Thứ sáu 29/09/2023 16:27
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân

Hướng dẫn pháp luật - HỒNG MINH

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, hiện nay cách tính lương hưu của hai khu vực nhà nước và tư nhân có sự khác biệt. Cho nên, cùng thời gian tham gia BHXH như nhau nhưng mức lương hưu ở hai khu vực này không tương đồng, dẫn đến nhiều băn khoăn cho người lao động (NLĐ).

Sự khác biệt trong cách tính lương hưu hai khu vực nhà nước và tư nhân cụ thể như sau: Lương hưu của lao động khu vực tư nhân được tính bình quân trên tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian làm việc, còn khu vực Nhà nước tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của số năm cuối trước khi nghỉ hưu…

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân
Nhiều NLĐ băn khoăn khi có sự khác biệt trong cách tính lương hưu giữa khu vực nhà nước và tư nhân. Ảnh minh họa: TL

Đối với lao động khu vực nhà nước

NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

5 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995;

6 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000.

8 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006.

10 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015.

15 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019.

20 năm cuối trước khi nghỉ hưu, đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024.

Còn đối với NLĐ bắt đầu tham giaBHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian.

Đối với lao động khu vực tư nhân

Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH.

Cụ thể, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2020 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm, NLĐ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Theo quy định tại Điều 56 và 74 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức lương hưu của NLĐ căn cứ vào tỷ lệ hưởng và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH, được xác định theo công thức chung: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của NLĐ căn cứ vào điểm b, c, khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và điểm b, c, khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.

Cụ thể, lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bBHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Còn đối với lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1/1/2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Chi tiết cách tính lương hưu lao động khu vực nhà nước và tư nhân
NLĐ tham gia BHXH để được nhận lương hưu khi về già. Ảnh minh họa: TL

Ví dụ: Lao động nữ nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng 20 năm BHXH được nhận mức lương hưu hằng tháng bằng 55% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; nếu đóng đủ 30 năm BHXH sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa, với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%.

Lao động nam nghỉ hưu năm 2023, nếu đóng đủ 20 năm BHXH được nhận mức lương hưu hàng tháng bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; nếu đóng đủ 35 năm BHXH sẽ được hưởng mức lương hưu tối đa, với tỷ lệ hưởng 75%.

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ có sự khác biệt trong cách tính lương hưu của lao động khu vực Nhà nước và tư nhân như trên là do việc chi trả lương của NLĐ ở khu vực công do ngân sách nhà nước đảm bảo, còn lao động khu vực tư nhân do doanh nghiệp thực hiện.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, mặc dù Luật BHXH năm 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật đã hướng dẫn chi tiết mức tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, nhưng việc tổ chức thực hiện vẫn còn bất cập. Đó là việc các doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã phân chia tiền lương của NLĐ thành các khoản khác nhau để tránh đóng BHXH cho NLĐ.

Ở một số doanh nghiệp vẫn tồn tại 3 loại thu nhập là thu nhập để làm căn cứ đóng BHXH, thu nhập để doanh nghiệp thực hiện quyết toán, và thu nhập thực tế chi trả cho NLĐ.

Thu nhập để làm căn cứ đóng BHXH luôn ở mức thấp nhất, bằng mức lương tối thiểu vùng, cộng 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề và cộng thêm 5% hoặc 7% đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến mức hưởng các chế độ BHXH, đặc biệt là mức hưởng lương hưu khi về già.

Theo thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2022, cả nước đã giải quyết gần 763.000 người hưởng lương hưu (trung bình mỗi năm giải quyết đối với khoảng 109.000 người). Trong đó, có khoảng 420.000 người đạt tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, chiếm tỷ lệ 55,2% số người được giải quyết hưởng chế độ hưu trí.

Hiện cơ quan BHXH đang thực hiện chi trả cho khoảng 2,7 triệu người hưởng lương hưu. Trong tổng số người hưởng này, phần lớn có mức hưởng từ 3 triệu đồng/tháng đến dưới 7 triệu đồng/tháng với gần 1,9 triệu người (chiếm 68,3% tổng số người hưởng lương hưu trên cả nước). Người đang được hưởng lương hưu cao nhất cả nước là hơn 120 triệu đồng/tháng.

Đề xuất giải quyết lương hưu đối với lao động bị doanh nghiệp nợ BHXH Đề xuất giải quyết lương hưu đối với lao động bị doanh nghiệp nợ BHXH

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB & ...

Đề xuất trợ cấp hưu trí hằng tháng cho người trên 60 tuổi không có lương hưu Đề xuất trợ cấp hưu trí hằng tháng cho người trên 60 tuổi không có lương hưu

Tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đang được lấy ý kiến, lần đầu tiên Bộ Lao động - Thương binh ...

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân : “Nhiều lao động đã về hưu lương không đủ sống” Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân : “Nhiều lao động đã về hưu lương không đủ sống”

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân cho biết hiện nay có nhiều lao động đã về hưu chỉ nhận được 2,5 – 3 triệu/tháng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản

Hướng dẫn pháp luật -

Quyền lợi của người lao động khi công ty phá sản

Mới đây, một doanh nghiệp may mặc ở Nam Định bất ngờ thông báo cho người lao động về nguy cơ sẽ phá sản, sau đó tiến hành niêm phong nhà xưởng, máy móc. Hơn 100 lao động đang lo lắng vì nguy cơ thiệt thòi quyền lợi.

5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu

Pháp luật lao động -

5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu

Bác Kim Hiền (Bắc Ninh) hỏi: Tôi năm nay 50 tuổi, là giáo viên tiểu học. Do sức khỏe không đảm bảo nên tôi có nguyện vọng xin nghỉ hưu trước tuổi. Vậy không biết quy định về việc nghỉ hưu trước tuổi như thế nào và tôi có bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu hay không?

Điều kiện để được hưởng BHXH một lần và mức hưởng

Hướng dẫn pháp luật -

Điều kiện để được hưởng BHXH một lần và mức hưởng

Nhiều bạn đọc băn khoăn không biết như thế nào là đủ điều kiện được hưởng BHXH một lần, mức hưởng BHXH một lần được tính ra sao?

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Hướng dẫn pháp luật -

7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động

Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động; sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật là hai trong số 7 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Hướng dẫn pháp luật -

Quy định thời giờ làm việc đối với lao động dưới 18 tuổi

Thời giờ làm việc, các quy định làm thêm giờ đối lao động dưới 18 tuổi (chưa thành niên) được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao động năm 2019.

Những quyền lợi của cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp

Hướng dẫn pháp luật -

Những quyền lợi của cán bộ công đoàn làm việc tại doanh nghiệp

Theo Luật Công đoàn Việt Nam, cán bộ công đoàn không chuyên trách có nhiều quyền lợi như được hưởng phụ cấp trách nhiệm; cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kỳ không bị chấm dứt hợp đồng lao động do hết hạn; đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác,...

Talk Công đoàn: Để bất kỳ ai cũng tiếp cận được các học liệu về an toàn lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để bất kỳ ai cũng tiếp cận được các học liệu về an toàn lao động

Đồng chí Nguyễn Anh Thơ – Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh Lao động tham gia Talk Công đoàn chia sẻ về vấn đề an toàn và vệ sinh lao động.
Khoản tiền nào sẽ tăng mạnh nếu đóng BHXH sát thu nhập thực tế? Tôi công nhân

Khoản tiền nào sẽ tăng mạnh nếu đóng BHXH sát thu nhập thực tế?

Nếu phương án 2 của đề xuất tính tiền lương làm căn cứ tính đóng BHXH tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi được thông qua thì sắp tới, người lao động có cơ hội được đóng BHXH sát với thu nhập thực tế. Và khi đó, 7 khoản tiền bảo hiểm sẽ tăng theo.
Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình "01 triệu sáng kiến" Infographic

Kế hoạch tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình "01 triệu sáng kiến"

Thực hiện Chương trình số 3259/CTr-TLĐ ngày 15/12/2021 của Tổng Liên đoàn về việc tổ chức Chương trình “01 triệu sáng kiến, nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid – 19”, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình với các nội dung như sau:
Tiếp thêm Oxy cho công nhân bị bụi phổi TikTok vui

Tiếp thêm Oxy cho công nhân bị bụi phổi

Chị Hương vui mừng thông báo: Gia đình nhận được 14 triệu đồng do các nhà hảo tâm quyên góp sau khi đọc phóng sự “Thợ đá Châu Tiến – bao nhiêu Oxy cũng không đủ” trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn.
Muôn nẻo yêu thương số 10: Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 10: Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ

Làm thế nào để có thể ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ, đặc biệt khi mất đi người thân yêu của mình. Đón xem Muôn nẻo yêu thương số 10 với chủ đề: Ổn định tâm lý sau những cú sốc bất ngờ. Chương trình phát sóng 19 giờ, thứ Sáu, 29/09/2023 trên Tạp chí Điện tử Lao động và Công đoàn.

Đọc thêm

Công nhân nạo vét bùn trong cống ngầm đô thị được hưởng quyền lợi gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Công nhân nạo vét bùn trong cống ngầm đô thị được hưởng quyền lợi gì?

Theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Thông tư số 11 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành năm 2020, người lao động làm nghề nạo vét bùn cống ngầm đô thị thuộc Danh mục nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và được hưởng các quyền lợi khác về thời gian nghỉ hàng năm, ốm đau và nghỉ hưu.

Nhiệm vụ của dân số viên và mức lương, phụ cấp được hưởng

Hướng dẫn pháp luật -

Nhiệm vụ của dân số viên và mức lương, phụ cấp được hưởng 56

Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch 08/2016/TTLT-BYT-BNV năm 2016 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dân số. Tại Nghị định số 56 được Chính phủ ban hành năm 2011 cũng đã quy định về phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với nghề nghiệp dân số.

Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Hướng dẫn pháp luật -

Những điều người lao động cần biết để bảo vệ quyền lợi của mình

Đã 4 năm kể từ khi Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động (NLĐ). Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ hết các quy định về quyền lợi được quy định trong Luật, để bảo vệ quyền lợi của mình…

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ khi bị tai nạn lao động

Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được Quốc hội ban hành năm 2015 quy định rõ trường hợp người lao động (NLĐ) không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động (NSDLĐ) khi bị tai nạn lao động (TNLĐ).

Những quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động

Hướng dẫn pháp luật -

Những quyền lợi được hưởng khi bị tai nạn lao động

Tai nạn lao động lâu nay vẫn là một vấn đề nhức nhối. Khi nhắc đến vấn đề này, dư luận thường quan tâm đến những hành vi vi phạm trong sử dụng lao động, môi trường lao động thiếu an toàn, nguy hiểm... mà ít để ý đến quyền lợi người lao động được hưởng mỗi khi không may xảy ra tai nạn.

Trường hợp người lao động từ chối làm việc vẫn được trả đủ tiền lương

Hướng dẫn pháp luật -

Trường hợp người lao động từ chối làm việc vẫn được trả đủ tiền lương

Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được Quốc hội ban hành năm 2015 quy định rõ quyền và nghĩa vụ về ATVSLĐ của người lao động (NLĐ). Khoản 1, Điều 6 đã quy định, NLĐ từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ) đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình.

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào?

Hướng dẫn pháp luật -

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội bị xử lý như thế nào?

Thời gian qua, tình trạng các doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Vậy pháp luật sẽ xử lý như thế nào trước tình trạng “chây ì” của các doanh nghiệp?

Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì?

Hướng dẫn pháp luật -

Khi nào được coi là tai nạn lao động và làm hồ sơ hưởng chế độ gồm những giấy tờ gì?

Khi nào tai nạn được coi là tai nạn lao động (TNLĐ)? Người lao động (NLĐ) khi bị TNLĐ cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ gì để hưởng chế độ?

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là quy định bắt buộc

Pháp luật lao động -

Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là quy định bắt buộc

Bạn đọc [email protected] gửi thư hỏi: Quy định về đối thoại định kỳ tại nơi làm việc như thế nào? Thành phần tham gia? Nếu không tổ chức đối thoại định kỳ, doanh nghiệp có bị phạt hay không?

Những quyền lợi khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Hướng dẫn pháp luật -

Những quyền lợi khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Người lao động (NLĐ) khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn. Đồng thời, được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn,...