5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu
Pháp luật lao động - 08/09/2023 16:52 HỒNG MINH
Bác Kim Hiền thân mến! Các trường hợp nghỉ hưu trước tuổi trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Khoản 3 Điều 169 Nghị định 135/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện nghỉ hưu sớm
Người lao động (NLĐ) thuộc các trường hợp dưới đây có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác:
- NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH ban hành.
NLĐ cần nắm được các quy định về hưởng lương hưu trước tuổi. Ảnh minh họa |
- NLĐ có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021 (Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
- NLĐ có tổng thời gian làm nghề, công việc quy định tại điểm a và thời gian làm việc ở vùng quy định tại điểm b khoản này từ đủ 15 năm trở lên.
Ngoài ra, NLĐ có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường nếu có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thêm một trong các điều kiện sau:
- Có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thêm vào đó, NLĐ không bị quy định giới hạn về tuổi đời khi đã có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Y tế ban hành.
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng của NLĐ đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp NLĐ nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động (như trường hợp bác Kim Hiền có hỏi ở trên) thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm 2% tỉ lệ hưởng lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 6 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 6 tháng thì không giảm tỉ ệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Các trường hợp không bị trừ tỷ lệ lương hưu
Bộ LĐ-TB&XH cho biết, Luật hiện hành quy định NLĐ được hưởng lương hưu khi đảm bảo điều kiện đủ 20 năm tham gia BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu theo Bộ luật Lao động.
Các trường hợp không bị trừ tỷ lệ lương hưu khi NLĐ nghỉ hưu sớm, dựa trên quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Bộ luật Lao động 2019 gồm: NLĐ có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 1/1/2021.
Trường hợp này áp dụng cho những NLĐ đã làm việc trong các khu vực đặc biệt khó khăn, và nhận phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. NLĐ chỉ cần đủ 15 năm làm việc ở các vùng này để được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ lương hưu.
NLĐ có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định. Đối với NLĐ thuộc trường hợp này, tuổi nghỉ hưu được tính bằng tuổi tối đa quy định trừ đi tối đa 10 tuổi.
NLĐ làm công việc khai thác than trong hầm lò được hưởng lương hưu sớm mà không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu khi có đủ 15 năm công tác. Ảnh minh họa |
NLĐ có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò, quy định này áp dụng cho những NLĐ đã làm công việc khai thác than trong hầm lò trong ít nhất 15 năm. Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngoài các trường hợp trên, nhóm cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế, và đáp ứng các điều kiện về tuổi và thời gian đóng BHXH, cũng sẽ không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu.
5 trường hợp tinh giản biên chế không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu
Theo Nghị định 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, có 5 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu.
Nhóm 1: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu theo quy định từ 2 - 5 tuổi, và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi, họ còn được trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Nhóm hai: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn so với tuổi nghỉ hưu từ 2 - 5 tuổi, và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên. Ngoài lương hưu, họ được trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH bắt buộc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Nhóm ba: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu 2 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhóm bốn: Gồm đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu tối thiểu 2 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.
Nhóm năm: Gồm đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu từ 2 - 5 tuổi, mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc.
100% người hưởng qua tài khoản được chi trả lương hưu, BHXH theo mức mới Theo thông tin từ BHXH Việt Nam, ngày 14/8, cơ quan này bắt đầu thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH của tháng ... |
Người không có lương hưu dưới 75 tuổi sẽ được nhận trợ cấp Trong đó, mức hưởng thấp nhất bằng tiền trợ cấp hưu trí xã hội là 360.000 đồng/tháng. |
Lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể được nghỉ hưu sớm Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước 1/7/2025 và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội có thể ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.