăng lên về cả cường độ và số lượng. GVMN dành phần lớn thời gian (84,5%) giờ làm việc của họ để tiếp xúc trực tiếp với học sinh, nhiều hơn các cấp học khác.
GVMN tham gia khảo sát. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Tại Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã thực hiện khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy. Kết quả gần 10.700 ý kiến (96%) kiến nghị nữ giáo viên mầm non và 2.900 ý kiến (93%) đề nghị nữ giáo viên thể dục được nghỉ hưu sớm 5 năm so với Bộ luật Lao động quy định (nghĩa là ở tuổi 55) do đặc thù công việc căng thẳng, nặng nhọc.
Một số nghiên cứu trong nước cũng chỉ ra hiện tượng căng thẳng lo âu, stress, bị quá tải của GVMN với các tỷ lệ khác nhau và đây là một trong những yếu tố tạo nên gánh nặng lao động của người lao động nói chung và người GVMN nói chung. GVMN ở các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, đặc biệt khó khăn còn phải làm ngày hai buổi, trong điều kiện địa hình đi lại rất vất vả.
Nghiên cứu của Trịnh Viết Then cho thấy tình trạng stress ở GVMN: Có mức độ stress nhẹ (38,0%); stress trung bình (13,1%), stress cao (2,8%) và stress rất cao (0,6%).
Nghiên cứu của Lê Thị Hương (năm 2013) cho thấy phần lớn giáo viên có những biểu hiện ban đầu của stress nghề nghiệp như đau đầu, căng thẳng, mất tập trung, mệt mỏi không muốn làm việc, đôi khi có những hành vi gây hấn với trẻ.
Nghiên cứu của Phạm Thị Phương (năm 2016) cho thấy, giáo viên trường mầm non tư thục 93,6% stress ở mức trung bình, và có 9 giáo viên stress ở mức độ cao (6.4 %)….
GVMN thực hiện theo phương pháp đánh giá của nhóm nghiên cứu. Ảnh: Nguyễn Hiền |
Nghiên cứu của Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động trên 418 nữ GVMN trực tiếp đứng lớp trong các trường mầm non công lập đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam, 1 tỉnh miền núi. Trong đó, miền Bắc 120 giáo viên; miền Nam 119 giáo viên; miền Trung 134 giáo viên và miền núi 45 giáo viên.
Có 4 nhóm lớp gồm nhà trẻ, mẫu giáo bé; mẫu giáo nhỡ; mẫu giáo lớn ở 22 trường (miền Nam 5 trường, miền Bắc 7 trường, miền Trung 7 trường, miền núi 3 trường) tham gia khảo sát.
Các nhà quản lý của ngành giáo dục mầm non và các cô giáo mầm non trực tiếp đứng lớp phản ánh, họ không chịu ảnh hưởng nhiều về gánh nặng thể lực nhưng dưới điều kiện làm việc với tiếng ồn liên tục của trẻ trong ca làm viêc, số học sinh trong lớp đông, kết hợp với thời gian làm việc liên tục từ 9 – 11 tiếng/ngày sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến tâm sinh lý nói chung và thần kinh nói riêng.
Những chỉ số đáng lo ngại
Kết quả nghiên cứu tại các trường khảo sát cho thấy một số chỉ số đáng lo ngại.
Đó là, tiếng ồn tại môi trường làm việc của GVMN cao hơn tiêu chuẩn cho phép 15,08 dB. Về biến đổi hệ thần kinh trung ương: Phản xạ thính, thị vận động cao hơn tiêu chuẩn cho phép so với điều kiện làm viêc bình thường có mức điểm trung bình lần lượt là 3,52 ± 1,13 điểm; 3,42 ± 1,44 điểm tương đương điều kiện lao động loại IV.
Mức hoạt động não lực khi làm việc: Giảm dung lượng nhớ sau ca làm việc tương đương với điểm trung bình 3,73 ± 1,25 điểm tương đương điều kiện lao động loại IV.
Mức độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh: Thời gian chú ý sau ca làm việc tăng với điểm trung bình 3,67 ± 1,38 tương đương với điều kiện lao động loại IV. Số lần cúi gập thân mình trong ca trung bình là 188,51 ± 36,513 điểm nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Thời gian làm việc tương đương với điều kiện lao động loại III.
“Nhóm tác giả tiến hành đánh giá sơ bộ cho thấy GVMN có điều kiện kiện lao động tương đương với mức nặng nhọc - điều kiện công việc loại IV trong Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/2020 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH có hiệu lưc từ ngày 1/3/2021 và đề xuất các cơ quan quản lý xem xét đưa ngành GVMN vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” - TS. Nguyễn Thị Hiền chia sẻ.
Nam Định: Hỗ trợ giáo viên mầm non tư thục ở địa bàn khu công nghiệp Tuyển dụng giáo viên mầm non, nhân viên nuôi dưỡng, nhân viên văn thư Giáo viên mầm non - nghề nặng nhọc |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons
- "Ngôi nhà yêu thương" - Công đoàn Cơ sở Cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh