Đi làm thay vì nghỉ phép năm, người lao động được trả lương như thế nào?

Sổ tay pháp luật - HỒNG MINH

Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà bất kì người lao động (NLĐ) nào cũng được hưởng. Tuy nhiên, không phải NLĐ nào cũng hiểu đúng và đủ về quyền lợi này dẫn đến việc chịu thiệt thòi.

Quy định về số ngày nghỉ phép năm

Đối với NLĐ làm việc đủ 12 tháng:

Theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

- 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, NLĐ sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép.

Nghỉ phép năm và những điều cần biết
Nếu làm việc lâu năm cho doanh nghiệp, NLĐ sẽ được cộng thêm phép thâm niên: Cứ đủ 05 năm làm việc thì được tăng thêm tương ứng 01 ngày phép. Ảnh minh họa: IT

Đối với NLĐ làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày phép được tính dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP với công thức tính như sau:

Số ngày phép

=

(

Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm

+

Số ngày phép thâm niên (nếu có)

)

: 12

x

Số tháng làm việc thực tế

- Trường hợp NLĐ làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của NLĐ (nghỉ Lễ, Tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

- Toàn bộ thời gian NLĐ làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu NLĐ tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp không giải quyết cho NLĐ nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động.

Cũng cần nói thêm rằng, nghỉ phép là quyền lợi của NLĐ nên NLĐ có quyền lựa chọn nghỉ phép hoặc không. Pháp luật không yêu cầu NLĐ bắt buộc phải nghỉ phép. Do đó, NLĐ hoàn toàn có thể đi làm trong những ngày phép nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động.

Không nghỉ phép để đi làm, NLĐ được hưởng lương bao nhiêu?

Để huy động tối đa lao động, nhiều doanh nghiệp đã đề nghị nhân viên không nghỉ phép mà tiếp tục tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, tận dụng phép của nhân viên, công ty phải trả thêm lương làm thêm giờ cao gấp nhiều lần lương ngày bình thường. Thêm vào đó, đối với mỗi ngày nghỉ phép năm, NLĐ còn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Do đó, nếu tận dụng phép của nhân viên, công ty sẽ phải trả lương cho NLĐ như sau: 400% lương khi NLĐ đi làm vào ban ngày của ngày phép và 490% lương khi NLĐ đi làm vào ban đêm của ngày phép.

Nghỉ phép năm và những điều cần biết
NLĐ được hưởng 400% lương khi đi làm vào ban ngày của ngày phép và 490% lương khi đi làm vào ban đêm của ngày phép. Ảnh minh họa: IT

Phép năm không nghỉ hết, NLĐ có được thanh toán không?

Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, NLĐ chưa nghỉ hết phép năm chỉ được được thanh toán tiền lương cho những ngày phép đó nếu lý do chưa nghỉ hết là do thôi việc hoặc bị mất việc làm.

Lúc này, người sử dụng lao động và NLĐ có thể thỏa thuận về việc nghỉ gộp phép sang năm sau. Điều này được ghi nhận tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động: NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu về nhân lực và NLĐ cũng không có nhu cầu nghỉ thì có thể đề nghị NLĐ đi làm trong những ngày phép còn lại của họ.

Việc tận dụng số ngày phép còn lại để đi làm cho doanh nghiệp, người sử dụng lao động sẽ phải trả lương cao gấp 4 lần cho NLĐ. Trường hợp chỉ trả lương theo đúng ngày công đang hưởng của NLĐ, doanh nghiệp có thể bị xử phạt về hành vi trả lương làm thêm giờ cho NLĐ bởi đi làm ngày phép được tính là làm thêm giờ. Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, tùy số lượng NLĐ bị vi phạm mà người sử dụng lao động sẽ bị phạt từ 05 đến 50 triệu đồng.

- Khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, NLĐ được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

- Khi nghỉ phép năm, nếu NLĐ đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Lương, thưởng của người lao động có thể được trả bằng sản phẩm? Lương, thưởng của người lao động có thể được trả bằng sản phẩm?

Bắt buộc phải trả lương cho người lao động bằng tiền nhưng đối với thưởng, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép công ty ...

Tiền lương của viên chức ngành giao thông từ tháng 3/2023 thay đổi như thế nào? Tiền lương của viên chức ngành giao thông từ tháng 3/2023 thay đổi như thế nào?

Từ 1/3, nhiều chính sách mới về tiền lương đối với một số ngạch viên chức chính thức có hiệu lực.

Đi làm vào ngày nghỉ lễ, người lao động được trả lương thưởng thế nào? Đi làm vào ngày nghỉ lễ, người lao động được trả lương thưởng thế nào?

Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trùng với giỗ Tổ Hùng Vương nên người lao động (NLĐ) sẽ được nghỉ 5 ngày liên ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Pháp luật lao động -

Sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục: Phạt lên đến 40 triệu đồng, trả thêm tiền cho NLĐ

Việc sa thải NLĐ sai căn cứ hoặc trình tự, thủ tục đều xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Pháp luật lao động -

Người giao hàng, tài xế công nghệ đang chịu thiệt thòi như thế nào khi hành nghề?

Theo Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global, hiện nay tài xế công nghệ (vận chuyển Grab, giao hàng tiết kiệm...) chưa có các quyền của người lao động; có rất nhiều ý kiến về việc cần phải bảo vệ quyền lợi của đội ngũ tài xế công nghệ, bởi họ đang là một đội ngũ lực lượng lao động chiếm số lượng rất lớn trong xã hội.

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Pháp luật lao động -

Công ty có được kỷ luật NLĐ khi vi phạm không xảy ra tại nơi làm việc không?

Khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải NLĐ chỉ áp dụng cho một số trường hợp nhất định, trong đó có những trường hợp hành vi vi phạm được quy định phải xảy ra tại nơi làm việc.

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Sổ tay pháp luật -

NLĐ, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động nào không được đình công?

Pháp luật quy định những đối tượng nào không được đình công?

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Sổ tay pháp luật -

Quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Điều 113 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định rất rõ về quyền và trách nhiệm của người lao động khi ngừng đình công

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Sổ tay pháp luật -

Những điều kiện cần có để người lao động sử dụng quyền đình công

Người lao động cần có những điều kiện nào để sử dụng quyền đình công?

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì? Tôi công nhân

Bị sa thải trái pháp luật, người lao động cần làm gì?

Trường hợp bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật không đúng quy định nêu trên, người lao động có thể tự đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình bằng việc khiếu nại, hòa giải, khởi kiện tòa án, thậm chí có thể tố giác tới cơ quan công an.

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó? Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Cán bộ công đoàn làm phóng viên – dễ hay khó?

Talk Công đoàn tuần này là cuộc trò chuyện với đồng chí Nguyễn Bá Mạnh - cán bộ Ban Tuyên giáo - Nữ công, LĐLĐ tỉnh Thái Bình.

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024 Infographic

10 Cán bộ Công đoàn được xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/02/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng “Nguyễn Văn Linh” lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ công đoàn tiêu biểu để trao giải thưởng danh giá này.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh Video

Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

Ngày 19/7, Đoàn công tác do đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương viếng đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại Nhà tưởng niệm đồng chí tại xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng.

Đọc thêm

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Pháp luật lao động -

Điều kiện người lao động khởi kiện vụ án tranh chấp lao động cá nhân

Để khởi kiện vụ án tranh chấp lao động thì người khởi kiện phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định.

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ muốn khởi kiện do tranh chấp khi nghỉ việc thì cần thực hiện các bước nào?

Tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại là yếu tố quan trọng nhất trong hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về bồi thường thiệt hại khi chấm dứt hợp đồng lao động. Những tư vấn từ Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật TNHH XTVN sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề này.

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Pháp luật lao động -

Bị đánh trong thời gian làm việc có coi là tai nạn lao động không?

Người lao động không may gặp tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả.

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Pháp luật lao động -

Tính sai thời gian và tiền lương trợ cấp thôi việc của người lao động: Các mức xử lý

Người lao động nếu đáp ứng đủ điều kiện nhận trợ cấp thôi việc và không thuộc một trong các trường hợp không được nhận trợ cấp thôi việc, mà người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Pháp luật lao động -

Cách tính tiền lương và trợ cấp thôi việc theo luật mới nhất

Thời gian và tiền lương tính trợ cấp thôi việc được quy định như thế nào là thắc mắc của nhiều người lao động.

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Pháp luật lao động -

Công ty ký hợp đồng lao động dưới hình thức thông điệp dữ liệu có rủi ro không?

Hợp đồng lao động được ký qua phương tiện thông tin điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu có đúng quy định của pháp luật?

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Pháp luật lao động -

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nội dung công việc thực tế mà người lao động (NLĐ) tham gia thử việc có thể khác nhau. Doanh nghiệp chỉ sai khi nội dung công việc theo hợp đồng lao động chính thức khác với thỏa thuận thử việc đã ký.

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Pháp luật lao động -

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết thời gian thử việc là trái pháp luật.

Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải?

Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định rõ cụ thể các trường hợp doanh nghiệp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động.

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.