Cảnh giác chiêu trò quảng cáo “thần dược” Lipixgo - Kỳ 1: Bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng
Phóng sự điều tra - 30/08/2024 07:26 Nhóm Phóng viên
Cảnh báo “bẫy nợ” thẻ ngân hàng - Kỳ 1: Được “tặng” thẻ tín dụng, công nhân bỗng thành “con nợ” |
Bịa đặt thông tin người nổi tiếng
Chưa rõ đường link trên xuất hiện từ khi nào nhưng qua theo dõi của PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, suốt từ tháng 7/2024 đến nay nó vẫn tồn tại và được lan tỏa trên không gian mạng với hình thức giống như một trang báo điện tử.
Điều đáng nói, đường link này đăng tải nội dung một bài viết với tiêu đề nổi bật: “PHÁT HIỆN SỐC: Bác sĩ tim mạch hàng đầu bị bắt vì chống lại tham nhũng trong y tế liên quan đến điều trị cao huyết áp!”.
Nhằm thu hút sự chú ý và lòng tin của người tiêu dùng, bài viết tạo ra hình ảnh một sản phẩm "thần kỳ" có khả năng chữa trị đa dạng bệnh tật, dù thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho những tuyên bố đó.
Bài viết bịa đặt câu chuyện không đúng sự thật đối với việc điều tra, truy tố, xét xử ông Nguyễn Quang Tuấn – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh chụp màn hình |
Đầu tiên, bài viết bịa đặt câu chuyện không đúng sự thật đối với việc điều tra, truy tố, xét xử ông Nguyễn Quang Tuấn – nguyên Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Bài viết kể rằng ông Tuấn bị bắt ngay trên sân khấu sau khi công khai tố cáo các đại diện của hệ thống y tế về hành vi nhận hối lộ và cố tình ngăn chặn các phương pháp điều trị cao huyết áp tiên tiến tại một hội nghị về các phương pháp điều trị bệnh tim mạch mới.
“Bài phát biểu của ông đã gây ra phản ứng dữ dội từ các quan chức có mặt. Vài phút sau khi kết thúc bài phát biểu, Tiến sĩ Nguyễn (?) đã bị bắt ngay trên sân khấu với lý do lan truyền thông tin sai lệch và kích động gây rối. Tin tức này đã gây sốc cho cộng đồng y tế Việt Nam và dẫn đến làn sóng phản đối từ các đồng nghiệp của Tiến sĩ Nguyễn, những người yêu cầu ông được trả tự do ngay lập tức và điều tra kỹ lưỡng các cáo buộc của ông”, bài viết nêu.
Nội dung bài viết hoàn toàn sai lệch so với vụ án liên quan tới ông Nguyễn Quang Tuấn trước đó.
|
Lipixgo được quảng cáo như “thần dược”
Chưa hết, bài viết sau đó còn đăng tải một văn bản dài, được cho là đoạn phỏng vấn ông Nguyễn Quang Tuấn sau 3 ngày xảy ra sự kiện nêu trên. Mọi thông tin trong “cuộc phỏng vấn” đều hướng đến việc quảng cáo sản phẩm có tên Lipixgo, với công dụng “làm sạch và tái tạo hoàn toàn hệ thống mạch máu của con người. Do đó, nhiều bệnh phát sinh do rối loạn tuần hoàn được điều trị”.
Lipixgo được giới thiệu là “một phát minh cách mạng có thể cứu sống mạch máu của hàng nghìn người”; “có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi, tại nhà và không cần tư vấn bác sĩ”; “chỉ trong vòng 1 tháng có thể làm sạch hoàn toàn mạch máu và kéo dài tuổi thọ ít nhất 10-15 năm”...
Theo thông tin đăng trên đường link, Lipixgo được coi là thuốc và “có thể chữa khỏi hoàn toàn nhiều bệnh trong 1-2 tháng, những bệnh này là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của các mạch máu bị ô nhiễm”. Nó được chỉ định điều trị các bệnh tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn, vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi mãn tính, xơ vữa động mạch, suy tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, giãn tĩnh mạch, bệnh thận, suy giảm chất lượng thị giác, béo phì, dự phòng huyết khối.
Lipixgo là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ giảm mỡ máu nhưng theo thông tin đăng trên đường link, Lipixgo được coi là thuốc và “có thể chữa khỏi hoàn toàn nhiều bệnh trong 1-2 tháng. Ảnh chụp màn hình. |
Đặc biệt, bài viết khẳng định: “Có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi, tại nhà và không cần tư vấn bác sĩ”. Chưa hết, "Lipixgo" được giới thiệu là đã được các tổ chức ở Đức, Nhật Bản và Israel quan tâm, nhưng không có tài liệu chứng nhận chính thức hoặc thông tin từ các tổ chức này. Đồng thời đưa ra các kết quả thử nghiệm mà không có thông tin chi tiết về các trung tâm nghiên cứu, phương pháp thử nghiệm và các kết quả cụ thể.
Mặt khác, trong bài viết có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh.
Thực tế, trên bao bì sản phẩm Lipixgo ghi rõ: “Lipixgo là sản phẩm bảo vệ sức khỏe, hỗ trợ giảm mỡ máu”.
Theo luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch, sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, trong nội dung quảng cáo bắt buộc phải có khuyến cáo: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”, và tuyệt đối không được quảng cáo gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc, có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Luật sư Trần Tuấn Anh – Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch. Ảnh: NVCC. |
“Tuy nhiên, trong nội dung quảng cáo, người viết đã khẳng định sản phẩm đó có tác dụng chữa bệnh, điều này là hoàn toàn trái quy định pháp luật. Người quảng cáo đã không thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP, Nghị định 15/2018/NĐ-CP”, vị luật sư nêu quan điểm.
“Bài viết chứa nội dung bịa đặt, không đúng sự thật đối với việc điều tra, truy tố, xét xử ông Nguyễn Quang Tuấn. Tôi chưa rõ mục đích của bài viết khi đưa những thông tin như vậy là gì, có nhằm chống phá nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ hay chỉ có mục đích gây nên sự giật gân nhằm quảng cáo để bán sản phẩm”, luật sư Trần Tuấn Anh cho biết.
Theo luật sư, trường hợp có dấu hiệu của Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 331 hoặc có dấu hiệu của Tội quảng cáo gian dối tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 thì phải xử lý hình sự.
Luật sư Trần Tuấn Anh phân tích thêm: Mặc dù ông Nguyễn Quang Tuấn đã bị tước giấy phép hành nghề, nhưng ông là một bác sỹ, vì vậy không được sử dụng hình ảnh của ông Tuấn để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ. Điều này được quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.”
Nếu muốn được sử dụng hình ảnh của ông Tuấn thì phải được sự đồng ý của ông theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo: “Quảng cáo khi chưa được phép quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép”.
Video: Từ tháng 7/2024 đến nay, đường link này vẫn tồn tại và được lan tỏa trên không gian mạng với hình thức giống như một trang báo điện tử.
Những nội dung quảng cáo trong bài viết lại đang khiến cho người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Lipixgo như một loại thần dược có tác dụng chữa bệnh. Đằng sau những lời bịa đặt thông tin, thổi phồng công dụng này là gì? Mời độc giả đón đọc kỳ 2 của loạt phóng sự: Những cuộc gọi thúc giục chốt đơn. |
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm bị “thổi còi” vì quảng cáo sai sự thật Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý ... |
TP.HCM: Tạm giữ hàng trăm nghìn mỹ phẩm, thực phẩm chức năng nhập lậu Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa bất ngờ kiểm tra nhiều công ty trên địa bàn thành phố, phát hiện hàng trăm nghìn sản ... |
Thuốc, thực phẩm chức năng giả và những cái chết từ từ! Dư luận và dân chúng đang đổ dồn vào chuyện nóng thiếu thuốc cùng vật tư y tế nên “tạm quên” đi việc khác nguy ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?