Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống

Phóng sự điều tra - MINH ANH

Bị nợ lương từ năm 2017 đến nay, nhiều lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex - Công ty CP Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) phải lựa chọn những công việc tự do tạm thời với mức lương bấp bênh để duy trì cuộc sống hằng ngày.
Công nhân Haprosimex không đồng ý với phương án trả 50% lương

Nợ lương người lao động từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa vào năm 2017 và tiếp tục bán lại cho một nhóm cổ đông vào năm 2022, Công ty Haprosimex vẫn chưa trả hết, dù tập thể người lao động rất nhiều lần kêu cứu lãnh đạo Công ty và các cơ quan chức năng. Gần 500 công nhân sản xuất phải nghỉ việc, nhiều người trở thành lao động tự do vì khó khăn do tìm việc.

“Chế độ không có, rủi ro công việc thì nhiều vì cô đã lớn tuổi”

Cô Đặng Thị Dung (61 tuổi, trước đó là Tạp vụ làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex) hiện đang làm quét dọn tại chợ Ninh Hiệp và rửa bát thuê. Với hai công việc trên, hằng tháng cô có mức thu nhập hơn 6 triệu đồng.

"Công việc quét chợ cô làm từ 5 giờ 30 phút đến 19 giờ, họ trả lương được gần 6 triệu tính cả bữa ăn trưa. Còn rửa bát cô làm thêm khi người thuê có nhu cầu, được trả thêm 120 nghìn đồng/ buổi. Cũng phải tằn tiện lắm mới đủ sống", cô Dung nghẹn ngào.

Cô Dung là mẹ đơn thân nhiều năm nay, con gái lớn đã lập gia đình. Con trai thứ mất từ năm 2007 do bị tai nạn trong quá trình làm việc, để lại cho cô một nỗi đau khôn nguôi. Khi đó, hai cháu nội vẫn còn quá nhỏ, con dâu cô Dung là giáo viên mầm non với mức lương chưa đến 6 triệu đồng/ tháng. Chính vì vậy, hằng tháng cô vẫn phải đóng góp thêm nuôi 2 cháu ăn học.

Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống
Cô Đặng Thị Dung (61 tuổi, trước đó là tạp vụ làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex) hiện đang làm quét dọn tại chợ Ninh Hiệp và rửa bát thuê với mức thu nhập hơn 6 triệu đồng/ tháng. Ảnh: M.A

Kể từ ngày Công ty ra thông báo nghỉ chờ việc vào năm 2016, khi đó, cô đã ngoài 50 tuổi, cũng chỉ biết đợi đến khi được đi làm lại. Lương thì Công ty nợ, gia đình cũng không có khoản tích lũy, nhà thì phải đi thuê trọ, cô Dung phải tìm đến công việc với mức thu nhập bấp bênh để còn duy trì cuộc sống và lo thêm cho 2 cháu.

Cô Dung chia sẻ, quãng đường từ nhà đến chợ Ninh Hiệp nơi cô làm việc cũng gần 10 cây số. Phương tiện đi lại là chiếc xe đạp cà tàng, cũ kỹ nhiều năm nay. Đi làm từ tờ mờ sáng và về nhà khi trời đã tối mịt, công việc quét dọn chợ cũng khá nặng so với tuổi của cô. “Công việc làm thuê không thuộc diện hỗ trợ của công đoàn để mình được hưởng những chế độ theo quy định. Chính vì vậy, chẳng may xảy ra rủi ro khi làm việc cô cũng đành phải chấp nhận. Hơn nữa, con đường đến chợ cũng có nhiều xe to chạy rất ẩu khiến cô không khỏi lo lắng”.

Đôi chân tập tễnh cùng chiếc lưng đau do trái gió trở trời, cô Dung nặng nề đẩy chiếc xe đi gom rác quanh chợ.

Lo lắng từ những công việc thời vụ

Anh Nguyễn Hữu Hậu (sinh năm 1988) và chị Trần Thị Thu Hương (sinh năm 1993) đều là công nhân làm việc tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex. Cũng như cô Dung, vợ chồng anh Hậu đều khó khăn khi tìm công việc khác sau thời gian chờ nghỉ việc.

Để duy trì cuộc sống gia đình và lo cho 3 con nhỏ, anh Hậu nhận chạy thêm xe ôm, chở hàng từ chợ Ninh Hiệp. Chị Hương đi làm may thuê và ở nhà chăm sóc 3 con. Mức thu nhập từ công việc thời vụ của cả 2 vợ chồng chưa đến 10 triệu đồng cho gia đình 5 người chi tiêu.

“Công việc xe ôm tôi chạy linh động về thời gian, nhưng dạo gần đây cũng ít khách đi và kinh tế khó khăn nên đơn hàng chủ thuê giao cho khách cũng không có nhiều”, anh Hậu chia sẻ.

Công ty nợ lương, công nhân Haprosimex bấp bênh lo toan cuộc sống
Anh Nguyễn Hữu Hậu (sinh năm 1988) nhận chạy thêm xe ôm, chở hàng từ chợ Ninh Hiệp để kiếm thu nhập lo cho gia đình. Ảnh: Ý Yên

Được biết, hiện Công ty Haprosimex vẫn nợ vợ chồng anh Hiệp hơn 60 triệu tiền lương. Số tiền ấy cũng có thể giúp gia đình anh Hậu trang trải được cuộc sống trong một thời gian khi mà vợ chồng anh hiện trong tình trạng thiếu việc làm.

“Giờ không đi làm Công ty, chúng tôi không được đóng bảo hiểm. Bảo hiểm y tế tôi cũng phải mua ngoài để đề phòng ốm đau, đi lại. Công ty thì không chấm dứt hợp đồng lao động nên vợ chồng tôi cũng như nhiều công nhân khác tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex khó tìm được công việc mới”, anh Hậu thở dài.

Trước đó, theo biên bản cuộc họp ngày 9/3/2023 giữa đại diện Công ty Haprosimex với đại diện người lao động, Công ty đã xác định số tiền lương Công ty còn nợ công nhân lao động tại Nhà máy Dệt kim Haprosimex là hơn 1,6 tỷ đồng. Công ty cũng đưa ra lộ trình sẽ thanh toán dứt điểm lương cho người lao động trong năm 2023.

Thế nhưng, ngày 4/7, khi đại diện Công ty làm việc với công nhân về vấn đề thanh toán tiền lương tại trụ sở Công ty tại 115 Đội Cấn, Ba Đình, phía Công ty đưa ra biên bản thỏa thuận với người lao động như sau: “Haprosimex đồng ý thanh toán và người lao động đồng ý nhận khoảng 50% số tiền lương, thay vì 100% số tiền lương theo số liệu nội bộ. Người lao động đọc đã hiểu và nhất trí nội dung nêu trong biên bản, đã nhận đủ số tiền (tương đương 50% lương) và cam kết sẽ không yêu cầu Haprosimex thanh toán bất kỳ khoản tiền nào khác, không thực hiện bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào về vấn đề tiền lương và chế độ lao động giữa người lao động và Haprosimex”.

Tập thể người lao động không đồng ý với phương án mà Công ty đưa ra. Bà Nguyễn Thị Huyền – đại diện cho công nhân lao động thuộc Nhà máy Dệt kim Haprosimex cho biết sẽ làm rõ vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động từ phía Công ty.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, đồng chí Hoàng Thanh Sơn - Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt may Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ đồng hành cùng với người lao động trong việc đòi quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Công đoàn ngành có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng có thẩm quyền, các cơ quan ban ngành liên quan để xử lý, tháo gỡ những vấn đề còn tồn đọng.

Cùng với đó, Trung tâm Tư vấn pháp luật và hỗ trợ người lao động - Công đoàn Hà Nội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Công đoàn ngành để đồng hành, hướng dẫn người lao động gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.

Bài 16: Quảng An 1 đưa ra lộ trình thanh toán nợ bảo hiểm xã hội cho NLĐ Bài 16: Quảng An 1 đưa ra lộ trình thanh toán nợ bảo hiểm xã hội cho NLĐ

Giám đốc chi nhánh 2 - Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 tại Đà Nẵng - Lưu Thanh Tùng đã ký thông báo ...

Bài 17: Công ty Quảng An 1 làm người lao động hy vọng rồi thất vọng cùng cực Bài 17: Công ty Quảng An 1 làm người lao động hy vọng rồi thất vọng cùng cực

Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 đưa ra lộ trình thanh toán về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), ...

Bài 18: BHXH Đà Nẵng yêu cầu Quảng An 1 chuyển đóng ngay hơn 11 tỷ đồng nợ NLĐ Bài 18: BHXH Đà Nẵng yêu cầu Quảng An 1 chuyển đóng ngay hơn 11 tỷ đồng nợ NLĐ

Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP. Đà Nẵng - Nguyễn Hùng Anh khẳng định, đơn vị không có thẩm quyền chấp thuận ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo Sở Y tế tỉnh và cơ quan liên quan cần chú ý đến nguyện vọng và tình hình thực tế của cán bộ.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Phóng sự điều tra -

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi còn 2 năm tuổi hưu và bệnh nặng, từng có nhiều năm tháng xông pha, bám cơ sở trong gian khó vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Phóng sự điều tra -

Sau phản ánh của Tạp chí Lao động và Công đoàn, người lao động được hưởng quyền lợi thai sản bị “treo”

Cuối tháng 8/2024, Tạp chí Lao động và Công đoàn có đăng tải bài viết “Công ty Igarten nợ bảo hiểm xã hội: Lao động nữ mòn mỏi chờ quyền lợi thai sản”. Sau bài viết này, BHXH TP Hà Nội đã phối hợp với Công ty Igarten hoàn tất các thủ tục, chi trả quyền lợi thai sản cho người lao động.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Không hợp lý, hợp tình.

Liên quan quyết định điều động bác sĩ Lê Khắc Thu đi cơ sở, ông Lê Viết Bắc - Phó Giám đốc Sở Y tế, kiêm Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: “Về mặt nguyên tắc và khi điều động mà người ta đang đi điều trị bệnh là sai, không hợp lý, hợp tình”.

Công ty XNK Công nghiệp Trường Thành nợ bảo hiểm xã hội, lao động chật vật chờ chốt sổ

Phóng sự điều tra -

Công ty XNK Công nghiệp Trường Thành nợ bảo hiểm xã hội, lao động chật vật chờ chốt sổ

Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành (Khu công nghiệp Tây Bắc, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) nợ BHXH nhiều năm, khiến người lao động không thể chốt sổ, hưởng lương hưu. Thấy vậy, Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Quảng Bình đã đứng ra hòa giải, yêu cầu doanh nghiệp thanh toán tiền BHXH để người lao động chốt sổ, làm chế độ hưu trí.

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ từng góp ý, phản biện nhiều vấn đề chuyên môn

Phóng sự điều tra -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ từng góp ý, phản biện nhiều vấn đề chuyên môn

Là người tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Khắc Thu - Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế từng đưa ra nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn nhằm xây dựng, phát triển cơ quan.

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động

Đồng chí Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang chia sẻ trong Talk Công đoàn với chủ đề: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 12/10/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang về hiệu quả của các cuộc đối thoại với công nhân lao động giúp giải quyết những "bức xúc".

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết Infographic

2.400 đoàn viên, người lao động được tặng vé về quê đón Tết

Ngoài ra, đoàn viên, người lao động đi các chuyến bay, chuyến tàu về quê đón Tết sẽ được nhận thêm các phần quà ý nghĩa.
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Những suất ăn sinh viên có “dị vật” Video

Những suất ăn sinh viên có “dị vật”

Sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đã lên tiếng tố cáo bữa ăn nhà trường trong tuần Giáo dục Quốc Phòng có dùng cơm canh thừa của người trước cho người sau. Đặc biệt, sinh viên cũng chia sẻ hình ảnh những “dị vật” xuất hiện trong các phần ăn.

Đọc thêm

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Chuyên gia khẳng định đi lại nhiều sức khỏe sẽ không đảm bảo

Pháp luật lao động -

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Chuyên gia khẳng định đi lại nhiều sức khỏe sẽ không đảm bảo

TS.BS Nguyễn Thái Bảo - Trưởng khoa Phẫu thuật khớp và Y học thể thao, Trung tâm Chấn chương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Trung ương Huế không dám khẳng định tình trạng bệnh tật của bác sĩ Lê Khắc Thu sẽ phục hồi hoàn toàn sau ca phẫu thuật.

Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc: “Vấn đề sức khỏe bác sĩ Thu không có ảnh hưởng chi cả”

Pháp luật lao động -

Giám đốc TTYT huyện Phú Lộc: “Vấn đề sức khỏe bác sĩ Thu không có ảnh hưởng chi cả”

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Viết Cường đã có cuộc làm việc với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn cùng một số đồng nghiệp cung cấp những thông tin chính thức liên quan việc bổ nhiệm, điều động bác sĩ Lê Khắc Thu (SN 1965), Trưởng Khoa khám bệnh Cơ sở 1 của Trung tâm đến làm trạm trưởng 1 trạm y tế xã trong hoàn cảnh bệnh nặng và còn 2 năm nữa nghỉ hưu.

Thừa Thiên Huế: Bất thường việc điều động bác sĩ ở huyện Phú Lộc

Pháp luật lao động -

Thừa Thiên Huế: Bất thường việc điều động bác sĩ ở huyện Phú Lộc

Mặc dù hàng chục năm cống hiến trong ngành Y, còn 2 năm nữa nghỉ hưu và hiện đang bệnh nặng phải nhập viện chờ mổ, nhưng bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở 1, Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn bị điều động về làm trưởng trạm y tế xã.

Công ty Igarten thất hẹn trả thưởng kinh doanh, người lao động có quyền khởi kiện

Phóng sự điều tra -

Công ty Igarten thất hẹn trả thưởng kinh doanh, người lao động có quyền khởi kiện

Người lao động từng làm việc tại Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục Igarten (Hà Nội) phản ánh rằng công ty này đang chiếm giữ trái phép tiền thưởng kinh doanh của họ, cố tình né tránh, không giải quyết quyền lợi chính đáng của họ.

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài cuối:  Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời thanh tra, chấn chỉnh

Pháp luật lao động -

"Bẫy nợ" thẻ ngân hàng - Bài cuối: Ngân hàng Nhà nước cần kịp thời thanh tra, chấn chỉnh

GS.TS Hoàng Văn Cường - Ủy viên Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội cùng đại biểu Hà Sỹ Đồng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị có những chia sẻ liên quan loạt bài “Bẫy nợ thẻ ngân hàng”.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 10: Các ngân hàng cần rà soát vấn đề thẻ một cách tổng thể

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) và đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương) đã có những chia sẻ với Tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến loạt bài “Bẫy nợ” thẻ ngân hàng mà tạp chí đăng tải những ngày vừa qua.

Nhờ Công đoàn khởi kiện ra toà, người lao động được bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng

Phóng sự điều tra -

Nhờ Công đoàn khởi kiện ra toà, người lao động được bồi thường hơn 1,2 tỷ đồng

Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phân công cán bộ công đoàn giúp người lao động khởi kiện yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động. Tại phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án buộc công ty phải bồi thường cho người lao động hơn 1,2 tỷ đồng.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 9: Chưa có hướng dẫn chung cho các ngân hàng đối với thẻ “ngủ đông”

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 9: Chưa có hướng dẫn chung cho các ngân hàng đối với thẻ “ngủ đông”

Theo bà Nguyễn Hồng Thanh, Trưởng Tiểu ban Chính sách của Chi Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, hiện chưa có hướng dẫn, quy định chung cho các ngân hàng đối với các thẻ “ngủ đông” hoặc lâu không hoạt động.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 8: "Tư vấn các loại phí mở thẻ là trách nhiệm của ngân hàng"

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 8: "Tư vấn các loại phí mở thẻ là trách nhiệm của ngân hàng"

Luật sư Lương Minh Tuấn, Công ty Luật TNHH Năng & Partner (Hà Nội) chia sẻ ý kiến của mình về công tác phát hành, quản lý và sử dụng thẻ ngân hàng, nhất là đối với loại thẻ tín dụng dễ khiến công nhân, người lao động trở thành những “con nợ” bất đắc dĩ.

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch

Pháp luật lao động -

“Bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Bài 7: Mọi lợi ích thu được từ khách hàng phải hợp pháp và minh bạch

“Trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay, tôi cho rằng các ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn cao về đạo đức kinh doanh để đảm bảo rằng mọi lợi ích thu được từ khách hàng đều hợp pháp và minh bạch”, ThS.Luật sư Nguyễn Thị Minh Anh - Công ty Luật TNHH Việt Kim (Hà Nội), chia sẻ.