Thứ ba 30/04/2024 20:31

Đề xuất xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động - GS.TS. LÊ VÂN TRÌNH - Chủ tịch Hội KHKT ATVSLĐ Việt Nam

Khi tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh tật xảy ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người lao động (NLĐ), mà còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp và đời sống kinh tế xã hội.
Đề xuất xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất
Công nhân Công ty Cổ phần Xi măng Ðiện Biên được trang cấp bảo hộ lao động đầy đủ trong quá trình làm việc.

TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (BNN) không phải tự nhiên đến, nó đều có nguyên nhân từ quá trình sản xuất bên trong nhà xưởng, từ sự chủ quan của NLĐ. Xây dựng và phát triển văn hóa phòng ngừa trong doanh nghiệp một cách hiệu quả cho phép chúng ta được loại bỏ và giảm thiểu được các tai nạn, bệnh tật và dịch bệnh.

Phát triển văn hóa an toàn lao động Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP hướng dẫn "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Mục tiêu đặt ra của Nghị quyết là bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, đồng thời kiên trì thực hiện mục tiêu kép, phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới trong năm 2021.

Để triển khai Nghị quyết của Chính phủ vào đời sống sản xuất, Viện Khoa học An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) phối hợp với Hội KHKT ATVSLĐ đề xuất việc xây dựng mô hình nâng cao hiệu quả công tác ATVSLĐ và phòng dịch bệnh trong các doanh nghiệp nhỏ, trên cơ sở khái niệm “Không tai nạn” ("Vision Zero") của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đó là mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh” tại nơi sản xuất.

Mục đích của mô hình” Không tai nạn, không dịch bệnh” là phát triển văn hóa an toàn lao động, đảm bảo điều kiện làm việc lành mạnh và an toàn cho NLĐ tại nơi sản xuất bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây ra TNLĐ, BNN, nhất là đại dịch SARS-CoV-2 đang lan truyền trên thế giới và ở nước ta.

Mục tiêu chính của mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”

1. Làm cho NLĐ hiểu được bản chất của khái niệm "Không tai nạn, không dịch bệnh” để yên tâm sản xuất.

2. Tổ chức công tác phòng, chống tai nạn thương tích, kết hợp ba lĩnh vực: An toàn, sức khỏe và phúc lợi của NLĐ.

3. Đề xuất các giải pháp đảm bảo ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh trong nhà xưởng.

4. Hỗ trợ cho NLĐ các kiến thức cơ bản về ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh.

Đề xuất xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất

Xây dựng và phát triển văn hóa phòng ngừa trong doanh nghiệp một cách hiệu quả sẽ loại bỏ và giảm thiểu được các tai nạn, bệnh tật và dịch bệnh. Trong ảnh: Sản xuất sản phẩm gỗ tại Công ty Rolchdale Spear (TX.Tân Uyên, Bình Dương).

Nội dung chủ yếu của mô hình

Nội dung chính của mô hình là, hướng dẫn để doanh nghiệp làm tốt công tác phòng ngừa TNLĐ, BNN một cách hiệu quả, loại bỏ được các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của NLĐ.

Các doanh nghiệp sản xuất nhỏ là các doanh nghiệp khó áp dụng một cách đầy đủ các hệ thống quản lý ATVSLĐ tiên tiến và quy mô, như tiêu chuẩn quản lý ATVSLĐ OSHAS 18001 hay ISO 45001. Trên cơ sở làm đơn giản các hệ thống quản lý ATVSLĐ đó, bổ sung hoạt động phòng, chống dịch bệnh, chúng tôi đề xuất mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”, nhằm bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho NLĐ làm việc tại các doanh nghiệp nhỏ trong trạng thái sản xuất bình thường mới.

Mô hình dựa trên 3 nền tảng:

1.An toàn khi làm việc; 2. Vệ sinh chỗ làm việc; 3. Sức khỏe và hạnh phúc của NLĐ. Mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh” được đề xuất gồm 8 hoạt động:

Hoạt động 1: Xây dựng các quy định ATVSLĐ trong doanh nghiệp

Việc xây dựng các quy định ATVSLĐ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau: Tuân thủ pháp luật, phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, cũng như các yêu cầu khác đã được doanh nghiệp cam kết về ATVSLĐ; Phù hợp với quy mô, tính chất sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu để phổ biến cho tất cả NLĐ và niêm yết tại nơi làm việc; Các quy định về ATVSLĐ phải liên tục được rà soát, điều chỉnh nhằm phù hợp với những thay đổi về máy móc, công nghệ, mặt bằng và mặt hàng của doanh nghiệp.

Trong trạng thái sản xuất mới, các doanh nghiệp dù nhỏ, cố gắng bố trí một cán bộ chuyên trách ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh để trực tiếp hướng dẫn các bước tiến hành và giám sát thực hiện mô hình.

Hoạt động 2: Xác định các nguy cơ tai nạn, bệnh tật và phải kiểm soát được rủi ro do các nguy cơ gây ra

Để xây dựng được mục tiêu “Không tai nạn, không dịch bệnh” trong doanh nghiệp, đầu tiên cần xác định rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại nào có trong quá trình sản xuất. Nhận thức rõ ràng về bản chất của các mối nguy hại, đặc biệt là mối nguy hại do Sars-CoV-2 gây ra.

Trên cơ sở xác định được các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá rủi ro và xếp thứ tự ưu tiên giải quyết dựa trên tần suất, tác hại do các yếu tố đó gây ra cho NLĐ. Sau đó đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường và điều kiện làm việc theo thứ tự ưu tiên nhằm giảm thiểu rủi ro đến mức hợp lý, ít ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng NLĐ nhất theo các hướng dẫn kỹ thuật, kinh phí thu xếp được và quy định pháp luật của nhà nước.

Đề xuất xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất

Khu nhà ăn được bố trí vách ngăn tại Công ty Furukawwa Automotive Parts (TP. Hồ Chí Minh), một biện pháp để hạn chế tiếp xúc khi ăn.

Hoạt động 3: Đặt mục tiêu hành động để thực hiện mô hình ”Không tai nạn. không dịch bệnh”

Mục tiêu đặt ra để cụ thể hóa các chính sách đảm bảo an toàn và phòng, chống dịch bệnh của doanh nghiệp, những vấn đề mà doanh nghiệp cần nỗ lực để loại trừ các nguy cơ rủi ro trong sản xuất. Xác định mục tiêu là khâu rất cần thiết để xây dựng kế hoạch và phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân... Mục tiêu về ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh phải cụ thể và phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để phân bố các nguồn kinh phí, nhân lực, xác định những vấn đề ưu tiên trong triển khai kế hoạch.

Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh”

Kế hoạch ATVSLĐ là xây dựng một tài liệu chi tiết hóa các nội dung công việc bắt buộc phải thực hiện để đạt được những mục tiêu và chính sách về ATVSLĐ đã được thông qua trong Hội nghị NLĐ hằng năm, với việc bổ sung công tác phòng, chống dịch bệnh, nhằm thực hiện mô hình “Không tai nạn, không dịch bệnh” trong doanh nghiệp.

Hoạt động 5: Triển khai thực hiện kế hoach

Là việc phân công các bộ phận và các cá nhân có liên quan trong doanh nghiệp triển khai nhiệm vụ của mình trong kế hoạch của mô hình đã xác định. Để thực hiện hiệu quả, doanh nghiệp cần có kế hoạch triển khai công tác truyền thông, huấn luyện giúp mọi người nắm bắt và thống nhất cách hiểu khi thực hiện mô hình.

Hoạt động 6: Giám sát việc thực hiện kế hoạch

Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, làm cơ sở để đánh giá và đề xuất các biện pháp điều chỉnh, với các nội dung chủ yếu:

1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện từng chỉ số trong mục tiêu được giao; thực hiện thống kê, báo cáo việc thực hiện;

2. Điều tra về tai nạn, sự cố, bệnh tật và khả năng lây nhiễm dịch bệnh liên quan đến nơi làm việc;

Hoạt động 7: Điều chỉnh công tác phòng ngừa và khắc phục rủi ro

Thông qua kết quả sau kiểm tra, các doanh nghiệp có thể xem xét, đánh giá thường xuyên về hiệu quả của mô hình thông qua công tác ATVSLĐ và phòng, chống dịch bệnh của doanh nghiệp. Sau đó đi sâu phân tích nguyên nhân việc chưa đạt mục tiêu, những việc làm chưa đúng với kế hoạch đã đặt ra, nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục, bổ sung.

Đề xuất xây dựng mô hình “Không tai nạn lao động, không dịch bệnh” trong sản xuất

Tuyên truyền an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân Công ty Than Quang Hanh (Quảng Ninh).

Hoạt động 8: Phòng ngừa dịch bệnh

Doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan y tế, các doanh nghiệp trong cùng địa bàn để phối hợp chống dịch và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, với ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe của NLĐ, khách hàng, đối tác kinh doanh và tất cả các bên có liên quan nhằm ngăn chặn sự lây lan của Sars-CoV-2 và bình thường hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh ở các doanh nghiệp, các chiến lược phòng ngừa là cần thiết, bao gồm: Giảm mật độ NLĐ làm việc, đeo khẩu trang đúng quy cách, tách xa các vị trí lao động để duy trì khoảng cách, lắp đặt vách ngăn giữa các công đoạn, áp dụng các chiến lược làm sạch và khử trùng tăng cường, cải thiện hệ thống thông gió.

Các biện pháp giảm thiểu rủi ro do lây nhiễm

Thực hiện đầy đủ 5K, sử dụng khẩu trang lưỡng dụng: Vừa phòng, chống được các yếu tố có hại trong sản xuất (bụi, hơi khí độc,..), vừa ngăn chặn được Sars-CoV-2. Giãn cách vị trí làm việc trong phân xưởng hơn so với khi thiết kế (cố gắng đến 2m khi có thể), cố gắng có che chắn bằng vách mềm tại một số vị trí thao tác cố định bên thiết bị.

Tổ chức thông gió cơ khí, trao đổi không khí có định hướng (theo 1 chiều) trong nhà xưởng để giảm nguy cơ lây lan với bội số trao đổi không khí ít nhất bằng 3 về mùa hè và bằng 2 về mùa đông. Bố trí cửa ra, vào phân xưởng khác nhau cho NLĐ.

Tổ chức đi theo từng cụm sản xuất khi đi ăn hay ra về để hạn chế lây nhiễm chéo. Không đi lại, ngồi lộn xộn trong phòng ăn, thiết lập vách ngăn giữa các chỗ ngồi, chia nhỏ giờ ăn để giảm thiểu số người trong phòng ăn. Thực hiện các bữa ăn im lặng.

Hạn chế các sự kiện tập trung trực tiếp bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, các cuộc tụ họp xã hội,... Thực hiện đủ và đúng mô hình với 8 bước trên, doanh nghiệp sẽ hạn chế tới mức tối đa các nguy cơ rủi ro do tai nạn và dịch bệnh gây ra, đảm bảo sản xuất an toàn trong tình hình mới, nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe NLĐ – nguồn nhân lực và là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng Công tác quản lý an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng

Luật ATVSLĐ đã quy định rõ về ATVSLĐ đối với NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động (HĐLĐ). Tuy nhiên, thực tế nghiên ...

Nhân rộng mô hình “Phòng Y tế từ xa” để thích ứng an toàn Nhân rộng mô hình “Phòng Y tế từ xa” để thích ứng an toàn

Mô hình “Phòng Y tế từ xa” đã triển khai hiệu quả ở TP. Hồ Chí Minh và đang được Viện Khoa học An toàn ...

Bộ Xây dựng: Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội Bộ Xây dựng: Đề xuất gói tín dụng 65.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội

Ngày 28/10, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh vừa ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 4 công nhân tử vong tại Công ty Than Thống Nhất: Chuyên gia an toàn nói gì?

Rạng sáng nay (3/4), một vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty Than Thống Nhất, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh khiến 4 công nhân tử vong, 7 người khác bị thương.

Chăm sóc sức khoẻ cho những ngày nắng nóng đỉnh điểm, người lao động nên biết Tôi công nhân

Chăm sóc sức khoẻ cho những ngày nắng nóng đỉnh điểm, người lao động nên biết

Thời tiết nắng nóng tác động rất nhiều đến sức khỏe, làm gia tăng các ca đột quỵ, sốc nhiệt. Vì vậy, mỗi người dân lao động cần biết cách để giữ gìn sức khỏe trong những ngày nắng nóng.

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác Tôi công nhân

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân lao động bị sập bẫy. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 mà các đối tượng thường sử dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân lao động cần biết và nên tránh.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ

Bản tin công nhân ngày 29/4 gồm những nội dung chính sau đây: Hà Nội: Gác lại nghỉ lễ, nhiều công nhân chạy đua trên công trình giao thông trọng điểm; Công nhân đội nắng, đẩy nhanh tiến độ dự án gần 500 tỉ đồng trên Quốc lộ 6; Công nhân xa nhà tranh thủ tăng ca, về quê dịp lễ...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Lỗ hổng trong công tác kiểm tra, giám sát an toàn lao động

Từ vụ việc hơn 60 công nhân mắc bụi phổi ở Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn vệ sinh lao động còn thiếu sâu sát, chưa phát hiện các vi phạm hoặc xử lý chưa nghiêm.

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

An toàn, vệ sinh lao động -

Quảng Ninh: Gần 60 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc khí

Trong khi đang làm việc, 57 công nhân Công ty TNHH Vega Balls thuộc Khu công nghiệp Đông Mai có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, khó thở nghi do ngộ độc khí đã phải nhập viện điều trị.

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

Người lao động -

Sự bình an, ổn định của lao động là yếu tố cốt lõi của an dân trong phục hồi kinh tế

“An dân” theo từ điển Hán Việt là an định đời sống nhân dân, vỗ về nhân dân. Trong “an dân”, từ an là làm cho yên ổn, từ dân chỉ dân chúng. “Dân là gốc” trở thành bài học quan trọng bậc nhất đối với sự còn mất của chính quyền. Trong những ngày đầu sau khi nước Việt Nam ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn chú ý đến quan niệm “dân là gốc” (dân vi bản) truyền thống. Trong tình hình mới, Đảng ta cũng có quan điểm dựa vào dân, “dân là gốc”, là trung tâm, là chủ thể. Điều đó có lẽ cũng đúng với tổ chức Công đoàn trong quan hệ với công nhân lao động (CNLĐ).

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Người lao động -

Chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân bệnh bụi phổi khiến 6 công nhân tử vong tại Nghệ An

Chuyên gia khẳng định vụ bụi phổi xảy ra tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) xuất phát từ hệ thống công nghệ, thiết bị chưa đảm bảo an toàn, doanh nghiệp chưa nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Người lao động -

Vụ 3 người tử vong dưới khoang tàu: Điều cần biết về hiểm họa ở không gian kín

Vụ việc 3 người tử vong do bị ngạt khí trong khoang tàu vừa xảy ra ở Quảng Ninh tiếp tục là lời cảnh báo về những hiểm họa chết người trong không gian kín.

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao ý thức bảo đảm an toàn lao động của nữ nông dân trồng cà phê

Thời gian qua, nhờ những khóa đào tạo, tập huấn của Liên minh Cà phê Phụ nữ Quốc tế sử dụng chương trình WIND, những nữ nông dân trồng cà phê ở Sơn La đã biết làm việc an toàn hơn, tổ chức cuộc sống tốt hơn, môi trường phong quang, sạch đẹp hơn.

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Người lao động -

Vụ bụi phổi ở Nghệ An: Người lao động có thể khởi kiện

Chuyên gia an toàn, vệ sinh lao động đánh giá vụ việc hàng loạt công nhân bị bụi phổi tại Công ty TNHH Châu Tiến (Nghệ An) là rất nghiêm trọng.

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

An toàn, vệ sinh lao động -

Học hỏi, đưa những cải tiến vào sản xuất

Cùng với các ngành, các cấp chính quyền Lâm Đồng, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã tổ chức nhiều hoạt động cải thiện điều kiện làm việc (ĐKLV) của người lao động (NLĐ) trong lĩnh vực sản xuất cà phê ở địa phương, như mở các lớp tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), đánh giá rủi ro tại nơi làm việc... qua đó nhiều nông dân Lâm Đồng đã nắm bắt, áp dụng, bảo đảm ATVSLĐ cho chính mình.

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động -

Góp phần bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong nông nghiệp

Công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong ngành Nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng tâm được ngành, Công đoàn ngành quan tâm thúc đẩy trong nhiều năm qua.

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

An toàn, vệ sinh lao động -

Nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê

Dự án Vision Zero Fund (ILO VZF) đã tích cực phối hợp với Tổng LĐLĐ Việt Nam trong việc chia sẻ thông tin, tham vấn và triển khai thúc đẩy Chiến dịch truyền thông để nâng cao nhận thức về ATVSLĐ trong chuỗi cung ứng cà phê tại Việt Nam.