Kinh nghiệm từ vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng

Sổ tay pháp luật - ĐỖ LÂM

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói về quá trình hỗ trợ pháp lý cho người lao động (NLĐ).

Vừa qua, với sự hỗ trợ pháp lý của cán bộ công đoàn, một NLĐ khởi kiện tại Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và thắng kiện Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3.

Sau phiên toà, chúng tôi có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về quá trình cũng như kinh nghiệm khi tham gia giải quyết vụ việc này.

Để người lao động tin ở công đoàn
Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn đại điện công đoàn tham gia giải quyết vụ việc theo ủy quyền của ông Lưu Chí Hiếu. Ảnh: NVCC

PV: Được biết đồng chí là người vừa tham gia bảo vệ quyền lợi cho ông Lưu Chí Hiếu tại TAND thị xã Phú Mỹ, đồng chí nhận định về vụ việc này như thế nào?

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn - Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đây là vụ việc tranh chấp lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ), tuy nhiên nội dung sự việc không chỉ nằm trong quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ) mà cả pháp luật chuyên ngành về An toàn, vệ sinh lao động.

Quá trình giải quyết, do nghiên cứu chưa sâu đã có nhầm lẫn khái niệm “tai nạn” và “tai nạn lao động” quy định tại các văn bản pháp luật dẫn đến xu hướng các bên áp dụng quy phạm pháp không đúng bản chất của tình tiết trong vụ việc, gây xung đột, phức tạp giữa cá nhân NLĐ và doanh nghiệp về quyền và lợi ích.

Trong đó có nhiều quan điểm nhìn nhận còn “trái ngược” giữa các bên về tai nạn lao động và bệnh lý, hay quy trình, thủ tục, hồ sơ liên quan… dẫn đến quá trình giải quyết vụ việc kéo dài, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi và cả cuộc sống của NLĐ.

Cụ thể, ông Lưu Chí Hiếu bị đột quỵ trong thời gian đang làm việc, được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa từ ngày 03 đến ngày 05/6/2021 nhưng mãi đến ngày 17/7/2023 ông Hiếu mới được Bệnh viện này cấp Giấy chứng nhận thương tích theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT, ngày 28/9/2001 của Bộ Trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ bệnh án để làm cơ sở giám định y khoa.

Hay việc Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 căn cứ vào Giấy ra viện ngày 08/6/2021 của Bệnh viện 115 và tóm tắt bệnh án ngày 21/01/2022 của Bệnh viện Bà Rịa cấp cho ông Hiếu; căn cứ dữ liệu chấm công của Công ty, ông Hiếu không có mặt tại nơi làm việc trong thời gian từ ngày 04/6/2021 đến ngày 07/6/2022 (12 tháng) để ban hành quyết định đơn phương chấp dứt HĐLĐ với ông Hiếu từ ngày 08/6/2022, theo điểm b khoản 1 Điều 36 BLLĐ trong khi đó thời gian này ông Hiếu đang tiếp tục điều trị bệnh do tai nạn lao động và cũng không báo trước cho cho ông Hiếu theo quy định tại khoản 2 điều này.

Đồng thời, phải chờ sau khi có một số văn bản trả lời, hướng dẫn, yêu cầu của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền như: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bà Rịa – Vũng Tàu; Trung tâm Giám định Y khoa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đến ngày 31/3/2022 Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 mới tiến hành sửa đổi, bổ sung biên bản điều tra tai nạn lao động đối với ông Lưu Chí Hiếu và kết luận: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”.

Đặc biệt, ông Hiếu bị tai nạn lao động, liệt nửa người, đang điều trị bệnh trong thời gian dài nhưng chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình mà đáng lẽ Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã phải chi trả theo pháp luật an toàn, vệ sinh lao động thì bất ngờ lại nhận được quyết định chấm dứt HĐLĐ.

Qua thời gian dài liên hệ với đại diện Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 và một số cơ quan liên quan nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, gia đình ông Lưu Chí hiếu đã phải gửi đơn khởi kiện đến TAND thị xã Phú Mỹ, yêu cầu Công ty này hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật và bồi thường cho ông Hiếu theo quy định.

Vụ NLĐ thắng kiện hơn 725 triệu: Để NLĐ tin ở Công đoàn
Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, đại điện công đoàn tham gia giải quyết vụ việc theo ủy quyền của ông Lưu Chí Hiếu. Ảnh: NVCC

PV: Cơ duyên nào gia đình ông Lưu Chí Hiếu biết đến tổ chức Công đoàn để nhờ cậy, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn: Có lẽ vì hoạt động Công đoàn Việt Nam nói chung và Công đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng thời gian qua đã tạo được niềm tin cho đoàn viên, NLĐ để khi gặp khó khăn, họ sẽ nghĩ đến là chỗ dựa vững chắc. Tôi chỉ là người được LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công trực tiếp tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho gia đình ông Lưu Chí Hiếu trong giải quyết vụ việc phức tạp này.

Bởi trước đó, hàng năm các cấp công đoàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức tập huấn giải quyết tranh chấp lao động, tư vấn pháp luật và phân công cán bộ công đoàn tham gia giải quyết hàng trăm vụ việc tranh chấp lao động.

Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, tôi cùng các cán bộ Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động đã được cơ quan phân công đại diện theo yêu cầu của NLĐ tham gia tố tụng giải quyết gần 100 vụ án sơ thẩm, phúc thẩm tranh chấp lao động tại TAND cấp huyện, cấp tỉnh.

Đồng thời, qua công tác tuyên truyền và các vụ việc cụ thể có đại diện công đoàn tham gia giải quyết đều được các cấp công đoàn thông tin đến đông đảo đoàn viên, NLĐ; nhiều vụ án cũng được các cơ quan báo chí truyền thông rộng rãi nên NLĐ cũng biết về công đoàn ngày càng nhiều hơn.

Vụ NLĐ thắng kiện hơn 725 triệu: Để NLĐ tin ở Công đoàn
Ông Lưu Chí Hiếu (áo màu cam) tham dự phiên tòa xét sử sơ thẩm vụ án. Ảnh: NVCC

PV: Đồng chí có thể chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tham gia và kết quả giải quyết vụ án này?

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn: Thuận lợi nhất là tôi được đào tạo chuyên sâu về pháp luật lao động, pháp luật an toàn, vệ sinh lao động, pháp luật công đoàn; thường xuyên được Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ tỉnh đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các quy định pháp luật có liên quan, cả việc tham gia tố tụng tại tòa án; đồng thời là báo cáo viên pháp luật của tỉnh, Hội thẩm Nhân dân Tòa án tỉnh nên cũng thường xuyên tham gia tập huấn, báo cáo các chuyên đề về pháp luật lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động.

Khi tham gia vụ án này tôi đã có thời gian làm việc khá lâu tại Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh, Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; công việc chuyên môn, môi trường làm việc tiếp xúc thường xuyên với quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, với giải quyết tranh chấp lao động nên cũng có phần am hiểu pháp luật lao động. Đồng thời tôi cũng tích lũy được một số kinh nghiệm, kỹ năng giải quyết các vụ việc tranh chấp lao động.

Cùng với đó, để đáp ứng yêu cầu công tác công đoàn trong tình hình mới khi quan hệ lao động ở ngoài khu vực nhà nước ngày càng phức tạp, tôi đã tham gia học và hoàn thành chương trình đào tạo nghề Luật sư do Học viện Tư pháp tổ chức nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng phục vụ chuyên môn tốt hơn.

Tuy nhiên, tham gia giải quyết vụ việc tranh chấp của ông Lưu Chí Hiếu lần này cũng gặp không ít khó khăn, nhất là áp lực về mặt thời gian, khi gia đình ông Hiếu gửi đơn yêu cầu đến LĐLĐ tỉnh chỉ trước ngày mở phiên tòa chưa đến 15 ngày.

Đồng thời trước khi gửi đơn yêu cầu công đoàn làm đại diện tại tòa án, gia đình ông Hiếu đã gửi hồ sơ đến một số văn phòng luật sư có uy tín trong tỉnh nhưng đều bị từ chối yêu cầu làm đại diện theo ủy quyền hoặc chấm dứt hợp đồng ủy quyền đã giao kết vì những lý do khác nhau.

Trong khi đó, vụ việc này đã xảy ra từ lâu, các cơ quan chức năng có liên quan cũng đang có nhiều quan điểm chưa thống nhất, nhận định khác nhau. Phía Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 mặc dù đã có biên bản điều tra tai nạn lao động, có kết luận rõ ràng nhưng vẫn cho rằng trường hợp ông Hiếu là bệnh lý; đồng thời không cử lãnh đạo tham gia phiên tòa mà thuê luật sư tranh tụng tại phiên tòa.

Mặt khác, là cán bộ công đoàn kiêm nhiệm việc nhận ủy quyền của NLĐ vừa phải làm công việc chuyên môn vừa phải bố trí thời gian nghiên cứu chuyên sâu vụ án, nhất là các kỹ năng phân tích, tổng hợp, nhận định trong nghiên cứu hồ sơ cũng như tranh luận, trình bày luận cứ tại phiên tòa. Đặc biệt là quá trình trao đổi, nắm thông tin, tài liệu chứng cứ từ ông Hiếu cũng gặp khó khăn khi sức khỏe của ông chưa bình phục. Trong thời gian quá ngắn phải tìm kiếm các văn bản, chứng cứ có liên quan đến vụ án mà phía gia đình ông Hiếu chưa thu thập được cũng là một áp lực lớn.

Với những cố gắng, nỗ lực của gia đình ông Hiếu, sự hỗ trợ giúp đỡ của công đoàn, cùng sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan thông tấn, báo chí đã cung cấp nhiều chứng cứ, thông tin đa chiều… làm cơ sở vững chắc để qua 3 lần tổ chức phiên tòa và nghị án kéo dài (từ ngày 12 đến 18/10), Hội đồng xét xử sơ thẩm TAND thị xã Phú Mỹ đã đưa ra kết luận công tâm, đúng người, đúng việc.

Cuối cùng TAND thị xã Phú Mỹ đã tuyên: hủy Quyết định chấm dứt HĐLĐ của Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đối với ông Hiếu; buộc Công ty này phải nhận ông Hiếu vào làm việc trở lại và sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh, phải chi trả cho ông Hiếu hơn 725 triệu đồng (gồm 17 tháng lương từ tháng 7/2022 đến nay và bồi thường 2 tháng lương do việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật).

Vụ NLĐ thắng kiện hơn 725 triệu: Để NLĐ tin ở Công đoàn
Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn cùng ông Lưu Chí Hiếu sau một lần đến tòa án giải quyết vụ việc. Ảnh: NVCC

PV: Đâu là bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ án này, thưa đồng chí?

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn: Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ là nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động. Mong rằng qua vụ việc này, phía người sử dụng lao động cần có sự trao đổi, thông tin với các cơ quan chức năng và tổ chức Công đoàn về các vụ việc tranh chấp lao động phức tạp, kéo dài để cùng phối hợp giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi cho cả NLĐ và doanh nghiệp. Tăng cường công tác đối thoại, hòa giải giữa các bên trong quan hệ lao động.

Doanh nghiệp và NLĐ cũng cần quan tâm hơn, chú trọng tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về lao động nói riêng để thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ lao động, nhất là việc giao kết, thực hiện và chấm dứt HĐLĐ.

Đối với các cấp công đoàn cần tăng cường truyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, NLĐ để có thể bảo vệ mình trong quá trình giao kết và thực hiện HĐLĐ. Đồng thời công đoàn, nhất là công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp phải chủ động nắm chắc tình hình quan hệ lao động, những tranh chấp xảy ra trong đơn vị; kịp thời tư vấn, hỗ trợ NLĐ và tham gia giải quyết tranh chấp ở cơ sở ngay khi mới phát sinh; báo cáo kịp thời cho công đoàn cấp trên khi đã giải quyết nhưng chưa ổn thỏa hoặc những vụ việc phức tạp, kéo dài.

Còn với NLĐ cũng nên chủ động phản ánh, bày tỏ những khó khăn, vướng mắc của mình trong quan hệ lao động kịp thời với công đoàn. Khi có tranh chấp lao động xảy ra cần sớm thông tin và tìm đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

PV: Xin cảm ơn đồng chí!

Đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chia sẻ về vụ việc.

Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công cán bộ công đoàn tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp ...

Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động? Ai bảo vệ cán bộ công đoàn khi cán bộ công đoàn bảo vệ đoàn viên, người lao động?

Trong thực tế nhiều cán bộ công đoàn vẫn phải chịu các hành vi phân biệt đối xử mà không được bảo vệ như bị ...

Công đoàn giúp NLĐ thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng Công đoàn giúp NLĐ thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Ngày 18/10, Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã tuyên án, chấp nhận yêu cầu khởi ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Pháp luật lao động -

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.