Thứ ba 06/06/2023 19:39
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028
PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN, CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ NGOÀI KHU VỰC NHÀ NƯỚC: VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Bài cuối: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Kỹ năng cán bộ công đoàn - ĐỖ THIỆM

“Khó ở đâu, gỡ ở đó” là phương châm được đồng thuận cao khi trao đổi với cán bộ công đoàn, phân tích, đánh giá từ thực tiễn công tác phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước ở một số địa phương trong thời gian qua và những thách thức trong thời gian tới.
Bài cuối. Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó
LĐLĐ TP.Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng công bố quyết định kết nạp đoàn viên, thành lập CĐCS doanh nghiệp. Ảnh: ĐVCC

Nâng cao hiệu quả, ảnh hưởng của CĐCS

Thời gian qua, trước những thời cơ và thách thức đặt ra cho tổ chức Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tự do thành lập, tự do thương lượng về các vấn đề liên quan đến lao động, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã có những chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp, nhất là CĐCS trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

Đặc biệt, cùng với tiếp tục thực hiện Kết luận số 79-KL/TW, ngày 25/12/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” được ban hành là định hướng, quan điểm của Đảng lãnh đạo xây dựng tổ chức Công đoàn, cũng là điều kiện thuận lợi để Công đoàn hoạt động trong tình hình mới.

Điều dễ nhận thấy và đã được đoàn viên, người lao động (NLĐ) đồng thuận, hưởng ứng, xã hội ghi nhận đó là vai trò của tổ chức Công đoàn đã được phát huy trong thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, kịp thời hỗ trợ đoàn viên, NLĐ mất việc làm, có hoàn cảnh khó khăn và đồng hành cùng doanh nghiệp, chính quyền phòng chống dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội; hay hoạt động chăm lo, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ trong dịp “Tháng Công nhân” và “Tết sum vầy” hằng năm đã trở thành “thương hiệu” của tổ chức Công đoàn.

Song, nhìn chung, những hoạt động này chủ yếu phát huy hiệu quả ở các công đoàn cấp trên còn ở cấp CĐCS vẫn còn không ít nơi chỉ dừng lại ở việc quen thuộc là tặng quà cho đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn mà chưa tổ chức được các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, NLĐ nên chưa tạo được sức hút đối với NLĐ, tự nguyện gia nhập công đoàn.

Để khắc phục vấn đề này, cần tập trung nâng cao chất lượng cán bộ CĐCS doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, bởi đây là đối tượng thường có sự biến động và chịu sự tác động, chi phối khá lớn từ phía người sử dụng lao động. Muốn vậy, phải phát huy tốt vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, từ việc tìm kiếm, lựa chọn, giới thiệu, kiện toàn đội ngũ cán bộ CĐCS doanh nghiệp đến việc bồi dưỡng, tập huấn trang bị kiến thức, nâng cao kỹ năng tổ chức và hoạt động công đoàn, nhất là các kỹ năng mềm như: lập kế hoạch; tổ chức sự kiện; đạo diễn chương trình; sử dụng mạng xã hội... Đồng thời quan tâm, hỗ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời để cán bộ CĐCS doanh nghiệp chủ động đổi mới các hoạt động ở cơ sở để nâng cao hiệu quả, ảnh hưởng của CĐCS với cả NLĐ và người sử dụng lao động.

Bài cuối. Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó
Công đoàn chú trọng tổ chức hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, NLĐ trong doanh nghiệp. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Kon Tum

Đẩy mạnh tuyên truyền, lan tỏa về công đoàn

Như đã trình bày ở những bài trước, hiện nay một bộ phận NLĐ trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn chưa “mặn mà” gia nhập công đoàn. Trong thời gian tới, khi có sự chia sẻ “thị phần” do có tổ chức của NLĐ trong doanh nghiệp thì việc quyết định đến với công đoàn hay không sẽ là sự lựa chọn của NLĐ. Như vậy, các cấp công đoàn và cán bộ công đoàn cần đẩy mạnh và chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền, tiếp cận để vận động NLĐ gia nhập công đoàn.

Vừa qua, phát biểu chỉ đạo Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp tại TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trần Thanh Hải khẳng định: “Nền móng của công đoàn là ở cơ sở, hoạt động của công đoàn là ở cơ sở và sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở. Cán bộ công đoàn phải hiểu đúng, rõ bản chất công đoàn do chính NLĐ thành lập, sự tồn tại của công đoàn do NLĐ quyết định, để thấy được mình phải làm gì, làm thế nào để NLĐ tin mình và gia nhập tổ chức Công đoàn”.

Muốn vậy, ở những nơi chưa có tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải khảo sát, với phương châm “Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn”, phân công cán bộ bám sát cơ sở “Đi từng ngõ, rõ từng doanh nghiệp” để tiếp cận, tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên thông qua các hoạt động hỗ trợ NLĐ như: Tư vấn pháp luật; thăm hỏi, tặng quà; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao…

Cùng với đó, cũng cần chú trọng việc tiếp cận, tuyên truyền, vận động đến chủ doanh nghiệp để tạo sự đồng thuận, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đoàn viên, CĐCS trong doanh nghiệp. Một số hoạt động thiết thực để thuyết phục sự đồng hành của chủ doanh nghiệp như: Tổ chức diễn đàn “Doanh nghiệp vì NLĐ – NLĐ vì doanh nghiệp”; hỗ trợ doanh nghiệp đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quy chế thực hiện dân chủ tại nơi làm việc; hỗ trợ doanh nghiệp tư vấn pháp luật cho NLĐ; kết nối, giới thiệu việc làm để tuyển dụng lao động; tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động…

Còn đối với những doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cần hỗ trợ kịp thời để CĐCS phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời sống cho đoàn viên được tốt hơn so với NLĐ. Đặc biệt là thông qua các chương trình phúc lợi cho đoàn viên, các hoạt động tham quan, du lịch, giao lưu với các đơn vị khác… Đồng thời chú trọng vận động, tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới trang trọng, tạo ấn tượng sâu sắc trong đoàn viên, NLĐ.

Bài cuối. Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó
CĐCS Công ty TNHH May mặc Lực Thiêm Đắk Lắk tổ chức Chương trình Teambuiding với những trò chơi náo nhiệt, hấp dẫn đoàn viên, NLĐ. Ảnh: ĐVCC

Phát huy lợi thế của tổ chức Công đoàn

Điều khác biệt cơ bản nhất giữa tổ chức Công đoàn Việt Nam và tổ chức của NLĐ khi được thành lập tại doanh nghiệp đó là: Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và hệ thống chính trị nước ta; Công đoàn có hệ thống tổ chức bộ máy hoàn thiện ở cả 4 cấp, từ Trung ương đến cơ sở; đồng thời có đóng góp to lớn trong lịch sử đấu tranh xây dựng, bảo bệ Tổ quốc và công cuộc đổi mới đất nước; từ lâu Công đoàn đã hoạt động ổn định trong khuôn khổ Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam; có sự ảnh hưởng khá sâu sắc trong đời sống xã hội nước ta...

Đây là những lợi thế của tổ chức Công đoàn trong công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước so với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp. Phát huy những lợi thế này, các cấp công đoàn cần chủ động trong tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tổ chức Công đoàn và đội ngũ công nhân, viên chức, NLĐ; đưa nội dung này lồng ghép trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị hằng năm ở mỗi địa phương.

Đồng thời tăng cường công tác phối hợp, tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các ngành chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước, nhất là trong lĩnh vực thu hút đầu tư, quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động, an sinh xã hội và an ninh trật tự…để nắm chắc số lượng, tình hình doanh nghiệp đăng ký hoạt động mới, số lượng NLĐ trong mỗi doanh nghiệp để có kế hoạch chủ động tuyên truyền phát triển đoàn viên, CĐCS trong doanh nghiệp.

Còn đối với CĐCS trong doanh nghiệp cần nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ tại cơ sở và những hoạt động của tổ chức của NLĐ trong quá trình tuyên tuyền, vận động thành lập và đăng ký hoạt động để có những điều chỉnh kịp thời cả về nội dung, phương thức hoạt động của CĐCS, thích ứng linh hoạt trong môi trường “cạnh tranh” mới.

Muốn vậy, cán bộ và CĐCS cần xác định đúng vai trò, vị trí của mình trong hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam, không chỉ đơn thuần là nơi triển khai các nghị quyết, chỉ đạo, hướng dẫn của công đoàn cấp trên đến trực tiếp đến với đoàn viên, NLĐ và tiếp thu ý kiến, kiến nghị của họ để phản ánh về công đoàn cấp trên. Hơn thế, CĐCS phải thực sự là “mái nhà chung” của đoàn viên, NLĐ, để họ được sum họp, chia sẻ những vui, buồn, khó khăn và được chở che, bảo vệ khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của họ bị xâm phạm. Có như vậy mới có thể thu hút thêm được NLĐ gia nhập và “giữ chân” đoàn viên gắn bó lâu dài với tổ chức Công đoàn.

Bài cuối. Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực Nhà nước: Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam - Trần Thanh Hải (người đứng) phát biểu tại Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp. Ảnh: Nam Dương

Tập trung nguồn lực

Chúng ta có thể nhận thấy, thời gian gần đây, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có những quyết sách kịp thời để tăng cường nguồn lực cho hoạt động của CĐCS, nhất là CĐCS trong doanh nghiệp theo phương châm, chủ trương như: “Hướng hoạt động về cơ sở”, “Vì đoàn viên, NLĐ”, “Công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới, cán bộ công đoàn phục vụ đoàn viên, NLĐ”; “Nâng cao chất lượng thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể”, hay tăng tỷ lệ được sử dụng kinh phí công đoàn ở cấp cơ sở lên 75%... Đây là những quan điểm, định hướng và hành động cụ thể hóa việc “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” đã được các cấp công đoàn triển khai thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua.

Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động công đoàn cho thấy, thời gian tới, trước những nhu cầu của đoàn viên, NLĐ và thách thức đặt ra cho Công đoàn Việt Nam thì ngoài sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ cán bộ công đoàn và các cấp công đoàn, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng cần nghiên cứu, điều chỉnh một số cơ chế, chính sách để tập trung nguồn lực cho hoạt động của CĐCS và công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước, cụ thể là:

Thứ nhất, về biên chế cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Đây là cấp công đoàn trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ CĐCS, đặc biệt theo pháp luật hiện nay, ở những nơi chưa có CĐCS thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được thực hiện những quyền của CĐCS, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, về biên chế, ở mỗi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (tương đương cấp huyện) hiện nay chỉ có 2-3 biên chế, trong khi đó khối lượng và yêu cầu công việc ngày càng cao vì số đoàn viên, NLĐ ngày càng tăng, quan hệ lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước ngày càng phức tạp; vừa thực hiện nhiệm vụ chuyên môn công đoàn, vừa phải thu kinh phí để đảm bảo hoạt động lại vừa tham gia các hoạt động chính trị ở địa phương như những tổ chức chính trị - xã hội khác.

Nếu so sánh với các tổ chức chính trị - xã hội khác ở cùng cấp như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên thì hiện nay, mỗi tổ chức này ở cấp huyện thường có 4 – 5 biên chế; trong khi đó, số đoàn viên, hội viên của các tổ chức này thường ít và ổn định hơn so với công đoàn, số đầu mối cơ sở cũng ít hơn công đoàn, chủ yếu là gắn với các đơn vị hành chính cấp xã và cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, có tổ chức Đảng lãnh đạo, lại được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước mà không phải thực hiện nhiệm vụ thu kinh phí để đảm bảo hoạt động như tổ chức Công đoàn.

Vì vậy, Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm đề xuất với Trung ương có những cơ chế về quản lý cán bộ chuyên trách công đoàn nói chung và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nói riêng, tốt nhất, có thể được chủ động theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến cơ sở như một số ngành: Bảo hiểm xã hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân…; đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ hai, về chính sách đãi ngộ với cán bộ CĐCS: Hiện nay theo Quyết định số 5692/QĐ-TLĐ, ngày 08/12/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quy định chế độ phụ cấp cán bộ công đoàn các cấp, công đoàn cấp cơ sở được sử dụng tối đa 45% số thu đoàn phí công đoàn để lại CĐCS dùng cho chi phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp kiêm nhiệm và chi lương cán bộ công đoàn chuyên trách (nếu có). Đồng thời, hệ số phụ cấp trách nhiệm chủ tịch CĐCS khu vực doanh nghiệp và CĐCS ngoài khu vực nhà nước được xác định theo số lượng đoàn viên công đoàn, kết quả nộp đoàn phí công đoàn của năm trước liền kề, thực hiện theo khung số lượng đoàn viên từ 50 đến 30.000 đoàn viên, tương ứng với hệ số từ 0,10 đến 1,0 so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Các đối tượng còn lại do ban chấp hành CĐCS căn cứ nguồn chi được duyệt để cụ thể hóa hệ số chi phụ cấp trong quy chế chi tiêu nội bộ của CĐCS.

Với chính sách này, chưa thực sự thu hút đối với cán bộ CĐCS doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp có ít công nhân lao động, bởi số tiền phụ cấp như vậy chưa tương xứng với yêu cầu công việc mà cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp phải thực hiện và những rủi ro trong quá trình hoạt động của họ.

Thứ ba, về cơ chế bảo vệ cán bộ CĐCS: Theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cơ bản đã khá hoàn thiện. Song trong thực thi hầu như những quy định này chưa đi vào cuộc sống, chế tài xử lý vi phạm chưa được thực hiện nghiêm, thậm chí có những quy phạp pháp luật chưa hề được áp dụng trong thực tiễn như: “Trường hợp hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn mà NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ thì được gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đến hết nhiệm kỳ”; hay “Đơn vị sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, sa thải, buộc thôi việc hoặc thuyên chuyển công tác đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách nếu không có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của ban chấp hành CĐCS hoặc ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở”…

Trong thực tế, cán bộ CĐCS trong doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước vẫn luôn phải chịu thiệt thòi trong quá trình thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình theo quy định pháp luật…

Với những giải pháp, kiến nghị, đề xuất nêu trên và phương châm “Khó ở đâu, gỡ ở đó”, Tổng LĐLĐ Việt Nam và mỗi cấp công đoàn ở từng địa phương, đơn vị, doanh nghiệp sẽ nghiên cứu, có những cách làm phù hợp để công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước ngày càng hiệu quả hơn, góp phần thiết thực “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức lớp tập huấn sản xuất video clip

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

LĐLĐ tỉnh Nam Định tổ chức lớp tập huấn sản xuất video clip

Hơn 70 cán bộ công đoàn vừa tham gia lớp tập huấn sản xuất video clip do LĐLĐ tỉnh Nam Định phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ngày 23/5/2023.

“Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

“Công đoàn phải mang lại công bằng cho đoàn viên và doanh nghiệp”

Đó là chia sẻ của đồng chí Hồ Sĩ Tân - Uỷ viên BCH Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng, nguyên Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad với Chương trình Talk Công đoàn tuần này.

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Đồng chí Hồ Trọng Thoán: Hy sinh phụ cấp, đổi lấy niềm tin

“Chúng ta khó nhưng không khó bằng người lao động (NLĐ). Chúng ta có lương, lại có thêm phụ cấp nên cần chia sẻ để đổi lại niềm tin của NLĐ”, đồng chí Hồ Trọng Thoán – Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí (PVD) thuật lại chuyện vận động cán bộ công đoàn cắt phụ cấp giữa lúc doanh nghiệp khó khăn.

"Đòn bẩy" tạo thế và lực cho hoạt động công đoàn ở Bắc Giang

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

"Đòn bẩy" tạo thế và lực cho hoạt động công đoàn ở Bắc Giang

Nhắc đến Bắc Giang, nhiều người không quên những tháng Hè năm 2021 khi Covid-19 thử thách bản lĩnh của tổ chức Công đoàn địa phương này qua việc chăm lo, hỗ trợ 67.000 công nhân ngoại tỉnh trong vùng phong tỏa. Nhưng, chẳng phải đến khi “thuốc thử liều cao” Covid-19 ập đến thì nhiều năm trước đó, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang do đồng chí Nguyễn Văn Cảnh lãnh đạo đã có nhiều việc làm thể hiện được vai trò và khả năng ứng biến nhạy bén. Việc tham mưu với Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 100-NQ/TU ngày 19/4/2021 là một minh chứng cụ thể.

“Muốn giúp người lao động, trước hết phải vững chuyên môn”

Công đoàn -

“Muốn giúp người lao động, trước hết phải vững chuyên môn”

Trong Talk Công đoàn tuần này, ông Trần Huấn - phụ trách Công đoàn Công ty TNHH Kết nối, chia sẻ quan điểm rằng, hiện nay khi thương lượng, thỏa thuận các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động thì người lao động luôn luôn ở vị thế yếu hơn so với người sử dụng lao động.

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 5: Thách thức đối với Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp FDI ngày càng lớn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP, phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), việc xuất hiện tổ chức đại diện NLĐ trong doanh nghiệp tất yếu sẽ xảy ra. Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện cùng đồng chí Nguyễn Hữu Quang, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sakurai Việt Nam về những thách thức đối với Công đoàn cơ sở (CĐCS) ở DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 4: LĐLĐ TP Đà Lạt nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn ngoài khu vực nhà nước

Là địa phương không có khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp lớn, song thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Lạt, tỉnh lâm Đồng luôn nỗ lực phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở (CĐCS) ngoài khu vực nhà nước.

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 2: Phát triển đoàn viên, công đoàn cơ sở ngoài khu vực nhà nước còn nhiều khó khăn

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã kết nạp 1.052.444 đoàn viên; nâng tổng số đoàn viên công đoàn cả nước lên hơn 11 triệu người tại gần 125 nghìn công đoàn cơ sở (CĐCS)[1]. Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên, CĐCS ngoài khu vực nhà nước ở một số nơi còn nhiều khó khăn.

Bài 1: Khi phát triển đoàn viên trong DN không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bài 1: Khi phát triển đoàn viên trong DN không còn là “độc quyền” của Công đoàn

Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP), phê chuẩn Công ước 87, Công ước 98 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), phát triển đoàn viên trong doanh nghiệp không còn là "độc quyền" của Công đoàn nên đây sẽ là nhiệm vụ “sống còn” của tổ chức Công đoàn.

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nền móng, hoạt động, sức mạnh của công đoàn là từ cơ sở

Sáng 10/2, tại TP.HCM, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề lấy ý kiến ban hành quy chế xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn các cấp.

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong các cấp công đoàn

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn chú trọng triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Suy nghĩ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn trong điều kiện hội nhập

Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập với việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), cán bộ công đoàn (CBCĐ) cần thay đổi để thích ứng với vai trò của mình trong một môi trường có thể xuất hiện các tổ chức đại diện NLĐ khác và cạnh tranh đoàn viên với Công đoàn Việt Nam. Vậy, CBCĐ cần được đào tạo như thế nào và đâu là hướng thay đổi đúng?

Công đoàn với văn hóa thương lượng trong quan hệ lao động

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Công đoàn với văn hóa thương lượng trong quan hệ lao động

Văn hóa của một chủ thể luôn gắn liền với những giá trị cốt lõi và sứ mệnh của chủ thể đó. Văn hóa riêng của một chủ thể không chỉ mang tính nhận diện hình ảnh mà nó còn có thể được ví như một mã gen của chủ thể, tạo nên sức mạnh và sự trường tồn của chủ thể đó.

Nhân sự đang làm công tác quản lý tại doanh nghiệp có nên làm cán bộ công đoàn cơ sở?

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Nhân sự đang làm công tác quản lý tại doanh nghiệp có nên làm cán bộ công đoàn cơ sở?

Vấn đề nhân sự đang giữ cương vị quản lý ở doanh nghiệp (cụ thể hơn là doanh nghiệp khu vực tư nhân) có thể làm cán bộ công đoàn hay không? nên hay không nên? cho tới nay vẫn chia thành 2 luồng ý kiến.