Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Phóng sự điều tra - TRẦN LƯU

Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo kê ngư trường…

Nước mắt giữa trùng khơi

Mới đây, Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Y Răn (SN 1991), Hồ Văn Tường (SN 1996), Bùi Công Danh (SN 1999), Trần Tiểu Điền (SN 1998), Nguyễn Tấn Lợi (SN 1998) cùng ngụ huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau để điều tra về hành vi cướp tài sản.

Trước đó, ngày 17/12/2023, tàu cá CM-02926-TS đang hoạt động trên vùng biển huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau thì bị nhóm của Nguyễn Y Răn đi xuồng máy tiếp cận tàu. Nhóm này dùng chai thủy tinh, cây gỗ tấn công ngư phủ và lấy đi một số tài sản.

Theo chủ tàu cá, các đối tượng còn hăm dọa sẽ chém chết nếu khai báo với cơ quan công an.

Đây là một trong số nhiều vụ việc tranh chấp ngư trường dẫn đến đốt tàu, cướp tài sản đang xảy ra trên vùng biển Cà Mau khiến ngư dân vô cùng lo lắng.

Theo đó, trên các vùng biển đã xuất hiện nhiều nhóm giang hồ rất manh động, thường xuyên gây chuyện, không cho ngư dân khai thác, có ý định độc chiếm ngư trường để cho thuê. Ngư dân muốn vào các khu vực này đánh bắt phải chung chi vài triệu đồng mới được đánh bắt.

Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ các vụ đâm tàu, cưỡng đoạt tài sản trên biển…

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Một phương tiện đánh bắt thủy sản tại vùng biển Cà Mau bị ném bom xăng gây cháy trước khi chìm xuống biển. Ảnh: Công an cung cấp.

Anh Tr.H.P. (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là chủ tàu cá CM-91296-TS, cho biết: khoảng giữa tháng 11 năm ngoái, trong một lần ra khơi đánh bắt, khi vừa thả được khoảng 30.000 con ốc thì có khoảng chục chiếc tàu vây quanh yêu cầu anh rút ốc, đưa ngư trường cho họ làm.

Anh P. không đồng ý thì bị các đối tượng bám theo hăm doạ, ngăn cản đến khi tàu bỏ neo mới chịu rời đi. Một lần khác diễn ra vào đầu tháng 12/2023, nhóm đối tượng này quay lại dùng tàu cá đâm va chạm gây hư hỏng tàu của anh P. và liên tiếp tấn công nhiều lần sau đó.

Cho đến đầu tháng 1 năm nay, có 4 đối tượng đi trên vỏ composite (phương tiện di chuyển trên sông) dùng chất cháy (nghi là bom xăng tự chế) ném vào cabin và các vị trí khác trên tàu cá của anh P., gây cháy rụi và chìm xuống biển.

Voice: Ngư dân kể về chuyện bị giang hồ tấn công trên biển

Theo anh P., gần đây, các đối tượng còn ngang nhiên chiếm luôn ngư trường mà anh và đồng nghiệp đang đánh bắt để liền một dải khai thác. Bọn chúng muốn độc chiếm hết, ai muốn vào khai thác phải chung chi.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau
Ngư dân bàng hoàng khi nhớ lại những lần bị tấn công trên biển. Ảnh: P.V.

Một vụ việc khác xảy ra vào ngày 17/12/2023, tàu cá CM-02926-TS đang hoạt động trên vùng biển (cách cửa biển Đá Bạc khoảng 04 hải lý về hướng Tây) thì bị một người tên Lợi, ở xã Khánh Bình Tây Bắc đi trên phương tiện vỏ composite tiếp cận, ném chai bia và vỏ ốc bẫy mực vào tàu cá.

Đến 15 giờ cùng ngày, có 06 người đi trên vỏ composite tiếp cận, dùng gậy đánh bị thương các thuyền viên trên tàu cá CM-02926-TS, đồng thời lấy đi khoảng 08kg mực khô, 01 tay lái tàu, ước thiệt hại khoảng 8.000.000 đồng.

Qua công tác điều tra, ngày 21/12/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Nguyễn Y Răn. Đến ngày 04/01/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời tiếp tục ra Quyết định khởi tố 05 bị can có liên quan. Hiện công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý nghiêm các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật…

Thành lập nghiệp đoàn, đoàn kết để ra khơi

Theo UBND tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây, tình trạng tranh chấp ngư trường để khai thác thủy sản trên vùng biển của tỉnh Cà Mau có chiều hướng gia tăng.

Trước đây xung đột quyền lợi trên biển chủ yếu xảy ra tranh chấp giữa nghề lưới kéo (cào) với nghề ốc bẫy mực (do cào làm hư ốc bẫy mực), hoặc tình trạng trộm cắp ốc bẫy mực (dùng phương tiện tốc độ cao, lợi dụng ban đêm lấy trộm ốc bẫy mực). Nhưng hiện nay đã phát sinh thỏa thuận giữa nhóm tàu cào với tàu ốc bẫy mực, dần dần đã dẫn đến dấu hiệu chiếm ngư trường trái phép để trục lợi (nhóm tàu ốc bẫy mực chiếm dụng ngư trường sau đó thu tiền rồi cho nhóm tàu cào vào khai thác). Ngoài ra, trong quá trình chiếm ngư trường trái phép, các tàu cùng làm nghề ốc bẫy mực cũng đã mâu thuẫn với nhau. Thêm vào đó đã có xuất hiện các nhóm người (xã hội đen) sẵn sàng dùng vũ lực, hung khí trên biển để tranh giành ngư trường.

Từ nhận định trên cho thấy, tình hình an ninh trật tự trên vùng biển tỉnh Cà Mau đang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng gia tăng trong thời gian tới, đòi hỏi các ngành chức năng phải thường xuyên theo dõi sát diễn biến, tình hình tại địa bàn cơ sở, để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh; đồng thời cần xử lý nhanh, dứt điểm các vụ việc đã xảy ra, nhằm răn đe, ổn định tình hình an ninh trật tự trên các vùng biển, giúp ngư dân yên tâm sản xuất.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau
Tàu cá neo đậu ở Cà Mau. Ảnh: P.V.

UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan quyết liệt triển khai các giải pháp để ngăn chặn. Trong đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh đẩy nhanh hơn nữa lộ trình cắt giảm tàu cá làm các nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái (như nghề te). Đồng thời, rà soát đề xuất bổ sung khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn trên địa bàn tỉnh, để xin ý kiến Bộ, ngành Trung ương, làm cơ sở trình UBND tỉnh ban hành quy định cấm theo thẩm quyền của địa phương.

UBND tỉnh Cà Mau cũng kiến nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các lực lượng chức năng trên biển (Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, Kiểm ngư,...) tổ chức, phối hợp, hỗ trợ tỉnh trong việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhất là các khu vực thường xuyên xảy ra tranh chấp ngư trường, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm, không để tình hình tranh chấp gia tăng, phức tạp, gây mất an ninh, trật tự trên biển.

Theo LĐLĐ tỉnh Cà Mau, những ngư dân sống bằng nghề khai thác thủy hải sản phần lớn là lao động địa phương thuộc các huyện ven biển. Bên cạnh đó, còn có một số lao động từ những địa phương khác đến Cà Mau qua các chuyến đánh bắt.

Thời gian tới, LĐLĐ tỉnh khẩn trương tiến hành các bước có liên quan để sớm thành lập nghiệp đoàn nghề cá trên địa bàn tỉnh. Khi tham gia nghiệp đoàn nghề cá, các đoàn viên sẽ được bảo vệ, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đặc biệt là mối quan hệ hài hòa lợi ích giữa chủ tàu và ngư dân sẽ được đảm bảo.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có khoảng 5.000 tàu đánh bắt thủy hải sản, việc thành lập nghiệp đoàn nghề cá là vô cùng cần thiết, hơn nữa nguồn lực để phát triển đoàn viên hiện nay là rất lớn…

Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi UBND tỉnh Cà Mau về việc xử lý tình trạng tranh chấp ngư trường trên vùng biển tỉnh này.

Theo đó, để ngư dân yên tâm khai thác thuỷ sản trên biển, đảm bảo an toàn cho người, tàu cá và thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật, đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang tập trung nỗ lực gỡ thẻ vàng của Ủy ban Châu âu (EC) về chống khai thác IUU (khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định - PV), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh đẩy nhanh quá trình điều tra, xác minh, xử lý nghiêm đối tượng theo quy định của pháp luật để kịp thời răn đe, chấm dứt các hành vi vi phạm.

Tập trung nguồn lực, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại khu vực, ngư trường thường xuyên xảy ra tranh chấp thời gian qua; Kiểm tra, kiểm soát tàu cá, nghề khai thác thuỷ sản đảm bảo đúng theo quy định về phân vùng hoạt động, ngư cụ được phép sử dụng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho ngư dân.

Hướng dẫn ngư dân tổ chức khai thác thuỷ sản theo tổ, đội để kịp thời hỗ trợ lẫn nhau, cũng như hướng dẫn các biện pháp đấu tranh, tố giác tội phạm khi khai thác thuỷ sản trên biển.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND tỉnh Cà Mau báo cáo kết quả triển khai và xử lý về bộ.

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận đỡ đầu con ngư dân tại Bình Định Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhận đỡ đầu con ngư dân tại Bình Định

Chiều 21/8, tại thành phố Quy Nhơn, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thuộc Quân chủng Hải quân đã phối hợp với Tỉnh ủy, ...

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Nhận đỡ đầu con ngư dân tại Tiền Giang, Bến Tre Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Nhận đỡ đầu con ngư dân tại Tiền Giang, Bến Tre

Vừa qua, tại TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre) và TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn thuộc Quân ...

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam thăm gia đình ngư dân gặp nạn trên biển Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam thăm gia đình ngư dân gặp nạn trên biển

Sau khi biết tin về vụ việc 2 tàu cá tỉnh Quảng Nam bị chìm trên khu vực đảo Song Tử Tây, lãnh đạo Nghiệp ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phóng sự điều tra -

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phóng sự điều tra -

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Phóng sự điều tra -

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Phóng sự điều tra -

Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động

Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Pháp luật lao động -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động

Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt Podcast

Những người thầy đặc biệt của học sinh đặc biệt

Hành trình 30 năm từ những ngày đầu gian khó, đến những trái ngọt hôm nay là những kỷ niệm khó quên với các thầy, cô giáo tại Trường Nuôi dạy trẻ khiếm thị Hải Phòng.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới Video

“Thủ lĩnh” tuyên giáo công đoàn phải có tư duy và tầm nhìn đổi mới

Sáng 8/11, tại TP. Vinh, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho các Trưởng ban Tuyên giáo Công đoàn.

Đọc thêm

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Những điểm bất hợp lý từ công văn trả lời của Sở Y tế tỉnh

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có công văn trả lời tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ việc điều động bác sĩ Lê Khắc Thu tại Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong nội dung mà cơ quan này cung cấp so với thực tế diễn ra.

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Phóng sự điều tra -

Công ty CP Môi trường xanh Friendly lại thất hẹn trả nợ lương người lao động

Đến nay đã hết thời hạn khắc phục sai phạm nhưng Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly vẫn chây ì khoản nợ lương người lao động.

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức

Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Phóng sự điều tra -

Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh

Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Phóng sự điều tra -

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Phóng sự điều tra -

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản”. Sau bài viết này, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp với Công ty Igarten hoàn tất các thủ tục, chi trả quyền lợi thai sản cho người lao động.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Liên quan quyết định điều động bác sĩ Lê Khắc Thu đi cơ sở, ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Về mặt nguyên tắc và khi điều động mà người ta đang đi điều trị bệnh là sai, không hợp lý, hợp tình”.