Hỗ trợ từ Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Ấm áp nghĩa tình trong hoạn nạn

Đời sống - TRẦN LƯU

Từ khi được triển khai, Nghị quyết 06/NQ-TLĐ và Quyết định 6696/QĐ-TLĐ của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tạo được sức lan tỏa lớn trong xã hội. Đối với công nhân lao động, số tiền hỗ trợ tuy không lớn, nhưng đã mang đến nguồn động viên, giúp họ có thêm động lực vượt qua khó khăn để vươn lên…

Từ thời điểm sau tết Nguyên đán, cuộc sống của chị Phan Thị Thúy Ngân (1982, công nhân lao động tại Cty CP Thủy sản Cửu Long, phường Mỹ Quý, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) vô cùng khó khăn do doanh nghiệp liên tục bị cắt đơn hàng, giảm giờ làm.

Mỗi tháng, chị Ngân làm việc ở Công ty không tới 15 ngày, thậm chí có tháng chỉ làm việc được từ 6 - 8 ngày. Kéo theo đó là nguồn thu nhập bấp bênh, chỉ từ 2 - 3 triệu đồng/tháng.

Hỗ trợ từ Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Ấm áp nghĩa tình trong hoạn nạn
Lãnh đạo tỉnh An Giang thăm, tặng quà cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn và trao hỗ trợ theo Quyết định 6696 của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho công nhân, người lao động. Ảnh: Tr.L.

“Chồng mình làm ở bưu điện, mấy tháng qua gom hết thu nhập của cả hai vợ chồng vẫn không lo đủ cuộc sống, nhất là phải lo cho hai đứa con ăn học (một đứa lớp 1 và một đứa lớp 10). Cũng may nhờ sự hỗ trợ thêm từ gia đình nên cuộc sống đã duy trì được qua ngày”, chị Ngân cho biết.

Tình cảnh như chị Ngân chỉ là một trong số hàng trăm ngàn công nhân lao động trong cả nước đang bị giãn việc, mất việc.

Như tại An Giang, theo số liệu cập nhật từ các công đoàn cơ sở doanh nghiệp trong tỉnh An Giang, đến cuối tháng 5/2023, tỉnh này có gần 14.000 công nhân lao động bị giảm giờ làm, mất việc làm, tập trung ở các doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc, thủy sản.

Trước tình hình trên, nhằm kịp thời chia sẻ khó khăn cho đoàn viên, công nhân lao động, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ và Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ ngày 16/01/2023 về việc hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng trong thời gian từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 31/3/2023 với mức hỗ trợ từ 700 nghìn đồng tới 3 triệu đồng/người.

Chị Phan Thị Thúy Ngân chia sẻ: “Vừa qua, em nhận được hỗ trợ 1 triệu đồng, số tiền này tuy không lớn, nhưng em cảm thấy rằng mình được tổ chức Công đoàn quan tâm. Qua đó, có thêm động lực để vượt qua khó khăn, cùng doanh nghiệp tiếp tục gắn bó phát triển”.

Hỗ trợ từ Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Ấm áp nghĩa tình trong hoạn nạn
Đối với công nhân lao động, số tiền hỗ trợ tuy không lớn, nhưng đã mang đến nguồn động viên, giúp họ có thêm động lực vượt qua khó khăn để vươn lên. Ảnh: Tr.L.

Theo LĐLĐ tỉnh An Giang, tính đến ngày 30/5 vừa qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh An Giang xét hỗ trợ cho 6.579 đoàn viên, NLĐ gặp khó khăn do DN bị cắt, giảm đơn hàng theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, với tổng số tiền trên 11,3 tỷ đồng, từ nguồn tài chính công đoàn cấp huyện và tỉnh. Trong đó, đoàn viên được hỗ trợ 1 triệu đồng, NLĐ được hỗ trợ 700.000 đồng.

Còn tại tỉnh Tiền Giang, đồng chí Ngô Thị Thùy Trang, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh có 1.573 người nộp hồ sơ đề nghị nhận hỗ trợ theo Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Đến nay, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành và trao tiền hỗ trợ xong cho 1.573 người, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng.

Chị Cổ Thị Kim Phương (công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH TMSX Nệm & May mặc Mekong, tỉnh Tiền Giang) cho hay: Sau khi hay tin Tổng LĐLĐ Việt Nam có chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng, chị đã nộp hồ sơ. Đến nay, LĐLĐ TP Mỹ Tho đã trao tiền mặt, hỗ trợ cho chị 2 triệu đồng.

Hỗ trợ từ Quyết định 6696/QĐ-TLĐ: Ấm áp nghĩa tình trong hoạn nạn
Đồng chí Nguyễn Thiện Phú, Chủ tịch LĐLĐ An Giang trao hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Tr.L.

“2 triệu đồng tiền hỗ trợ đã giúp tôi xoay xở trong lúc khó khăn. Cảm ơn tổ chức Công đoàn kịp thời chăm lo vật chất đến đoàn viên công đoàn, người lao động. Những sự hỗ trợ đối với công nhân chúng tôi trong lúc này là vô cùng trân quý”, chị Phương bộc bạch.

Tại Vĩnh Long, tỉnh này có 1.426 trường hợp là đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Đến nay, Vĩnh Long đã chi hỗ trợ đủ 1.426 trường hợp với tổng số tiền trên 2,3 tỷ đồng.

Hiện tại, rất nhiều lao động làm việc trong các công ty đang bị ảnh hưởng do doanh nghiệp không tìm được đơn hàng buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công. Họ bày tỏ vui mừng khi được xét duyệt hỗ trợ từ Quyết định số 6696/QĐ-TLĐ. Với họ, đây là một chính sách mang ý nghĩa nhân văn rất lớn của tổ chức Công đoàn hướng đến đoàn viên, người lao động. Ngoài ra, đây còn là một trong các chính sách thiết thực được Tổng LĐLĐ Việt Nam triển khai nhằm chia sẻ, giảm bớt khó khăn cho đoàn viên, người lao động từ thời điểm dịch Covid-19 đến nay.

Đồng chí Lê Văn Phước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang khẳng định: “Thời gian qua, những vấn đề về đời sống, chế độ, việc làm… của công nhân lao động luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Từ đó, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành kịp thời xử lý những vấn đề bức xúc, nổi cộm; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân lao động. Tỉnh đã chỉ đạo Sở LĐ - TB & XH phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh có chính sách chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho công nhân lao động trong trường hợp bị cắt giảm đơn hàng tại các doanh nghiệp. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân. Theo dõi sát thông tin thị trường, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, chủ động có các phương án để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp”.

An Giang: Kiến nghị của công nhân được giải đáp thỏa đáng An Giang: Kiến nghị của công nhân được giải đáp thỏa đáng

Ngày 08/6, UBND tỉnh An Giang phối hợp với LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức chương trình lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với ...

Chương trình 1734: Điểm tựa cho người lao động ở An Giang Chương trình 1734: Điểm tựa cho người lao động ở An Giang

Chương trình số 1734/CTr-TLĐ được LĐLĐ tỉnh An Giang triển khai thực hiện xuyên suốt toàn hệ thống như một chính sách an sinh xã ...

LĐLĐ TP Long Xuyên: Nỗ lực đi đầu trong đổi mới, sáng tạo LĐLĐ TP Long Xuyên: Nỗ lực đi đầu trong đổi mới, sáng tạo

Ngày 16/6, Đại hội Công đoàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã kết thúc thành công ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

Người lao động -

"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark

2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Người lao động -

Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc

Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Đời sống -

Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động

Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Đời sống -

Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân

Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Người lao động -

Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách

Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Đời sống -

Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”

Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím Lao động & Công đoàn media

Sàng lọc tài khoản "ảo": Uốn tay bảy lần trước khi gõ phím

Hôm nay (25/12), tất cả các tài khoản mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản trước khi viết bài, bình luận, chia sẻ, livestream. Việc “luật hóa” này để sàng lọc tài khoản ảo, vô trách nhiệm với phát ngôn, hay đưa thông tin thiếu kiểm chứng, tin giả.

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn Cà phê tối

Xem Nguyễn Xuân Son ngẫm cuộc vuông tròn

Nguyễn Xuân Son đã có màn trình diễn thượng hạng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Myanmar tại ASEAN Championship 2024. Nhưng đằng sau cơn phấn khích từ chiến thắng “out trình” ấy còn rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ với bóng đá Việt.

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Yêu nghề để có những sáng kiến hay

Đồng chí Hà Thị Nguyệt Quế, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Công nghệ hoá chất và môi trường Vũ Hoàng, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ kinh nghiệm triển khai phong trào lao động giỏi, lao động sáng tạo.

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) Infographic

8 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi)

Trong chương trình kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV, Quốc hội chính thức thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) gồm 6 chương với 37 điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Nữ điều dưỡng kém may mắn và tổ ấm mang dấu ấn Công đoàn

Nữ điều dưỡng kém may mắn Phùng Thị Kim Thúy thuộc Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng Người tâm thần số 1 Hà Nội đã được công đoàn các cấp chung tay giúp chị có được mái nhà kiên cố che nắng, che mưa mang tên “Mái ấm Công đoàn”. Tổ ấm mới giúp chị “an cư lạc nghiệp”, yên tâm công tác và nuôi dạy con gái, vượt lên mọi vất vả khó khăn trong cuộc sống, vững tin hướng tới tương lai ngày càng tươi sáng hơn…

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội Video

Sơ kết Chương trình Phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Ủy ban Xã hội của Quốc hội, tổ chức Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác năm 2023-2026 giữa hai cơ quan, nhằm đánh giá, ghi nhận kết quả phối hợp, đặc biệt là trong hoạt động xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi).

Đọc thêm

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Đời sống -

Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng mở ra kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh tinh gọn bộ máy là “cuộc cách mạng”.

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Người lao động -

Những lớp học đặc biệt của công nhân ở TP. HCM

Đến nay, nhiều CĐCS trên địa bàn TP. HCM đã chủ động phối hợp mở lớp học tại doanh nghiệp và vận động doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân đi học, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề…

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Đời sống -

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Không để xảy ra tâm lý bị “loại bỏ” sau sáp nhập

Các chính sách cần tạo động lực để cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tiếp tục phát huy năng lực trong các lĩnh vực khác thay vì cảm giác bị “loại bỏ”.

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Đời sống -

Hướng nghiệp để công chức, viên chức thích ứng với môi trường mới

Bên cạnh việc động viên về tinh thần, hỗ trợ tài chính thì Chính phủ cũng cần có chính sách hướng nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về nghỉ sau sáp nhập.

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Đời sống -

“Xây Tết 2025”: Sẽ trao hơn 18.500 phần quà cho công nhân

Chương trình “Xây Tết 2025” do Báo Nhân Dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) dự kiến hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.

Bỏ phố lên non làm thợ điện

Người lao động -

Bỏ phố lên non làm thợ điện

14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Đời sống -

Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?

Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Người lao động -

Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức

Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Đời sống -

Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!

Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Đời sống -

Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua

Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.