Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng

Sổ tay pháp luật - ĐỖ LÂM

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công cán bộ công đoàn tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) tại phiên tòa xét xử vụ tranh chấp lao động, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng.
Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng
Cán bộ công đoàn Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tranh luận tại phiên tòa. Ảnh: NVCC

Đòi bồi thường hơn 1,17 tỉ đồng vì bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Là người được LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phân công đại diện tổ chức Công đoàn tham gia tố tụng dân sự giải quyết vụ án lao động, đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động cho biết, chiều 12/10, Tòa án Nhân dân (TAND) thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã mở phiên tòa xét xử vụ tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) giữa NLĐ và Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ (gọi tắt là Công ty BOT Phú Mỹ 3).

NLĐ trong vụ tranh chấp lao động này là ông Lưu Chí Hiếu (sinh năm 1973, địa chỉ phường Long Tâm, TP.Bà Rịa), kỹ thuật viên vận hành, làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 từ ngày 02/10/2006.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 03/6/2021 ông Hiếu đang làm việc tại Công ty BOT Phú Mỹ 3 thì xảy ra tình trạng chóng mặt. Ông Hiếu được đưa đến phòng y tế của Công ty chăm sóc, nghỉ ngơi và sau đó trở lại làm việc.

Đến 14 giờ cùng ngày, ông Hiếu lại bị chóng mặt và được nghỉ ngơi tại phòng y tế của Công ty; khoảng 15 giờ 40 phút, ông Hiếu phát hiện tay phải không sử dụng linh hoạt được so với tay trái. Đến 16 giờ 46 phút, ông Hiếu được đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ. Đến 17 giờ 30 phút gia đình chuyển ông Hiếu tới Bệnh viện Bà Rịa.

Tại đây, bác sĩ chẩn đoán ông Hiếu bị nhồi máu não, tăng huyết áp. Ngày 5/6/2021, ông Hiếu được chuyển lên Bệnh viện 115 TP.Hồ Chí Minh điều trị; đến ngày 8/6/2021 ông xuất viện về điều trị tại địa phương.

Theo kết quả chẩn đoán của Bệnh viện 115, ông Hiếu bị nhồi máu não vùng nhân bèo bao trong trái, tăng huyết áp, hạ kali máu. Khi xuất viện, ông Hiếu bị liệt nửa người, mọi sinh hoạt phải có người chăm sóc.

Ngày 6/6/2022, Công ty BOT Phú Mỹ 3 ban hành quyết định chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu kể từ ngày 8/6/2022. Tại quyết định này, Công ty ghi nhận số tiền bồi thường cho thời hạn báo trước là “45 ngày lương và phụ cấp: 75.347.507 đồng”.

Tại Biên bản điều tra tai nạn lao động ngày 31/3/2022 của Công ty BOT Phú Mỹ 3 kết luận về tai nạn xảy ra đối với ông Hiếu: “Đây là trường hợp tai nạn lao động”. Đồng thời xác định chi phí do người sử dụng lao động trả tổng số tiền 481.736.536 đồng, trong đó lương đầy đủ từ ngày 4/6/2021 đến 7/6/2022: bao gồm lương căn bản, phụ cấp, lương tháng 13 (đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân).

Ngày 29/8/2023, Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, ông Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

Cho rằng Công ty BOT Phú Mỹ 3 đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, ông Hiếu đã nộp đơn khởi kiện, yêu cầu TAND thị xã Phú Mỹ tuyên hủy quyết định chấm dứt HĐLĐ; buộc Công ty này chi trả số tiền hơn 1,17 tỉ đồng gồm lương và các khoản phụ cấp, hỗ trợ, các loại bảo hiểm, chế độ theo thỏa ước lao động tập thể... từ tháng 6/2022 đến nay. Đồng thời, sắp xếp cho ông Hiếu một công việc phù hợp.

Công đoàn bảo vệ người lao động tại tòa án, đòi bồi thường 1,17 tỉ đồng
Hội đồng Giám định y khoa Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có kết luận, ông Hiếu bị tổn thương cơ thể do tai nạn lao động là 73%.

Nhận định là vụ án khá phức tạp, Tòa kéo dài nghị án!

Theo đồng chí Nguyễn Trung Ngạn, quá trình tranh tụng tại phiên tòa cho thấy có sự tranh luận pháp lý quyết liệt giữa các bên.

Cụ thể phía NLĐ cho rằng căn cứ các văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Sở LĐ-TB&XH tỉnh và biên bản điều tra tai nạn lao động của Công ty BOT Phú Mỹ 3, cùng với giấy chứng nhận thương tích và biên bản giám định y khoa... thì đủ cơ sở kết luận tai nạn của ông Hiếu là tai nạn lao động.

Công ty BOT Phú Mỹ 3 căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động để chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu là hoàn toàn không có căn cứ và cơ sở pháp lý. Những quy định này không áp dụng cho NLĐ bị tai nạn lao động. Vì vậy, các yêu cầu của ông Hiếu là có cơ sở và phù hợp với quy định pháp luật.

Còn phía Công ty BOT Phú Mỹ 3 lại cho rằng, việc chấm dứt HĐLĐ của Công ty này sau 12 tháng theo điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động là đúng quy định pháp luật và phù hợp. Việc nhận ông Hiếu vào làm lại và sắp xếp công việc phù hợp là không khả thi vì hiện ông Hiếu vẫn đang điều trị, chưa phục hồi sức khỏe, vẫn gặp khó khăn trong di chuyển, vận động, tiếp thu và phát biểu...

Đồng thời đưa ra nhận định, trường hợp của ông Hiếu là bệnh lí chứ không phải tai nạn lao động và những căn cứ tại phiên tòa chưa đủ khẳng định trường hợp của ông Hiếu là tai nạn lao động hay là bệnh lí.

Vì vậy, đại diện Công ty BOT Phú Mỹ 3 kiến nghị tòa án tách số tiền yêu cầu thành vụ khác để tiến hành hòa giải ở cơ sở theo đúng quy định.

Trong khi đó, quan điểm của đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân thị xã Phú Mỹ cho rằng, các yêu cầu của nguyên đơn là không có cơ sở.

Trước lập luận của các bên cùng các chứng cứ được đưa ra tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định đây là một vụ án khá phức tạp nên cần thiết nghị án kéo dài. Phiên tòa dự kiến sẽ tuyên án vào chiều 18/10 tới đây.

Trao đổi về vấn đề này, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Trung Ngạn cho rằng, trong giải quyết vụ án này cơ quan bảo vệ pháp luật và người sử dụng lao động (NSDLĐ) đang có sự “nhầm lẫn” giữa khái niệm “tai nạn lao động” và “tai nạn”, dẫn đến áp dụng không đúng các quy định của pháp luật.

Mặt khác, Công ty BOT Phú Mỹ 3 đã căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động để đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với ông Hiếu nhưng không chấp hành quy định “phải báo trước cho NLĐ 45 ngày” theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động.

“Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ phải đảm bảo đủ 2 điều kiện là được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp nào?, thời gian báo trước cho NLĐ là bao nhiêu? Như vậy trong trường hợp này, Công ty BOT Phú Mỹ 3 đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật”, đồng chí Nguyễn Trung Ngạn khẳng định.

Điều 39 Bộ luật Lao động: Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp chấm dứt HĐLĐ không đúng quy định tại các điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

1. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ

1. NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

a) NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của NSDLĐ. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do NSDLĐ ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở;

b) NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời HĐLĐ đối với người làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của NLĐ bình phục thì NSDLĐ xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với NLĐ;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

d) NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;

đ) NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

g) NLĐ cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng NLĐ.

2. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ như sau:

a) Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì NSDLĐ không phải báo trước cho NLĐ.

Điều 37. Trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ

1. NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

3. NLĐ nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu: Công đoàn gần gũi, thân thiết hơn với đoàn viên, người lao động LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu: Công đoàn gần gũi, thân thiết hơn với đoàn viên, người lao động

LĐLĐ Bà Rịa - Vũng Tàu. Những ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 đã thúc đẩy công đoàn đến gần hơn với đoàn viên, người lao ...

Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển” Công đoàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”

Hiện nay, công tác chuẩn bị đại hội công đoàn các cấp đang diễn ra sôi nổi, mang nhiều ý nghĩa, với phương châm “Đổi ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?

Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Pháp luật lao động -

Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?

Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?

Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024 Video

10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024

Năm 2024, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024.

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang Lao động & Công đoàn media

Vụ Phó Đức Nam - Mr Pips bị bắt: “Miếng phô mai” nhà đẹp, xe sang

Phó Đức Nam - có nickname TikTok Mr Pips, vừa bị bắt cùng đồng phạm vì cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền,... Trước khi bị bắt, chúng đều khoe trên các trang mạng xã hội về cuộc sống hào nhoáng với nhà đẹp, xe sang, mỹ nữ vây quanh để dẫn dụ “con mồi”.

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phát triển đoàn viên: kết nạp phải đi liền với chăm lo thiết thực

Đồng chí Phan Thanh Thái, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Đắk Nông chia sẻ kinh nghiệm phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc Video

Nhà ở xã hội: Một góc nhìn từ Lão Hạc

Đọc thêm

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.