Xử phạt vi phạm trong công tác phòng cháy, chữa cháy
An toàn, vệ sinh lao động - 06/12/2021 16:25 Hoàng Linh
Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy tỉnh Hưng Yên hướng dẫn công nhân Công ty Cổ phần Tiên Hưng (Hưng Yên) sử dụng các phương tiện chữa cháy cầm tay. |
Bạn Nguyễn Huy Hoàng (Đồng Nai) hỏi: Công ty tôi có trang bị về nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy. Tuy nhiên, các biển báo, biển chỉ dẫn đã cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn. Vừa qua, có đoàn liên ngành kiểm tra về công tác phòng cháy, chữa cháy và công ty bị lập biên bản, bị xử phạt hành chính 400.000 đồng và yêu cầu khắc phục ngay tình trạng trên. Vậy, mức xử phạt trên có đúng không và dựa trên quy định nào?
Trả lời: Theo Khoản 1, 5, Điều 27, Mục 3, Chương 2, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a). Chấp hành không đầy đủ nội quy, quy định về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b). Làm mất tác dụng hoặc để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn;
c) Trang bị nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy không đúng quy cách.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Theo đơn thư của bạn, mức xử phạt của công ty là 400.000 đồng. Căn cứ tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương 2 Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ quy định trên, hành vi để nội quy, tiêu lệnh, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy cũ mờ, không nhìn rõ chữ, ký hiệu chỉ dẫn của cơ quan bạn bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là 400.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm là đúng quy định của pháp luật.
Nội quy phòng cháy, chữa cháy phải rõ ràng, đúng quy cách. Ảnh minh họa. |
Bạn Trần Văn Quyến (Hòa Bình) hỏi: Tôi là cán bộ phụ trách công tác phóng cháy, chữa cháy của một doanh nghiệp. Theo quy định, tôi phải làm báo cáo công tác phòng cháy, chữa cháy gửi cơ quan Công an. Xin hỏi, trường hợp tôi không báo cáo về công tác này có bị xử phạt không?
Trả lời: Điều 29, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức xử phạt vi phạm về hồ sơ quản lý công tác an toàn phòng cháy và chữa cháy như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a). Không thực hiện việc báo cáo về công tác phòng cháy và chữa cháy;
b). Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
c). Không cập nhật những thông tin thay đổi liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập hồ sơ quản lý, theo dõi phòng cháy và chữa cháy.
3. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Theo quy định này, trường hợp không thực hiện báo cáo về công tác phòng cháy, chữa cháy, bạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng ở mức dao động như nêu trên.
Phòng An toàn lao động Công ty TNHH MTV Cảng Chu Lai Trường Hải (Quảng Nam) phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam kiểm tra, nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của công ty. |
Bạn Hoàng Quỳnh Trang (Vĩnh Phúc) hỏi: Trường hợp một công ty có nhập một số hóa chất để phục vụ cho hoạt động sản xuất và hóa chất này dễ gây cháy nổ; nếu công ty sắp xếp hóa chất không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định thì hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền? Biện pháp khắc phục như thế nào?
Trả lời: Từ Khoản 1-6, Điều 30, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ nêu rõ khi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong quản lý, bảo quản và sử dụng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bảo quản, bố trí, sắp xếp chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ vượt quá số lượng, khối lượng hoặc sắp xếp không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị, phương tiện chứa, đựng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ.
6. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đối với hành vi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này.
Về biện pháp khắc phục khi sắp xếp hóa chất không đúng khoảng cách, không theo từng nhóm chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ. Tại Khoản 7 của Điều 30, Nghị định này, yêu cầu:
a). Buộc bảo quản, bố trí, sắp xếp, giảm số lượng, khối lượng chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b). Buộc di chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ đến kho, địa điểm theo quy định đối với hành vi quy định tại Khoản 3 Điều này.
Hàng hóa dễ gây cháy, nổ được sắp xếp gọn gàng, theo đúng quy định tại Công ty TNHH Kỹ thuật an toàn môi trường Hòa Phát (TP. Hồ Chí Minh). |
Bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ để khôi phục sản xuất Dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư đã bước đầu được kiểm soát, các doanh nghiệp đang khẩn trương khôi phục sản xuất. Song yêu cầu ... |
Nâng cao ý thức pháp luật về phòng chống cháy, nổ Đã có rất nhiều vụ cháy, nổ để lại hậu quả nặng nề về tài sản, con người. Nguyên nhân thì có nhiều, cả ... |
Các vi phạm trong phòng chống COVID-19 có mức phạt cụ thể như thế nào? Theo quy định, cá nhân vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt với mức phạt 500.000 - 40 triệu đồng, ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất