Thứ sáu 10/05/2024 18:35

Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”

Nét đẹp Người lao động - Thanh Hòa

“Hơn 10 năm qua, Công ty đã thực sự trở thành ngôi nhà thứ 2 của tôi. Sống trong ngôi nhà chung ấy, tôi luôn nhận được sự yêu thương, sẻ chia chân thành của các chị em công nhân, sự quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ của tổ chức Công đoàn. Tôi được sống có ý nghĩa và cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời” - Đó là tâm sự của chị Chu Thị Lan Hương (34 tuổi) - một đoàn viên đặc biệt của Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Seshin Việt Nam (Khu công nghiệp Thụy Vân, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”

Trong căn nhà còn thơm mùi sơn mới của gia đình tại khu Rừng Mận, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, chị Hương cẩn thận đóng gói những hộp đồ ăn chuẩn bị giao cho khách.

Cô con gái nhỏ 5 tuổi hồn nhiên, quấn quýt bên mẹ không rời. Chị, với dáng người lệch cùng đôi chân tập tễnh cố gắng bước đi, đôi tay làm việc không ngừng nghỉ và nụ cười luôn hiện hữu trên môi.

Hình ảnh 2 mẹ con vui vẻ, hạnh phúc bên nhau như xua tan bao nỗi vất vả, nhọc nhằn trong cuộc sống mưu sinh của bà mẹ trẻ đơn thân, khuyết tật nhưng tràn đầy niềm tin và nghị lực sống.

Tâm sự câu chuyện đời mình, chị không khóc mà rắn rỏi, mạnh mẽ: "Tôi không may bị tật ở chân sau một lần sốt cao và co giật khi mới 14 tháng tuổi. Dù gia đình đã chạy chữa nhiều nơi nhưng không hiệu quả. Lớn lên, một bên chân ngày càng teo nhỏ khiến tôi gặp khó khăn trong việc đi lại. Tôi từng có thời gian mặc cảm, tự ti vì ngoại hình của mình nhưng nghĩ đến gia đình, nghĩ đến tương lai, tôi đã cố gắng học tập và làm việc để không “sống hoài, sống phí”".

Tốt nghiệp THPT, chị Hương không tiếp tục lựa chọn con đường học vấn mà đi làm để tự nuôi sống bản thân và phụ giúp bố mẹ. Từ nhặt chè đến làm xưởng gỗ rồi cắt tóc, gội đầu,… nơi nào cần người làm thuê chị đều đến xin việc.

Qua nhiều năm bươn chải đủ nghề, công việc không ổn định, lại vất vả, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nên chị đã xin nghỉ để tìm công việc mới phù hợp hơn. Năm 2010, biết thông tin Công ty TNHH Seshin Việt Nam có tuyển dụng người lao động là người khuyết tật, chị quyết định xin vào làm việc tại đây.

Từ đó, đều đặn mỗi ngày, dù trời nắng hay mưa, cô gái khuyết tật cùng chiếc xe máy vượt gần 30 km đến công ty làm việc rồi trở về nhà.

Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”
Chị Chu Thị Lan Hương.

“Tại công ty, tôi được phân công làm việc tại bộ phận kiểm tra và hoàn thành sản phẩm với công việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe; mức lương trung bình trên 5 triệu đồng/tháng. Nếu như những công nhân khác phải đứng để làm việc thì tôi được bố trí ghế ngồi nên chân không bị tê mỏi, đau nhức. Mỗi ngày, tôi được ưu tiên về sớm trước 1 giờ” - chị Hương chia sẻ.

Sau một thời gian làm việc tại ngôi nhà chung mang tên “Seshin”, chị đã quen dần với công việc, cảm thấy tự tin hơn và từng mơ ước về một tổ ấm của riêng mình. Thế nhưng mơ ước ấy không trọn vẹn bởi người đàn ông mà chị yêu thương lại rời bỏ chị khi chị đang mang trong mình giọt máu của anh. Vậy là biến cố lại một lần nữa ập tới khiến gánh nặng cuộc sống đè nặng lên đôi vai của chị. Đôi chân vốn không lành lặn tưởng chừng muốn sụp đổ.

Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”

Chị Hương tâm sự: "Thời điểm đó, tôi và anh ấy chưa kết hôn. Tôi chấp nhận trở thành mẹ đơn thân dù biết rằng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và những lời đàm tiếu của người đời. Nhưng chính tình mẫu tử thiêng liêng và sự đùm bọc, bao dung của gia đình, sự động viên của các chị em trong công ty đã giúp tôi vượt lên tất cả để chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn. Tôi luôn cố gắng vừa làm cha, vừa làm mẹ để bù đắp những thiệt thòi cho con, để con không cảm thấy tự ti với bạn bè đồng trang lứa".

“Thấu hiếu hoàn cảnh của Hương, bên cạnh việc thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách về tiền lương, bảo hiểm, thai sản,… chúng tôi luôn quan tâm thăm hỏi, động viên tinh thần, tiếp thêm nghị lực để Hương vượt qua nghịch cảnh và yên tâm lao động sản xuất. Bởi thế mà trong hơn 10 năm làm việc tại công ty, tuy cuộc sống gia đình không trọn vẹn, điều kiện sức khỏe hạn chế nhưng Hương vẫn hoàn thành tốt công việc của mình. Cô còn là một hạt nhân phong trào, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, nhân đạo từ thiện của công ty, trong đó đã nhiều lần tham gia hiến máu tình nguyện” - Bà Đỗ Thị Thu Hương - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Seshin Việt Nam cho biết.

Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”

Không chỉ chăm chỉ làm việc tại công ty, chị Hương còn là người phụ nữ đảm đang, tháo vát trong gia đình. Hằng ngày sau giờ tan ca, chị trở về nhà chăm sóc con gái và tranh thủ làm thêm để tăng thu nhập.

Với tài nội trợ, chị tự mày mò chế biến nhiều món ăn ngon để bán cho những người có nhu cầu mua đồ ăn sẵn. Trước là bán cho các gia đình trong khu xóm, về sau “tiếng lành đồn xa” ngày càng có nhiều người ở thị trấn đặt mua đồ ăn của chị. Trung bình mỗi tháng, tiền bán đồ ăn sau khi trừ chi phí cũng xấp xỉ bằng một tháng lương ở công ty.

Trải qua bao khó nhọc, chị Hương và con gái nay đã có một cuộc sống khá ổn định. Năm 2020, với số tiền dành dụm được sau nhiều năm làm việc cùng sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, chị đã xây được một căn nhà 2 tầng khang trang với nhiều tiện nghi.

Chị bảo mình không sợ khó, không sợ khổ, chỉ sợ không có đủ sức khỏe để chăm sóc con cái và làm việc; khi làm bất cứ việc gì đều phải cố gắng làm cho bằng được, không nản chí, buông xuôi.

Với sự động viên của gia đình, đồng nghiệp và Công đoàn cơ sở cùng bàn tay và sức lao động của mình, chị đã vượt lên số phận, tự khẳng định mình để trở thành một công dân có ích cho xã hội.

Đoàn viên Chu Thị Lan Hương: “Tôi được sống, lao động và cống hiến”

Chị Hương không phải là trường hợp khuyết tật duy nhất làm việc tại Công ty TNHH Seshin Việt Nam. Đồng cảm, sẻ chia với những mảnh đời kém may mắn, nhất là những người khuyết tật như chị Hương, ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động, công ty đã chủ trương tuyển dụng cả người khuyết tật vào làm việc. Tất cả đoàn viên, người lao động là người khuyết tật tại công ty đều được đảm bảo đầy đủ về quyền lợi, chế độ chính sách như những lao động khác.

Công ty TNHH Seshin Việt Nam là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, chuyên sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Hiện công ty đang tạo việc làm ổn định cho trên 3.000 đoàn viên Công đoàn và người lao động, trong đó có 10 đoàn viên là người khuyết tật.

Công đoàn cơ sở công ty đã đề xuất với Ban lãnh đạo tạo điều kiện về thời gian làm việc, bố trí, sắp xếp công việc hợp lý cho người khuyết tật để họ vừa làm tốt công việc, vừa đảm bảo sức khỏe. Cùng với đó, vào dịp lễ, Tết, Tháng Công nhân hằng năm, công ty luôn rà soát, đưa những người lao động khuyết tật vào danh sách đầu tiên để thăm hỏi, hỗ trợ tiền mặt và trao tặng những phần quà ý nghĩa.

Với phương châm “Không để đoàn viên, người lao động nào bị bỏ lại phía sau”, chị Hương cùng hàng trăm ngàn đoàn viên Công đoàn của tỉnh đã và đang được các cấp Công đoàn dang rộng vòng tay yêu thương, đồng hành, tiếp sức trên mọi chặng đường. Để từ đó, họ thêm yêu lao động, tin tưởng vào cuộc sống và sẵn sàng cống hiến cho cộng đồng.

Công đoàn trường là chỗ dựa vững chắc của tập thể giáo viên, đoàn viên Công đoàn trường là chỗ dựa vững chắc của tập thể giáo viên, đoàn viên

Trong những năm qua, tuy kinh phí hoạt động Công đoàn hạn hẹp nhưng CĐCS Trường Mẫu giáo Sao Sáng 4 luôn nỗ lực hoàn ...

Công đoàn là tổ ấm, là người bạn đáng tin cậy của người lao động Công đoàn là tổ ấm, là người bạn đáng tin cậy của người lao động

Nhờ sự quan tâm kịp thời, đúng lúc của Công đoàn các cấp đã giúp anh Thổ Bình, Nông trường Hàng Gòn, Tổng Công ty ...

Công đoàn trường như là mái ấm của đoàn viên Công đoàn trường như là mái ấm của đoàn viên

Tổ chức Công đoàn Trường TH&THCS Thanh Nông thực sự trở thành mái ấm đối với mỗi đoàn viên.

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Vòng tay Công đoàn -

Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi

Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Nét đẹp Người lao động -

Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm

Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

VN post Lao động & Công đoàn media

VN post

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động Tôi công nhân

Quy định chấm công và thời giờ làm việc của người lao động

Doanh nghiệp quy định về việc chấm công đối với người lao động của doanh nghiệp mình. Thông thường, việc chấm công thường sẽ được thực hiện tại hai thời điểm trong một ngày bao gồm: giờ đi làm và giờ tan ca.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III Hoạt động Công đoàn

Thể lệ Cuộc thi viết về CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần III

LĐLĐ TP Đà Nẵng phối hợp Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lần thứ III.
Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Đi xuất khẩu lao động 10 năm chưa muốn về, sợ gia đình giục lấy chồng; Hơn 3.000 lao động Việt Nam mất tiền ký quỹ do ở lại Hàn Quốc trái phép; Người trẻ nhảy việc: Phải biết lượng sức; 6 quyền lợi người lao động được hưởng khi tăng lương tối thiểu ; từ 1/7/2024...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tổ ấm yêu thương

Vòng tay Công đoàn -

Tổ ấm yêu thương

Là trụ cột kinh tế trong gia đình, thầy giáo Huỳnh Hữu Trí, Tổ trưởng Tổ Năng khiếu của Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu trước hụt sau. Chia sẻ với anh, Công đoàn nhà trường đã vào cuộc…

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Nét đẹp Người lao động -

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022: Tiểu thương chợ Đông Ba mặc áo dài để buôn bán

Hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài” năm 2022, chào mừng kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) tiểu thương và cán bộ, nhân viên nữ chợ Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế mặc áo dài đến chợ buôn bán, gợi lại nét văn hóa truyền thống của vùng đất Cố đô.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Đời sống -

Hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm”

Công đoàn Y tế Việt Nam vừa thông báo hoãn tổ chức chung kết cuộc thi “Phụ nữ ngành Y duyên dáng, chuyên nghiệp, tận tâm” do tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Hà Nội đang giai đoạn đỉnh dịch, diễn biến hết sức phức tạp và khó lường.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.