Thứ sáu 29/03/2024 22:08

Không chấp nhận đề nghị “đính chính nội dung” của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu

Phóng sự điều tra - Ý YÊN

Tạp chí Lao động và Công đoàn khẳng định không chấp nhận đính chính nội dung bài viết” như đề nghị của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk).
Sai phạm về BHXH ở Sơn La: Không thể “báo giảm” là xong! Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu đề nghị “đính chính lại nội dung”

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được công văn số 145/CV-GBS/2023 của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk), do Tổng giám đốc Phạm Hải Nam ký ngày 01/3/2023 về việc yêu cầu đính chính thông tin liên quan đến bài viết “Sai phạm về BHXH ở Sơn La: Không thể “báo giảm” là xong!”, đăng ngày 15/2/2023 trên Tạp chí điện tử www.laodongcongdoan.vn.

Theo đó, ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu cho rằng, bài viết có một số nội dung đưa tin chưa chính xác về Công ty, đồng thời chỉ ra 3 vấn đề cần đính chính.

Không chấp nhận đề nghị “đính chính lại nội dung” của Công ty Giống bò sữa Mộc Châu
Đại diện Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu trong buổi làm việc với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn - Ảnh: Ý Yên

Thứ nhất, bài viết đề cập việc trong thời gian dài, nhiều người lao động ở một số công ty chè, giống bò sữa trên địa bàn huyện Mộc Châu (Sơn La) hằng tháng phải trích tới 32% tiền lương để đóng BHXH (thay vì chỉ phải trích 10,5% tiền lương để đóng BHXH theo luật định), thực hiện thay nghĩa vụ đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động cho người lao động. Phía Công ty cho rằng đây là “cách đặt vấn đề không rõ ràng, gây hiểu lầm”, bởi trong buổi làm việc ngày 6/1/2023, phóng viên đề cập đối tượng là các hộ nhận khoán chăn nuôi bò sữa.

Về điều này, quan điểm của Tạp chí Lao động và Công đoàn là: Tại thời điểm BHXH tỉnh Sơn La ban hành kết luận số 153/KL-BHXH (ngày 1/2/2021) thanh tra liên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT; kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu, cơ quan này đã chỉ ra rằng: “Năm 2020 đơn vị đã đóng BHXH, BHTN, BHYT cho 385 lao động có ký hợp đồng khoán hộ chăn nuôi, tự đóng 32% BHXH, BHYT, BHTN...”. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ đề cập tới những người lao động này, có trích dẫn đầy đủ số liệu từ các kết luận thanh, kiểm tra ngày 1/2/2021 của BHXH tỉnh Sơn La: Từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020, tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu có 385 lao động; Công ty CP Dâu tằm tơ Mộc Châu có 30 lao động; Công ty CP Chè Chiềng Ve Mộc Châu có 21 lao động; Công ty CP Vinatea Mộc Châu có 373 lao động tự đóng 32% BHXH, BHTN, BHYT.

“Tại các kết luận, BHXH tỉnh Sơn La yêu cầu từ tháng 1/2021, các đơn vị lập hồ sơ báo giảm tham gia BHXH, BHTN, BHYT cho các lao động hợp đồng khoán sản phẩm. Tức là ngừng việc đóng BHXH bắt buộc đối với các lao động nói trên”, bài viết nêu.

Như vậy, trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi đã trích dẫn, diễn giải rất đầy đủ thông tin về đối tượng “người lao động phải thực hiện thay nghĩa vụ đóng BHXH của doanh nghiệp”

Tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 giải thích: “Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”. Người lao động có thể là một người, cũng có thể là nhóm người, hay rộng hơn là tập thể người lao động. Do vậy, quan điểm của chúng tôi, việc sử dụng cụm từ “người lao động” trong bài viết hoàn toàn hợp lý, rõ ràng, không gây hiểu lầm.

Hơn nữa, dựa trên kết luận của BHXH tỉnh Sơn La, có thể thấy rõ các doanh nghiệp sai phạm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, trong đó có Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu với 385 lao động. Với vai trò là cơ quan nghiên cứu, lý luận, thông tin tuyên truyền của Tổng LĐLĐ Việt Nam, chúng tôi luôn sẵn sàng lên tiếng để bảo vệ quyền lợi dù chỉ một người lao động bị thiệt thòi.

Thứ hai, Công ty cho rằng bài báo trích dẫn nội dung trả lời không đầy đủ, quy kết sai bản chất vấn đề ở các nội dung:

(1) Title phụ: “Doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về pháp luật lao động?”;

(2) Trích lời ông Phạm Hải Nam, Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ là cái này chúng tôi làm sai”.

Dựa trên tài liệu; băng ghi âm cuộc làm việc giữa phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn với ông Phạm Hải Nam và đại diện Công ty, chúng tôi khẳng định những nội dung trong bài báo là hoàn toàn đúng sự thực, sử dụng trích dẫn theo đúng phát ngôn của lãnh đạo Công ty.

Chúng tôi xin được trích nguyên văn đoạn đối thoại giữa phóng viên và phía Công ty, liên quan đến nội dung này:

Phóng viên: Về phía doanh nghiệp, với vai trò là người đứng đầu doanh nghiệp, tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện quy định pháp luật, vậy anh, chị có nhận thức được việc đưa nhóm lao động chăn nuôi bò sữa diện giao khoán vào danh sách đóng BHXH bắt buộc là hoàn toàn sai hay không? Có nghiên cứu Luật BHXH 2014 hay không? Nếu nghiên cứu rồi thì có phát hiện là đã thực hiện sai hay không? Nếu phát hiện rồi thì có ý kiến, nhận thức đưa nhóm đấy ra khỏi diện đóng BHXH bắt buộc chưa?

Bà Lê Thị Lệ - Trưởng phòng Tổ chức lao động, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Về vấn đề này, đứng đầu là Sở LĐ-TB & XH. Thực ra doanh nghiệp không có người làm chuyên BHXH mà các chị chỉ làm kiêm thôi, nên các văn bản có chỉ thị, hướng dẫn như thế này thì các chị cứ thực hiện như thế thôi. Còn không có hướng dẫn cụ thể cho bọn chị cái này là đúng hay sai, các cơ quan chức năng hằng năm thanh, kiểm tra cũng không nói đúng hay sai, nên mọi người cứ làm thôi. Nó cũng là cái chung toàn hệ thống. Thời gian chúng tôi tìm hiểu pháp luật không thể chuyên sâu”.

Phóng viên: Sau khi có kết luận 153 của BHXH tỉnh Sơn La, xác nhận 385 lao động đóng BHXH 32%, doanh nghiệp có thực hiện thống kê thời gian thu sai và mức thu sai theo quy định của Luật BHXH 2014 và truy thu, trả lại cho người lao động hay không?

Ông Phạm Hải Nam – Tổng giám đốc Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Trước nay tự doanh nghiệp đứng ra thu giúp cho người dân, vì nó xuyên suốt một cái mạch. Mạch chung như thế cứ diễn ra hằng năm, đến 2014 không có hướng dẫn, chỉ đạo về thay đối cái đó. Cho nên nó cứ liên tục như vậy. Cho nên chúng tôi chẳng bao giờ nghĩ là cái này chúng tôi làm sai. Không bao giờ đặt vấn đề chúng tôi sai ở phần 21,5% đâu mà hằng năm phải ngồi cộng lại là bao nhiêu”.

Phóng viên: Theo quan điểm của doanh nghiệp là không thực hiện sai, không trả lại 21,5% theo quy định?

Ông Phạm Hải Nam: “Đúng rồi!”

Như vậy, căn cứ nội dung trả lời phỏng vấn của đại diện Công ty (bà Lê Thị Lệ, ông Phạm Hải Nam), có thể thấy rõ nội dung, thông điệp, quan điểm từ phía doanh nghiệp được thể hiện trong bài viết là chính xác. Quý Công ty thấy nội dung trích dẫn không đầy đủ, chúng tôi xin được trích dẫn toàn bộ đoạn phỏng vấn này để người đọc thấy rõ hơn bản chất vấn đề.

Thứ ba, phía Công ty tiếp tục nêu phần trả lời của Công ty đã bị cắt và trích dẫn không đầy đủ thông tin. Câu kết: “Doanh nghiệp nhận thức chưa đầy đủ về pháp luật lao động (mà cụ thể là Luật BHXH) hay cố tình vi phạm?” khiến người đọc hiểu không đúng về Công ty, thể hiện sai bản chất sự việc.

Về vấn đề này, chúng tôi đã trao đổi, phản biện rất cụ thể với đại diện Công ty trong buổi làm việc ngày 6/1/2023, đã trích phần phỏng vấn trong bài viết, xin được trích lại:

Phóng viên: Công ty có biết rằng nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với các quy định của pháp luật? Nếu các nội dung của thoả ước sai quy định pháp luật thì thoả ước đấy trở thành vô hiệu (từng phần hoặc toàn bộ) hay không?

Bà Lê Thị Lệ - Trưởng phòng Tổ chức lao động, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Khi chúng tôi xây dựng thoả ước lao động tập thể thì được Sở LĐ-TB&XH Sơn La xem xét, công nhận việc xây dựng theo đúng quy định pháp luật.

Người ta có công văn trả lời thoả ước này đúng pháp luật thì chúng tôi thực hiện chứ không phải chúng tôi tự thực hiện. Khi xây dựng thoả ước, chúng tôi đều thông qua Sở LĐ-TB&XH và được công nhận đúng.

Nói về việc vô hiệu thì tại thời điểm đó, nếu thoả ước xây dựng không đúng thì Sở LĐ-TB&XH phải trả lời rằng thoả ước này không đảm bảo, không đúng pháp luật. Chứ bây giờ có văn bản công nhận rồi, chúng tôi cứ thực hiện theo văn bản này thôi”.

Phóng viên: Đối với những người lao động không nằm trong danh sách đóng BHXH bắt buộc mà lại đưa vào danh sách đóng BHXH bắt buộc là sai quy định. Hơn nữa, điều kiện để người lao động được tham gia đóng BHXH bắt buộc là công ty phải có hợp đồng lao động, xây dựng thang bảng lương; có nghĩa là xác lập mối quan hệ lao động. Và theo đó, dựa trên quy định của Luật BHXH 2014, người lao động chỉ đóng 10,5% các loại bảo hiểm còn doanh nghiệp bắt buộc đóng 21,5% tiền lương hằng tháng. Cớ sao bắt họ đóng 32%, đóng thay khoản của doanh nghiệp?

Bà Lê Thị Lệ - Trưởng phòng Tổ chức lao động, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu: “Hằng năm, các đoàn thanh kiểm tra làm việc cũng không có ý kiến việc thu tiền BHXH của người lao động nói trên là đúng hay sai, nên mới dẫn tới tình trạng này”.

Như vậy, thông tin trong bài viết là hoàn toàn khách quan, được ghi nhận từ các báo cáo, quá trình làm việc với cơ quan chức năng, những thông tin từ buổi làm việc trực tiếp với đại diện doanh nghiệp. Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ không chấp nhận đề nghị “rút title và đính chính nội dung bài viết” như đề nghị của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu.

Với mong muốn được làm rõ hơn về vụ việc, nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, Tạp chí đề nghị lãnh đạo Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk) sớm sắp xếp lịch làm việc với đại diện Tạp chí, đồng thời trả lời những nội dung sau:

Một là, khi Công ty đã đưa người lao động giao khoán vào danh sách đóng BHXH bắt buộc, nghĩa là phải tuân thủ theo quy định về mức đóng theo Luật BHXH 2014 (chủ sử dụng lao động đóng 21,5%; người lao động đóng 10,5%). Tại sao suốt một thời gian dài, Công ty vẫn để những người lao động này đóng cả phần trách nhiệm của người sử dụng lao động? Công ty nhận thức như thế nào về vấn đề này, đã thực hiện đúng quy định của pháp luật hay chưa?

Hai là, kế hoạch chi trả khoản tiền BHXH trước đây người lao động đã “đóng thay” trách nhiệm của doanh nghiệp (21,5% tiền lương hằng tháng) sẽ được thực hiện như thế nào và vào thời gian nào?

Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới quý độc giả.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Với sự hỗ trợ, động viên của Công đoàn và chính quyền địa phương, những người lao động thi công đường Kim Đồng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa có một cái Tết ấm áp hơn, song họ vẫn còn đó nỗi niềm canh cánh khi chưa biết ngày nào được trả nợ lương.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Chủ đầu tư vừa thanh toán cho đơn vị thầu thi công gần 290 triệu đồng nhưng mỗi người lao động cũng chỉ được nhận vỏn vẹn 400.000 đồng để ăn Tết.

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Phóng sự điều tra -

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Người lao động từng là lái xe, bán vé của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 cho biết tin vui đã nhận lại tiền cược trách nhiệm mà doanh nghiệp còn nợ.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Phóng sự điều tra -

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn cho thấy công tác quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động hiện còn tồn tại nhiều bất cập, cần tháo gỡ, sửa đổi.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Ban Quản lý dự án Đà Lạt vừa tổ chức buổi thông báo giá trị thanh toán cho nhà thầu và người lao động. Sau cuộc này, có thể người lao động được nhận 50% tiền lương trước Tết.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Phóng sự điều tra -

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo kê ngư trường…

Bản tin công nhân: Sập bẫy tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Sập bẫy tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó?

Bản tin côn g nhân ngày 29/3 gồm những nội dung chính sau: Hàng nghìn lao động miền Tây có việc làm mới; Sập bẫy tín dụng đen, người lao động cần làm gì để đối phó? Người chưa đủ 18 tuổi được làm thêm vào ban đêm công việc nào?

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần Tôi công nhân

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), sẽ cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong đó đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần.

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La chia sẻ trên Talk Công đoàn về việc kêu gọi các nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ năm 2024 Infographic

Các hoạt động nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ năm 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức các hoạt động thi đua nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ trong tháng ATVSLĐ năm 2024
Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương

Bản tin công nhân ngày 28/3/2024 gồm những nội dung chính sau: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương; Nhà trọ công nhân - người ưu tiên giá rẻ, người chọn an ninh; Hòa Bình: Thêm khu công nghiệp, cơ hội việc làm cho hành nghìn người...

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động Video

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động

Chiều ngày (19/3), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ nhằm thúc đẩy hợp tác vì người lao động.

Đọc thêm

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, liên quan vụ việc nợ lương người lao động đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh hồi cuối tháng 12/2023.

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Phóng sự điều tra -

Công nhân xử lý rác ở Huế vừa nhận quyền lợi bảo hiểm xã hội sau nhiều năm bị "treo"

Sau nhiều năm bị thiệt thòi quyền lợi vì doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, đến nay toàn bộ công nhân lao động của Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa), tỉnh Thừa Thiên Huế đã "thở phào nhẹ nhõm".

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

Phóng sự điều tra -

Vụ nợ lương viên chức, lao động ở Trà Vinh: đã chi trả 1,5 tháng lương

18 viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa được chi trả 1,5 tháng lương.

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Phóng sự điều tra -

Hàng chục cán bộ, viên chức, lao động ở Trà Vinh bị nợ lương gần 1 năm

Hàng chục cán bộ, viên chức, người lao động của Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Trà Vinh (đơn vị thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh) bị nợ lương gần 1 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều người phải viết đơn nghỉ việc tìm hướng đi mới.

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Phóng sự điều tra -

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn chìm ngập trong nợ nần.

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Phóng sự điều tra -

Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết

Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà - Giám đốc Công ty TNHH TM-XD Bắc Hà Đông - đơn vị thi công vẫn chưa trả tiền công cho người lao động gần 580 triệu đồng như đã cam kết.

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Pháp luật lao động -

Vì sao Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt?

Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh – doanh nghiệp chuyên cho thuê lại lao động.

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Phóng sự điều tra -

Vụ bóc lột lao động trẻ chưa thành niên: Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh bị xử phạt

Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh - doanh nghiệp chuyên hoạt động cho thuê lại lao động, vừa bị xử phạt 60 triệu đồng vì 2 hành vi vi phạm.

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Phóng sự điều tra -

Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật

Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên":  Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Phóng sự điều tra -

Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên": Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý

Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.