Không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 bị phạt thế nào?
Sổ tay pháp luật - 30/08/2024 09:39 Nguyễn Hằng
Dịp nghỉ lễ 2/9 nên đi đâu, chơi gì? |
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Phố Tràng Tiền rực rỡ sắc đỏ chào mừng ngày Quốc khánh 2/9. Ảnh: VGP |
Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định nêu trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ. Do đó, theo quy định trên thì lễ Quốc khánh 2/9 người lao động sẽ được nghỉ 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).
Ngoài ra tại Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo thực hiện lịch nghỉ lễ Quốc khánh trong năm 2024 như sau:
Đối với người lao động thuộc khu vực tư nhân, người sử dụng lao động quyết định lựa chọn phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 như sau:
- Đối với dịp nghỉ lễ Quốc khánh: thứ Hai ngày 02/9/2024 Dương lịch và lựa chọn 01 trong 02 ngày: Chủ Nhật ngày 01/9/2024 hoặc thứ Ba ngày 03/9/2024 Dương lịch.
- Thông báo phương án nghỉ lễ Quốc khánh năm 2024 cho người lao động trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp không cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024 sẽ không bị phạt. Doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo cho người lao động được nghỉ 2 ngày trong dịp lễ Quốc khánh 2/9 theo đúng quy định trên. Việc có được nghỉ nhiều hơn 2 ngày hay không sẽ do doanh nghiệp quyết định dựa trên thỏa thuận với người lao động.
Mặc dù không bắt buộc doanh nghiệp phải cho người lao động nghỉ 4 ngày lễ Quốc khánh 2/9 năm 2024. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo cho người lao động nghỉ 2 ngày theo quy định nếu không sẽ bị phạt.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định mức phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Dịp nghỉ lễ 2/9 nên đi đâu, chơi gì? Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày, các thành phố lớn trên cả nước sẽ trở nên sôi động với hàng loạt sự ... |
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 2/9 trên cả nước Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo thời tiết kỳ nghỉ lễ 2/9 trên cả nước (từ 31/8 - 3/9). |
Nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, việc chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thế nào? Theo Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam, cơ quan BHXH đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện từ cuối tháng 08/2024 để người ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/12/2024 08:43
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?
Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Sổ tay pháp luật - 30/11/2024 18:28
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.