Hơn 200.000 người lao động là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng BHXH
Phóng sự điều tra - 02/02/2023 14:19 Ý YÊN
Đồng chí Nguyễn Đình Khang cho biết, trong năm 2022, các Bộ, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cấp công đoàn giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, nhất là về việc làm, thu nhập, vấn đề nhà ở của công nhân, người lao động, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, trường học, trạm y tế, nhu cầu về văn hóa, nơi vui chơi giải trí…
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng chỉ ra một số hạn chế trong công tác phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và một số bộ, ngành có lúc chưa chặt chẽ, chưa được thường xuyên, một số kiến nghị chậm được giải quyết.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị cần có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng BHXH - Ảnh: HẢI NGUYỄN |
Bên cạnh đó, ở địa phương, sự vào cuộc của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo thực thi chính sách, pháp luật có thời điểm chưa quyết liệt; công đoàn ở một số nơi chưa làm tốt tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật đến được đông đảo đoàn viên, người lao động.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang lưu ý một số vấn đề cần quan tâm như chủ doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng việc tập thể có dấu hiệu tăng lên, hoạt động cho vay “tín dụng đen” diễn ra tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu tập trung đông công nhân lao động diễn biến phức tạp chưa có nhiều giải pháp hữu hiệu... Đặc biệt là tình trạng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) tại nhiều doanh nghiệp.
Ông Lê Tấn Dũng – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói rằng trong những năm qua, cơ quan này cùng Tổng LĐLĐ Việt Nam và BHXH Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ đưa ra các biện pháp để giải quyết tình trạng trên song nhiều doanh nghiệp vẫn cố tình trốn tránh trách nhiệm với người lao động.
Ông Dũng cho rằng về lâu dài, cần rà soát lại cơ chế chính sách để có giải pháp tháo gỡ vướng mắc, bảo vệ quyền lợi và lợi ích cho người lao động.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với BHXH Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng BHXH, không được hưởng các chế độ, kể cả lương hưu để báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người lao động.
Theo báo cáo nhanh, một số tổng công ty ngành Xây dựng nợ lương người lao động với số tiền 269 tỷ đồng, nợ tiền BHXH 435 tỷ đồng; một số tổng công ty ngành Giao thông vận tải nợ lương gần 205 tỷ đồng, nợ BHXH 750 tỷ đồng.
Toàn cảnh Hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng LĐLĐ Việt Nam - Ảnh: HẢI NGUYỄN |
Trước thực trạng đó, lãnh đạo Tổng liên đoàn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về nợ xây dựng cơ bản, nhất là trong ngành Giao thông vận tải, ngành Xây dựng để thanh toán nợ tiền lương, nợ tiền BHXH cho người lao động.
Bên cạnh đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp để ổn định sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với người lao động bị giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động không đủ điều kiện hưởng BHTN do doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các ban, bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với Tổng liên đoàn và các cấp công đoàn giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động, trong đó có vấn đề chậm đóng BHXH và rút BHXH một lần; việc tuân thủ chính sách, pháp luật của người sử dụng lao động.
Thủ tướng đề nghị Tổng liên đoàn phối hợp, tham gia chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ trong quá trình sửa đổi Luật BHXH sửa đổi; chủ động đánh giá những vướng mắc để đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm bảo đảm tính hiệu quả, khả thi trong thực hiện quy định này, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đảm bảo việc làm, đời sống vật chất, tinh thần NLĐ Ngày 1/2/2023, phát biểu tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng ... |
Thủ tướng: 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá đáp ứng nhu cầu cấp thiết của công nhân Tại Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam (diễn ... |
Cán bộ công đoàn nêu ý kiến với Thủ tướng về nhà ở công nhân Các cán bộ công đoàn đã nêu ý kiến sâu sắc về giải quyết vấn đề nhà ở công nhân - một trong 3 hoạt ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 24/10/2024 17:59
Vụ điều động bác sĩ bị bệnh ở Thừa Thiên Huế: Phải chủ động rà soát quy hoạch, kiện toàn tổ chức
Đại diện Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có chỉ đạo Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc phải chủ động rà soát công tác quy hoạch, kiện toàn tổ chức mà không phụ thuộc vào thời gian chữa bệnh của bác sĩ Lê Khắc Thu.
Phóng sự điều tra - 23/10/2024 09:24
Vụ bác sĩ đang ốm bị điều động ở Thừa Thiên Huế: "Loay hoay" phương án nhân sự thay bác sĩ đang trị bệnh
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế thừa nhận đến thời điểm này vẫn chưa có phương án chính thức trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm lãnh đạo Trạm Y tế xã Lộc Thủy khi mà bác sĩ Lê Khắc Thu - người được điều động, bổ nhiệm trước đó - tiên lượng còn phải điều trị bệnh lâu dài.
Phóng sự điều tra - 18/10/2024 19:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.
Phóng sự điều tra - 17/10/2024 10:52
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"
Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến xấu. Hiện bác sĩ Thu phải nhập viện trở lại do có dấu hiệu nhiễm trùng ở khớp gối sau mổ. Dù vậy, bác sĩ Thu vẫn tha thiết đề nghị các cấp hữu quan sắp xếp cuộc làm việc để giải quyết dứt điểm, rốt ráo việc bị Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc điều động đi tuyến cơ sở.
Phóng sự điều tra - 11/10/2024 17:05
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc
Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.
Phóng sự điều tra - 10/10/2024 13:13
Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết
Bác sĩ Lê Khắc Thu, người mà TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giảng về chuyển đổi số cho cán bộ công đoàn
- Doanh nghiệp “khát” lao động cuối năm: Người lao động đề phòng rủi ro lừa đảo tuyển dụng
- Bàn giao công đoàn cơ sở về Công đoàn Dầu khí Việt Nam
- Công đoàn giúp anh Nguyễn Văn Viên vượt qua khó khăn, an tâm công tác
- Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân