Thành cổ Quảng Trị: Giấc mơ thành phố Hòa Bình

Kinh tế - Xã hội - PHẠM XUÂN DŨNG

Nằm cạnh đường thiên lý Bắc - Nam theo quốc lộ 1A, có con sông Thạch Hãn chảy qua, Thành cổ Quảng Trị được cả thế giới biết đến như một địa chỉ của chiến tranh khốc liệt vào bậc nhất của loài người từ xưa đến nay. Khốc liệt đến nỗi nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gọi nơi này là thành phố tuẫn đạo trong lịch sử Việt Nam và thế giới, thức tỉnh lương tâm nhân loại, lưu vào hậu thế một nơi chốn tâm linh hành hương, một cõi thiêng bi tráng.
Thành cổ Quảng Trị: Giấc mơ thành phố Hòa Bình
Thành cổ Quảng Trị. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG

Sự ra đời và hoạt động của tòa thành này gắn bó cả thế kỷ với vương triều nhà Nguyễn đóng đô ở Huế. Năm 1809 thành bắt đầu được xây dựng, ban đầu được đắp bằng đất, có hình chữ nhật vào triều vua Gia Long. Đến thời Minh Mạng, thành được mở rộng thành hình chữ nhật, được xây bằng gạch, vôi vữa và mật mía, tổng diện tích của thành là hơn 18ha.

Kiến trúc thành được hoàn chỉnh vào năm 1837 theo phong cách Vauban (Vô Băng) của Pháp. Đây là kiến trúc công trình quân sự phức hợp với thành cao, hào sâu có nước bao bọc xung quanh nhằm vừa phòng ngự tốt và phản công khi cần thiết. Thành có bốn cổng theo bốn hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc với tên các cổng thành là Tiền, Hậu, Tả, Hữu; thành có bốn góc với bốn pháo đài, trước mỗi cổng thành đều có một chiếc cầu bắc qua. Đây là mô hình thu nhỏ và mô phỏng kiến trúc của hoàng thành Huế.

Lối kiến trúc quân sự này phù hợp với thời đại khi vũ khí tấn công không còn là cung tên, giáo mác mà đã chuyển sang vũ khí tân tiến hơn nhiều như súng trường, đại bác. Tòa thành vì vậy không chỉ là lỵ sở của bộ máy cai trị địa hạt Quảng Trị dưới thời phong kiến mà còn là căn cứ quân sự án ngữ phên giậu phía Bắc kinh thành Huế.

Hơn thế trong Thành cổ Quảng Trị còn có hành cung cho nhà vua mỗi lần ngự giá ra Quảng Trị. Theo giới sử học thì thành Quảng Trị tọa lạc trên một khu vực nguyên là địa phận thuộc các làng Thạch Hãn và Cổ Vưu của Trí Bưu. Phía Tây được ngăn cách bởi sông Thạch Hãn, phía Bắc được che chở bởi sông đào Vĩnh Định. Đây chính là tuyến giao thông thủy quan trọng nối tỉnh lỵ Quảng Trị, đặc biệt với kinh sư.

Hai phía Đông và Nam là vùng dân cư và đồng bằng Triệu Hải. Thành Quảng Trị nằm trên vị trí giao thông hết sức thuận lợi của quốc gia và các tuyến đường tỉnh lộ đi đến các vùng. Từ Thành Quảng Trị có thể đi vào Nam, ra Bắc bằng đường sông, đường biển hay đường bộ đều tiện cả. Đó là một vị trí chiến lược hầu như không thể thay thế.

Cũng chính vì vị thế đắc địa của mình mà triều Nguyễn đã đôi ba lần muốn di dời lỵ sở Quảng Trị sang nơi khác nhưng không tìm ra địa điểm như ý. Nói như vua Minh Mạng thì vị trí thành Quảng Trị xem khắp vùng đất này “không có nơi nào có hình thế sông núi tiện lợi” hơn. Đủ biết tầm nhìn chiến lược của người xưa khi thị xã Quảng Trị trở thành trung tâm hành chính của tỉnh này suốt gần một thế kỷ cho đến năm 1972 mới chấm dứt vai trò lịch sử của mình.

Nhân đây không thể không nhắc đến biến cố thất thủ Kinh đô Huế năm 1885. Sau khi đánh úp quân Pháp đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5/7/1885 không thành, Binh bộ Thượng thư Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi và đoàn tùy tùng xa giá ra Tân Sở (Cam Lộ) để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống xâm lược lâu dài.

Chiều mùng 6/7/1885 vua và ngự đoàn đã nghỉ lại trong hành cung thành Quảng Trị ba ngày, sau đó sáng 9/7/1885 nhà vua mới rời thành đi tiếp ra căn cứ sơn phòng Tân Sở. Riêng tam cung thì ở lại trong thành cho đến ngày 16/7/1885 mới quay lại Kinh đô Huế. Như vậy thành Quảng Trị là địa điểm quan trọng đầu tiên sau biến động kinh đô được vua Hàm Nghi và phái chủ chiến nghỉ chân phục hồi sức khỏe và đội hình trước khi dấn thân vào một cuộc chiến cứu nước dài lâu.

Trong tòa thành này đâu đó còn lưu dấu chân vị vua yêu nước lúc ấy mới thiếu niên đã quyết chí rời bỏ cung vàng điện ngọc, nếm mật nằm gai tận hiến đời mình khi Tổ quốc lâm nguy. Chưa hết, cũng theo các nhà nghiên cứu, tiếp nối hào khí Cần Vương tòa thành này còn chứng kiến sự nổi dậy của văn thân Quảng Trị chống thực dân.

Đúng ngày Chủ nhật mùng 6/9/1885 nhân đám tang Tham tri Bộ Binh Trương Đăng Để, một nhóm văn thân đã nổi dậy chiếm thành Quảng Trị, cướp kho súng đạn, giải giáp binh lính, bắt tuần phủ Trương Quang Đản phải đóng triện vào tờ lệnh kêu gọi mọi người ủng hộ việc chống những kẻ tiếp tay cho quân xâm lược. Dù còn nhiều chuyện phải bàn về chính kiến của nhóm văn thân nhưng tiết tháo của những kẻ sĩ thời xưa trước vận nước hưng vong đáng để cho đời sau tiếp bước.

Theo các sử liệu cho biết, các thành từ Thanh Hóa trở vào đến Quảng Bình cùng thời cũng theo kiến trúc Vauban nhưng chỉ có ba cổng, được người xưa đúc kết thành câu nói dí dỏm và ấn tượng: “Thanh vô hậu, Nghệ vô tiền, Tĩnh vô tả, Bình vô hữu”, nghĩa là: thành ở Thanh Hóa thì không có cổng sau, thành ở Nghệ An thì không có cổng trước, thành ở Hà Tĩnh thì không có cổng bên trái, thành ở Quảng Bình thì không có cổng bên phải. Riêng thành Quảng Trị thì có đủ bốn cổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu.

Trong tư liệu cũ có bản đồ Thành Quảng Trị năm 1889 được vẽ khá kỹ với tỷ lệ 1/1000. Bản đồ mô tả chi tiết những công sở đóng trong thành. Phần lớn các cơ quan đầu não của Quảng Trị đều có mặt trong tòa thành này. Về sau khi người Pháp đặt ách thống trị lên toàn lãnh thổ nước ta thì về cơ bản vẫn giữ nguyên bộ máy quan lại hành chính như bản đồ này thể hiện.

Chính quyền thực dân có thay đổi nhưng không đáng kể. Chỉ có một bổ sung không thể bỏ qua, đó là vào năm 1929 người Pháp cho xây và về sau ngày càng mở rộng một trại giam ngay trong thành để đày ải những người yêu nước và cách mạng. Nơi này được gọi là Lao Xá kéo dài cho đến năm 1972 mới kết thúc.

Đã có nhiều, rất nhiều người yêu nước và cách mạng bị giam cầm, đày đọa nơi đây mà tiêu biểu như nhà yêu nước Khóa Bảo Nguyễn Hữu Đồng, chiến sĩ cách mạng chân chính Đoàn Lân… Những con người yêu nước thương nòi chịu trăm ngàn cay đắng, muôn vàn khổ ải của lao tù để đứng thẳng lưng viết hoa hai chữ “Con Người".

Dạo quanh thành sẽ thấy những tường thành đổ nát không chỉ bởi hàng trăm năm mưa nắng mà bởi đạn bom trong những ngày được tạc vào lịch sử; và cổng thành chi chít dấu vết của những vũ khí sát thương bậc nhất được đem ra thi thố nơi đây, tính ra số lượng đạn bom trút xuống tòa thành này trong 81 ngày đêm tương đương 7 quả bom nguyên tử từng ném vào nước Nhật trong thế chiến thứ hai.

Còn đây những hào sâu dù mùa hạn đến gần vẫn có nước như đã từng có nước quanh năm mà ngày xưa được nối với dòng sông Thạch Hãn sau này lại trở thành linh giang đất Việt. Rồi những cỏ cây đã mọc lên trên thân phận người đã khuất như muốn xoa dịu nỗi đau chinh chiến trên da thịt và trong sâu thẳm của tâm hồn Việt Nam chưa thôi rớm máu. Người chết sẽ đồng hành với hôm nay khi người sống vẫn còn nhớ họ. Đó là đạo lý muôn đời của dân tộc Việt Nam, của tình nghĩa Việt Nam.

Sau những tan tành của đạn bom hủy diệt còn lại viên đá đề chữ Hán có nghĩa là “Tây” ở cửa Hữu của thành còn sót lại khá nguyên vẹn như một sự diệu kỳ của tòa thành trải qua nhiều chiến sự long trời lở đất, nay đã gửi thân vào viện bảo tàng. Trải bao hưng phế, tất cả đã hóa thành di tích lịch sử chất chứa nhiều câu chuyện đã qua biết mấy đời người.

Nhà văn Nhất Lâm, thôn An Tiêm, Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị, một người ngoài tám mươi tuổi lúc còn tại thế, nhớ lại thời niên thiếu của một cậu học trò khi đứng trước tòa thành cổ đón vua quan ra Quảng Trị làm lễ cúng tổ tiên khởi nghiệp tại đất này. Ông hồi tưởng những lần vào thăm tòa thành cổ trang nghiêm nhờ có bà con làm quan, quan sát được lính gác hai bên và cả trại giam do người Pháp xây nên để giam cầm những người chiến sĩ yêu nước.

Thành cổ Quảng Trị: Giấc mơ thành phố Hòa Bình
Thành cổ Quảng Trị đã thành địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du khách quốc tế. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG

Khi chiến tranh đã xa, đã lùi xa gần nửa thế kỷ thì Thành cổ Quảng Trị đã thành địa chỉ hành hương của đồng bào cả nước và du khách quốc tế. Thành cổ Quảng Trị đã đồng nghĩa với cõi thiêng, nơi rất nhiều người Việt đã vĩnh viễn nằm lại sau một cuộc chiến tàn khốc khiến cả thế giới phải sửng sốt, bàng hoàng. Từng dòng người nối nhau, trẻ già, trai gái tưởng chừng không dứt đến ngôi đền lớn mang tên Thành cổ Quảng Trị để tưởng niệm những người đã khuất, để chiêm nghiệm sâu hơn về chiến tranh và hòa bình, để cuộc đời vị tha hơn, nhân ái hơn, lấp đi những hố sâu ngăn cách và đẩy lùi tham vọng, bạo lực điên cuồng, cho thương đau của quá khứ vẫn hiện về như một lời nhắc nhở nghiêm trang mà ân tình, thành bài học với những người đang sống.

Ông Vũ Ngọc Thấn, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang xúc động tâm tình: “Tôi nhớ đến câu hát “Cỏ xanh non tơ, xin chớ vô tình…”, những người sống hôm nay cũng vậy, làm việc gì cũng luôn nhớ tới những người đã nằm lại đất này”. Còn cô KaRen, du khách Hà Lan thì chia sẻ ngắn gọn cảm tưởng của mình: “Đây là lần đầu tôi đến thăm di tích này. Tôi rất ấn tượng với những gì đã diễn ra ở đây trong chiến tranh. Và tôi cũng rất chia sẻ cách mà hôm nay các bạn tưởng niệm những người đã khuất.”

Một Quảng Trị tưởng không có gì đặc biệt; một ngày của yên bình từ lâu rồi không còn nghe tiếng súng; một ngày của đám trẻ nô đùa vô tư ở chính một nơi ngày xưa là chiến tranh, là tử địa rúng động cả năm châu. Tất cả bình yên, êm đềm như lời kinh nguyện cầu thầm thì trong lồng ngực, nhắc nhủ hết thảy chúng ta biết cách chung sống an lành. Và đó cũng là tâm nguyện cháy bỏng không chỉ của người dân Quảng Trị khi xây dựng đề án để biến mảnh đất này thành nơi tổ chức "Festival hòa bình".

Cù lao thương nhớ Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là ...

"Lụt tháng Ba, cháy nhà tháng Bảy"

Trong ba ngày 31/3 đến ngày 2/4 gần như cả miền Trung đều có mưa to, gió lớn do ảnh hưởng không khí lạnh và ...

Tàu thép 67 - từ chủ trương xa bờ đến thực tế nằm bờ... Tàu thép 67 - từ chủ trương xa bờ đến thực tế nằm bờ...

Vừa qua đọc thông tin rất không vui trên nhiều tờ báo: 80% tàu thép đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ (gọi tắt ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Kinh tế - Xã hội -

Câu chuyện Làng Nủ và bài học đối phó với cơn bão số 4

Làng Nủ (Lào Cai), nơi từng chịu những hậu quả khốc liệt từ thiên tai, mang đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách ứng phó trước các thảm họa tự nhiên. Khi bão số 4 đang đến gần, chúng ta không thể không nhìn lại kinh nghiệm xương máu từ những thảm kịch đã qua để chuẩn bị kỹ càng hơn.

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

Hyundai Santa Fe 2025 ra mắt với 5 phiên bản, giá từ 1,069 tỷ đồng

Sáng 18/9, thị trường ô tô Việt Nam một lần nữa trở nên sôi động với sự ra mắt của Hyundai Santa Fe thế hệ hoàn toàn mới.

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Kinh tế - Xã hội -

VNVC tiêm nhiều nhất trong ngày đầu chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ

Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP HCM, cùng gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Kinh tế - Xã hội -

Indonesia 'hồi sinh' cái tên huyền thoại Honda Spacy nhưng rất lạ lẫm

Thị trường Indonesia vừa ra mắt Honda Spacy 2024 nhưng khác hoàn toàn với những gì người Việt quen thuộc về mẫu xe được coi là huyền thoại này.

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Kinh tế - Xã hội -

Hành trình 14 năm chinh phục khách hàng Việt của Nissan Navara

Không phô trương, ồn ào, Nissan Navara âm thầm trở thành chiếc xe bán tải có chỗ đứng vững vàng trong lòng khách Việt.

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Kinh tế - Xã hội -

Vĩnh Phúc có thêm 2 dự án FDI đi vào hoạt động trong tháng 8/2024

Trong tháng 8/2024, tỉnh Vĩnh Phúc chào đón thêm 2 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự kiện này góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cà phê tối: Dựng xây lại làng Nủ Video

Cà phê tối: Dựng xây lại làng Nủ

Dựng xây lại Làng Nủ cũng là dấu mốc của giai đoạn tái thiết các địa phương chịu ảnh hưởng kinh hoàng của bão số 3 với tên quốc tế là Yagi.

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão Tôi công nhân

Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề tại nhiều các tỉnh khu vực phía Bắc. Mức trợ cấp, hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị ảnh hưởng do bão sẽ thực hiện theo quy định tại Quyết định 4291/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với mức từ 3.000.000 đồng/trường hợp.

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028 Infographic

Chỉ tiêu công tác đối thoại, thương lượng tập thể của Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 - 2028

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành Chương trình “Nâng cao hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể giai đoạn 2023 - 2028”. Mục tiêu cụ thể như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh Video

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, lưu ý biện pháp phòng tránh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Trước diễn biến khó lường của thời tiết, người lao động cần chú ý những biện pháp phòng tránh và thoát nạn khi xảy ra bão, lũ theo khuyến cáo của Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Đọc thêm

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Kinh tế - Xã hội -

Suzuki Swift ngừng bán tại Việt Nam?

Tin đồn Suzuki Swift ngừng bán rộ lên sau khi website của Suzuki Việt Nam không còn xuất hiện tên sản phẩm này.

Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng

Kinh tế - Xã hội -

Kia Carnival 2024 ra mắt, chỉ còn động cơ diesel, giá từ 1,3 tỷ đồng

Kia Carnival k hông đơn thuần là một bản facelift mà đã thay đổi với diện mạo trẻ trung, hiện đại hơn, cùng hàng loạt trang bị công nghệ mới.

Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?

Kinh tế - Xã hội -

Có bao nhiêu loại hình bảo hiểm xe ô tô hiện nay?

Có 5 loại hình bảo hiểm giao thông phổ biến tại Việt Nam hiện nay, trải rộng trên các lĩnh vực bảo hiểm khác nhau, bao quát toàn bộ lợi ích liên quan đến người và phương tiện mà họ đang sử dụng.

GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử

Kinh tế - Xã hội -

GX thế hệ mới - chiếc Lexus chưa từng có trong lịch sử

GX thế hệ mới không giống bất cứ một chiếc Lexus nào trước đây. GX 550 mang dáng vẻ vuông vức độc đáo, động cơ tăng áp kép V6 cùng khả năng vượt mọi giới hạn.

Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid

Kinh tế - Xã hội -

Không như lời đồn, Hyundai Santa Fe 2024 sắp ra mắt Việt Nam không có bản hybrid

Hyundai Santa Fe 2024 thế hệ mới ra mắt vào ngày 18/9 tới đây sẽ có 5 phiên bản, sử dụng duy nhất một loại động cơ xăng, không có hybrid cũng không có động cơ dầu.

Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc

Kinh tế - Xã hội -

Signetics (Hàn Quốc) đầu tư 100 triệu USD vào xây dựng nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc

Mới đây, Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án nhà máy bán dẫn trị giá 100 triệu USD giữa Công ty Cổ phần Signetics (Hàn Quốc) và Tập đoàn CNCTech đã diễn ra tại Khu công nghiệp Bá Thiện – Phân khu I, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông cùng nhiều đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM

Kinh tế - Xã hội -

VNVC chủ lực tiêm vắc xin an toàn trong chiến dịch bao phủ vắc xin sởi tại TP.HCM

Từ 16/9, gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của 39 trung tâm VNVC tại TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao phòng bệnh sởi bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin.

Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam

Kinh tế - Xã hội -

Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính qua 6 điểm tựa Việt Nam

Trong hành trình xây dựng một đất nước giàu mạnh, phồn vinh, văn minh và hạnh phúc, những điểm tựa vững chắc là nguồn sức mạnh không thể thiếu, định hình nên mỗi bước đi của dân tộc.

Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu

Kinh tế - Xã hội -

Đang tiến hành trục vớt xe đầu kéo rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu

Chiếc xe đầu kéo mang biển kiểm soát 19R-011.11 được phát hiện nằm dưới sông, bị phần cầu sập đè lên, được lực lượng cứu hộ tiến hành trục vớt sáng nay.

Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana

Kinh tế - Xã hội -

Xuyên Việt bằng xe điện VF 5 từ Hải Phòng đến Bình Dương để đua xe gymkhana

Hai tay đua và hai thành viên hỗ trợ thuộc Hai Phong Motorsports Club đã xuyên Việt ba ngày từ Hải Phòng vào tới Đại Nam để tham dự Giải đua Ô tô Gymkhana Vô địch Miền Nam PVOIL Cup 2024.