“Việc nào khó khăn nhất em nhận, tự khắc người khác sẽ ý thức hơn...”
Đời sống - 19/05/2023 19:45 Hưng Thịnh
Tặng 395 suất quà cho nữ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn Mỗi sáng kiến, sản phẩm sáng tạo góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện |
Bác sĩ Trần Thị Kim Dung (thứ 2 từ phải sang) cùng các đồng nghiệp. Ảnh: NVCC. |
Bác sĩ Trần Thị Kim Dung khiêm tốn chia sẻ: “Bản thân tôi thấy những việc mình làm được còn rất nhỏ bé. Nhiều cô bác, anh chị có những cống hiến xuất sắc hơn, thành tích cao hơn!”.
Những ngày khó quên
Đầu năm 2021, đại dịch Covid – 19 bắt đầu xâm nhập vào nước ta, đất nước gặp cam go, khốn khó. Bác sĩ trẻ Trần Thị Kim Dung khi đó chưa lập gia đình đã tình nguyện xung phong tham gia chống dịch ở miền Nam. Lúc đầu, gia đình vô cùng lo lắng, phản đối vì chị chưa tiêm phòng. Thuyết phục mãi gia đình cũng xuôi nhưng ngày chị xách ba lô lên đường tham gia công tác phòng chống dịch ở 3 tỉnh Đồng Tháp - Vĩnh Long - An Giang, mẹ chị khóc hết nước mắt. Bản thân Dung cũng đã viết giấy ủy quyền cho bố, vì sợ nếu bị lây nhiễm và chẳng may qua đời trong đó thì có gì bố sẽ xử lý giúp.
Vào vùng “tâm bệnh”, chứng kiến bệnh nhân chết nhiều, những túi xác xếp dọc hành lang vì không kịp đưa đi..., Dung rất đau đớn. Ba ngày đầu vào đó là 3 ngày không ngủ, làm liên tục để sắp xếp lại buồng bệnh, kế hoạch công tác. Thay vì ở khách sạn như các đoàn khác, Dung ở lại nhà công vụ của bệnh viện suốt 3 tháng. Lý giải điều này, chị cho biết: “Bác sĩ ở khách sạn được đưa đón theo giờ, nhưng bệnh nhân có thể diễn biến nặng rất nhanh. Ở lại bệnh viện, nếu đêm hôm bệnh nhân có vấn đề gì, tôi có thể trèo tường vào khu điều trị hỗ trợ ngay”.
Đợt bác sĩ Dung vào, cả khu có 3 bác sĩ, điều trị cho 40 bệnh nhân nên hầu như không ai có thời gian nghỉ ngơi. Để dành thời gian tối đa chăm sóc bệnh nhân, chị phải nhờ y tá cắt ngắn mái tóc dài óng ả. “Cũng tiếc lắm, nhưng trước sự sống và cái chết của bệnh nhân tính theo phút, theo giờ, thì tôi chỉ nghĩ làm sao để cứu sống được họ”, chị tâm sự.
Hồi ấy, nhiều y tá, điều dưỡng trẻ không được gặp gia đình, ngày nào cũng chứng kiến bệnh nhân chết nên gặp bác sĩ là khóc suốt. Chị lại động viên từng người, rồi hướng dẫn và tạo điều kiện gắn kết mọi người cùng nhau làm. Cũng có những nhân viên y tế sợ lây nhiễm, ngại việc nên việc nào khó khăn nhất chị Dung nhận làm trước, những người khác tự khắc sẽ ý thức làm theo...
Bác sĩ Trần Thị Kim Dung tham gia buổi gặp gỡ với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng (chiều 13/5/2023 tại Hà Nội). Ảnh: NVCC. |
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, dù lo lắng cho sức khỏe của bố mẹ ở miền Bắc, nhưng chị nghĩ: “Nếu mình ở lại thì sẽ giúp được cho nhiều người hơn”, nên đã xin được tiếp tục ở lại và trực tiếp điều trị bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức tích cực vòng cuối điều trị Covid-19 nặng và nguy kịch tại Bệnh viện Phổi Đồng Tháp.
Trong tin nhắn gửi Ban chỉ đạo Phòng chống dịch tỉnh Đồng Tháp, Dung nhấn mạnh: “Chúng em đều còn trẻ, chúng em có sức khỏe, có nhiệt huyết, yêu nghề và nguyện hi sinh hết mình để chống dịch, bảo vệ Nhân dân, không ngại khó khăn, gian khổ”.
Ngoài việc khám và điều trị cho bệnh nhân, đoàn hỗ trợ của Dung luôn tích cực chuyển giao kỹ thuật, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế địa phương.
Trong suốt gần 3 tháng tại “chiến trường" miền Tây tham gia chống dịch, bản thân chị đã vận động người thân, các nhà hảo tâm quyên góp số tiền hơn 40 triệu đồng để ủng hộ bệnh viện mua sắm các thiết bị làm mát, phục vụ bệnh nhân nặng điều trị Covid - 19.
Cuối tháng 10/2021, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, Dung là người cuối cùng trong đoàn hỗ trợ rời Đồng Tháp. Quay về Hà Nội, cũng là thời điểm các đợt dịch bắt đầu bùng phát ở các tỉnh phía Bắc, chị lại tiếp tục tham gia khám và điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid – 19 mức độ nặng và nguy kịch. Chị vừa tham gia tư vấn cho người dân trên địa bàn thông qua hệ thống hotline của bệnh viện, vừa tham gia mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, tư vấn và điều trị cho các F0 tại nhà.
Bác sĩ Trần Thị Kim Dung tại Lễ biểu dương. Ảnh: NVCC. |
Nỗ lực học tập rèn luyện theo lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu”
Lời dạy của Bác Hồ: “Lương y như từ mẫu” đã trở thành châm ngôn cho sự nghiệp của Dung. Công tác tại Khoa Cấp cứu - chống độc là khoa bệnh nhân nặng, nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhưng chị chưa từng chùn bước, không ngừng phấn đấu học hỏi, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn, tích cực tham gia nghiên cứu khoa học. Mới đây, chị đã hoàn thành khóa học Điện quang can thiệp và trở thành một trong số rất ít nữ bác sĩ can thiệp thần kinh của nước ta.
Ngoài các hoạt động chuyên môn, Dung còn là đoàn viên công đoàn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động như: Thi đấu thể dục thể thao, các chương trình hội thảo, các cuộc thi, văn hóa, văn nghệ… do Công đoàn Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và Công đoàn Cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (PTNT) Việt Nam phát động. Chị là Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, áp dụng công nghệ thông tin, triển khai hiệu quả bệnh án điện tử toàn diện…
Dung cho biết thêm: “Thực hiện lời dạy của Bác với Công đoàn: “Nếu ai cũng hăng hái làm mà có một số công nhân lười cũng không được. Muốn giữ kỷ luật lao động phải có tinh thần hăng hái, có tính sáng tạo. Tính hăng hái, sáng tạo tỏ ra ở chỗ thi đua. Thi đua không phải là tranh đua. Mọi người phải cố gắng tiến bộ, không giấu nghề, người đi trước hiểu biết, dẫn người đi sau, làm cho mọi người cùng tiến bộ”, tập thể Bệnh viện Nông nghiệp đã đoàn kết, không ngừng nỗ lực để dần trở thành một địa chỉ uy tín, tin cậy, chất lượng khám chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân ngày một cao hơn”.
- Năm 2021: Bác sĩ Trần Thị Kim Dung được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT”; Bằng khen của Ban Chấp hành Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam; Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid - 19; đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” năm 2021. - Năm 2022: Đề tài “Phân tích cơ cấu chi phí điều trị nội, ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp từ 01/4/2019 đến 31/3/2022” của bác sĩ Dung được Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp xếp loại xuất sắc; là “Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở” năm 2022. |
Gương mẫu Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
LĐLĐ TP Đà Nẵng tổ chức đoàn báo chí đi thực tế viết về tấm gương người tốt, việc tốt Ngày 11/6, LĐLĐ TP Đà Nẵng đã tổ chức đoàn báo chí đi thực tế viết bài cho Cuộc thi viết về mô hình, tấm ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 02/01/2025 15:57
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?
Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Người lao động - 02/01/2025 09:04
'Đóa hoa' thầm lặng tô điểm cho Festival Hoa Đà Lạt
Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X – 2024 vừa khép lại với thành công ấn tượng, ghi dấu ấn sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước. Thành công ấy có sự đóng góp lớn từ những người lao động âm thầm, những “đóa hoa” tỏa hương, làm nên vẻ đẹp và sức sống của festival.
Người lao động - 01/01/2025 17:36
Huế lên TP Trung ương: Bước ngoặt lịch sử, người lao động kỳ vọng điều gì?
Hôm nay 1/1/2025, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 175/2024/QH15 của Quốc hội. Với tên gọi mới - Thành phố Huế, là thành phố thứ 6 trong cả nước trực thuộc Trung ương.
Đời sống - 01/01/2025 16:50
Bí mật đằng sau tiến độ 'thần tốc' các dự án miền Tây
Vào dịp Tết Dương lịch, khi mọi người tận hưởng kỳ nghỉ bên gia đình và bạn bè, không khí lao động trên các công trường giao thông trọng điểm ở miền Tây Nam Bộ vẫn diễn ra sôi động và khẩn trương.
Đời sống - 01/01/2025 11:13
Vay 1,5 tỷ cứu con, gia đình giáo viên trẻ kiệt quệ
1,5 tỷ đồng là con số khổng lồ đối với một gia đình giáo viên nghèo ở Thái Bình. Để cứu con trai 2 tuổi - bé Nguyễn Đức Nguyên, khỏi căn bệnh HLH (hội chứng thực bào tế bào máu) hiểm nghèo, gia đình chị Đặng Thị Hoài (Giáo viên trường TH&THCS An Dục - Quỳnh Phụ - Thái Bình) đã phải vay mượn khắp nơi, cầm cố cả sổ đỏ của bố mẹ. Gia đình chị đang đứng trước bờ vực của sự kiệt quệ, rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng nhân ái.
Người lao động - 01/01/2025 09:09
8 chính sách về chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi tinh gọn bộ máy
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 178 với 8 chính sách lớn đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.