Nâng cao ý thức chủ động chấp hành pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
Công đoàn - 26/04/2024 19:15 Hà Vy
9 hoạt động lớn trong Tháng hành động An toàn, vệ sinh lao động 2024 |
Sáng ngày 26/4 tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Quốc gia Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phối hợp Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Dự Lễ phát động có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương.
Các đồng chí lãnh đạo thực hiện nghi thức phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024. Ảnh: Hải Nguyễn |
Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, chủ đề Tháng hành động ATVSLĐ năm 2024 là "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" nhằm thúc đẩy các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, hiệp hội, người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng quan tâm, thực thi nghiêm pháp luật về ATVSLĐ.
Đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại cơ sở thông qua các hoạt động cụ thể như cải thiện điều kiện lao động, rà soát, xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ; chăm sóc, nâng cao sức khỏe người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
TS. Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động cho biết, từ năm 2017, khi bắt đầu thực hiện Luật ATVSLĐ (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016), hằng năm, Chính phủ thay vì tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ vào tháng 3, đã chọn tháng 5 là Tháng hành động về ATVSLĐ, gắn với Tháng Công nhân.
Chủ để Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024 là "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" liên quan đến công tác ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Lễ phát động. Ảnh: Hải Nguyễn |
Qua chủ đề này, Chính phủ muốn gửi thông điệp đến công đoàn, doanh nghiệp, người dân các vấn đề trọng tâm của công tác ATVSLĐ cũng như các nội dung, giải pháp lớn triển khai hằng năm. Đặc biệt, triển khai Tháng hành động về ATVSLĐ phải gắn với hoạt động cụ thể, thiết thực như huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức và phải có hành động cụ thể để nhận diện nguy cơ mất an toàn, đi kèm với đó là giải pháp kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu được rủi ro và cải thiện điều kiện lao động liên tục.
Nhất là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19, bên cạnh các yếu tố vốn có trong môi trường lao động đã phát sinh trầm trọng hơn vấn đề tâm sinh lý lao động, căng thẳng tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của một quốc gia tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA)… và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
Việt Nam đang là điểm đến của các nhà đầu tư, nhà sản xuất các mặt hàng trong nhiều chuỗi cung ứng và được chọn là “cứ điểm sản xuất của các chuỗi cung ứng hàng hoá” cũng như là điểm đầu và điểm quan trọng của chuỗi cung ứng một số mặt hàng nông sản chủ lực như lương thực, thuỷ sản, rau củ quả, các mặt hàng nông sản khác và một số mặt hàng công nghệ, hàng tiêu dùng.
Do đó, các cơ sở sản xuất, cơ quan quản lý, chủ sử dụng lao động, bản thân NLĐ phải nhận thức được vai trò của công tác ATVSLĐ đối với việc duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá một cách bền vững và phục vụ cho tăng trưởng cũng như phát triển đất nước một cách ổn định và an toàn. Bởi lẽ ở một số chuỗi cung ứng, nhiều khâu chưa kiểm soát hết các yếu tố về môi trường, điểu kiện làm việc, gánh nặng nghề nghiệp. Ở đó, nhiều NLĐ đang được xếp vào khu vực phi kết cấu, không có quan hệ lao động, hợp đồng lao động dẫn đến nhiều quyền lợi của NLĐ, trong đó có quyền lợi được đảm bảo an toàn theo Hiến pháp năm 2013 chưa đầy đủ.
Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng Cờ thi đua cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác ATVSLĐ năm 2023. Ảnh: Hải Nguyễn |
Trong chuỗi cung ứng hàng công nghệ cao, mặt hàng mới phải dùng công nghệ mới, nguyên liệu mới... cũng chưa thể nghiên cứu, đánh giá hết các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến NLĐ nên quyền lợi của người lao động chưa đảm bảo. Rất nhiều bệnh nghề nghiệp mới phát sinh liên quan đến vật liệu mới, công nghệ mới nhưng chưa được nghiên cứu để kịp thời bổ sung là một ví dụ.
Còn nhiều nguy hiểm, có hại chưa được phát hiện, đánh giá mức độ gây ra những tác động đến sức khoẻ, nhiều lĩnh vực sản xuất điện tử phần mềm, gia công điện tử, gia công các sản phẩm dệt may, gia dày, điều kiện làm việc, sự tập trung lao động đang gây ra căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần, quan hệ xã hội của NLĐ nhưng chưa có giải pháp để chăm sóc, bảo vệ NLĐ đầy đủ, toàn diện và hiệu quả.
Chính vì vậy, trong Tháng hành động (tháng 5/2024), trên toàn quốc sẽ diễn ra các hoạt động như: Đối thoại của Hội đồng Quốc gia và cấp tỉnh về ATVSLĐ; thăm nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tổ chức các hoạt động thanh kiểm tra, tự kiểm tra tại doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, tổ chức các hoạt động dịch vụ ATVSLĐ; tổ chức khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác ATVSLĐ; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về ATVSLĐ; thực hiện các hoạt động chăm sóc, khám sức khỏe người lao động; rà soát xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn tại doanh nghiệp…
Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao Bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hải Nguyễn |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, năm 2023, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các cấp, các ngành đã phối hợp cùng tổ chức Công đoàn ban hành, triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, tổ chức các hoạt động, góp phần tạo việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, chăm lo toàn diện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, lao động. Tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiếp tục được kiểm soát; xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình, mô hình tiêu biểu về ATVSLĐ. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư cho công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động...
Phong trào thi đua đảm bảo ATVSLĐ phát triển mạnh trong các cấp công đoàn: có 21.795 công đoàn cơ sở tổ chức các phong trào thi đua về ATVSLĐ, với 1.348.950 người tham gia, có 89.755 sáng kiến cải thiện điều kiện lao động. Đã có 20.804 doanh nghiệp thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên, với 226.599 thành viên.
Hiện nay, số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều người sử dụng lao động chưa quan tâm, chú ý thực hiện quy định của pháp luật về quản lý, kiểm soát nguy cơ, rủi ro tại nơi làm việc; nhiều người lao động chưa được huấn luyện ATVSLĐ, thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn và tác phong công nghiệp còn rất hạn chế, chủ quan. Công tác thông tin, tuyên truyền ATVSLĐ cho khu vực không có quan hệ lao động đang bị hạn chế nhiều về nguồn lực. Chính quyền cơ sở ở một số nơi cũng chưa thực sự quan tâm, dành nguồn lực cho công tác ATVSLĐ.
Tại Lễ phát động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị các cấp, các ngành, các doanh nghiệp phối hợp với tổ chức Công đoàn, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về ATVSLĐ, Tháng Công nhân năm 2024. Công nhân, công chức, viên chức, người lao động trong mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần phát huy trí tuệ, sáng kiến, sáng tạo, thi đua lao động, sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...
Công nhân bị tai nạn lao động nhận phần quà từ Ban Tổ chức. Ảnh: Hải Nguyễn |
Chị Nguyễn Thị Thu Hương - công nhân Công ty Công ty CP TMTH Vĩnh Thịnh chia sẻ, năm 2021, trên đường đi làm, chị không may bị tai nạn giao thông. Hậu quả, chị bị cắt cụt 1/3 dưới đùi trái, tổn thương sức khỏe 65%. Hơn 3 năm nay, chị đã thấm thía nỗi đau tai nạn lao động, nhất là khi hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn. Gia đình chị làm ruộng, nuôi con nhỏ, kinh tế eo hẹp. Có thể nói, chị là lao động chính trong gia đình. Bị tai nạn lao động, cuộc sống gia đình chị càng khó khăn hơn.
Chị chia sẻ: "Tháng hành động về ATVSLĐ càng có ý nghĩa hơn với những người như chúng tôi không chỉ bằng phần quà ý nghĩa mà còn là việc làm cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động".
Dịp này, Ban Tổ chức đã trao 8 suất quà cho công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mỗi suất gồm tiền mặt 5 triệu đồng và hiện vật trị giá 500 nghìn đồng. Tổng LĐLĐ Việt Nam tặng cờ thi đua cho 5 tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào "Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm ATVSLĐ".
Video clip TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ nhấn mạnh ý thức chủ động chấp hành pháp luật ATVSLĐ:
Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, năm 2024 năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Tháng Công nhân có chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết" được các cấp công đoàn tập trung triển khai 4 nhóm nội dung hoạt động: Chương trình "Đưa nghị quyết đại hội vào cuộc sống"; "Đối thoại tháng 5"; "Tiếp xúc chuyên đề với cử tri công nhân"; "Cảm ơn người lao động"… Tổ chức "Tháng cao điểm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở"; tập trung nguồn lực, tạo bước đột phá về phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức kết nạp "Đợt đoàn viên tháng 5". Triển khai hoạt động tôn vinh công nhân lao động tiêu biểu có nhiều sáng kiến, sáng tạo, thành tích trong lao động, sản xuất; chương trình "Khỏe để lao động, sản xuất"; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phục vụ đoàn viên, công nhân viên chức lao động. |
Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn ... |
Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP ... |
Vụ 7 công nhân tử vong: Cần đảm bảo nguyên lý sửa chữa động cơ điện Theo chuyên gia, từ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong cho thấy, quá trình bảo dưỡng, sửa chữa ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 06:38
Nghĩa tình keo sơn ở Công đoàn Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội
Anh Trịnh Xuân Dũng - công nhân bán lẻ xăng dầu tại Petrolimex - Cửa hàng 83 - Chi nhánh Xăng dầu Hà Nội (Công ty Xăng dầu khu vực I - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) là một tấm gương yêu ngành, yêu nghề và nghị lực vượt lên số phận. Mỗi khi nghĩ về người đồng nghiệp này, trong tôi lại trào lên một cảm xúc khó tả.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 21/11/2024 06:05
Những trường hợp người lao động được từ chối việc phân công
Theo Bộ luật Lao động, có nhiều trường hợp người lao động được quyền từ chối làm việc mà quản lý, người sử dụng lao động phân công.
Kỹ năng cán bộ công đoàn - 20/11/2024 12:26
Chị Nguyễn Thị Thu Nhi – cán bộ công đoàn trách nhiệm và tâm huyết
Đảm nhận chức vụ Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Scavi Quảng Điền, đồng chí Nguyễn Thị Thu Nhi luôn dành thời gian gần gũi, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để tổ chức các hoạt động công đoàn, để lại nhiều dấu ấn trong công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động trong công ty.
Hoạt động Công đoàn - 20/11/2024 08:30
Cô giáo Trần Thị Bích Hồng - dấu ấn yêu thương của Trường THCS Phan Chu Trinh
Cô Trần Thị Bích Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Phan Chu Trinh (thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) dù mới đảm nhận vị trí Chủ tịch Công đoàn trường chưa lâu nhưng cô đã gieo những hạt mầm yêu thương, vun đắp nên một “vườn hoa Phan Chu Trinh” đoàn kết, tươi đẹp trong lòng mỗi thành viên. Dường như với cô, mỗi ngày trôi qua đều là cơ hội để lan tỏa sự ấm áp, sẻ chia và gắn kết mọi người.
Công đoàn - 20/11/2024 08:05
Người bán vé số dạo ở Bạc Liêu tham gia tổ chức Công đoàn
Cuối tháng 10 vừa qua, LĐLĐ huyện Phước Long (tỉnh Bạc Liêu) chính thức thành lập Nghiệp đoàn cơ sở bán vé số thị trấn Phước Long.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất