Tàu thép 67 - từ chủ trương xa bờ đến thực tế nằm bờ...
Kinh tế - Xã hội - 08/04/2022 09:58 PHẠM XUÂN DŨNG
Ngư dân Quảng Trị nhìn Tàu thép 67 mắc cạn. Ảnh: Ngọc Vũ |
Không chỉ Quảng Ngãi mà Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu... và nhiều địa phương khác trong cả nước những năm qua kêu cứu theo Tàu thép 67. Bài toán của ngư dân đang lâm vào cảnh bế tắc và các bên liên quan đều kêu lên, họ gồm: ngư dân, ngân hàng, ngành hữu quan và chính quyền các địa phương. Có quá nhiều thông tin trên báo chí, có quá nhiều dẫn chứng thực tế rất đau lòng và xót xa.
Vì sao như thế, vì sao một chủ trương đúng đắn và kịp thời của Nhà nước lại có một hậu quả như vậy? Chúng tôi đã có dịp đi dọc miền Trung, có nhiều ngày rong ruổi ở Quảng Trị, Quảng Bình... và mắt thấy tai nghe.
Ngư dân nói thẳng, Chính phủ đầu tư là rất đúng, rất hợp lòng dân, nhưng cách làm thì chưa trúng. Theo họ nên giao cho ngư dân chủ động lựa chọn máy móc, vỏ tàu, ngư lưới cụ... theo ý của mình thì việc đóng tàu mới phù hợp thực tế và năng lực của ngư dân. Đằng này, ngân hàng giải ngân, bảo mua máy nọ, máy kia, dù không phù hợp mà giá thành lại cao, ngư dân cũng phải cắn răng, nếu không thì đành nằm bờ, không có tàu thép vươn khơi.
Vậy là ngay từ công đoạn đầu đã cho thấy bất hợp lý, tàu đóng ra không đúng yêu cầu của ngư dân, giá thành lại quá cao, ngư dân lãnh một cục nợ vài chục tỷ. Chưa kể, tuy có tàu thép to là yếu tố hàng đầu hết sức quan trọng, nhưng ngư dân chủ tàu cũng phải học cách làm "ông chủ", ngư dân "bạn" cũng học cách làm nhân công khi làm chủ một con tàu hiện đại, chi phí nhiều hơn. Nếu làm ăn đều đặn, khấm khá thì còn có tiền trả nợ, nếu không thì nợ chồng lên nợ, to thuyền to sóng là vì thế. Cuối cùng vỡ nợ thì phải ra tòa.
Không loại trừ một số ít ngư dân lợi dụng chủ trương vay vốn ưu đãi để làm nhà, tiêu xài nhưng hầu hết bà con dân biển ai cũng muốn làm ăn lâu dài nhưng vì ngư trường ngày càng khó khăn, cách thức đầu tư bất chấp thực tế nên cuối cùng thất bại.
Lại thêm dịch bệnh Covid hơn hai năm qua, khó càng thêm khó nên bài toán kinh tế biển của ngư dân vươn khơi theo Tàu thép 67 nhìn chung có kết quả rất ảm đạm và rất đáng báo động. Nguồn lực quốc gia không chỉ thất thoát hàng vạn tỷ đồng mà còn kéo theo những hệ lụy nặng nề và lâu dài.
Cách đây vài ngày thông tin thật đau lòng trên báo chí cho hay chỉ riêng Bình Định đã có 48/62 tàu hoạt động không hiệu quả, ngư dân "nợ như Chúa Chổm". Họ bỏ xứ mà đi, để lại những "nghĩa địa" tàu thép bên biển.
Vậy thì rất cần kiến nghị Nhà nước khẩn trương có tổng kết thực tiễn một cách khách quan và thuyết phục về mô hình Tàu thép 67, với ý kiến của những bên tham gia, trong đó có ý kiến của chính ngư dân là chủ tàu; mặt khác chắc hẳn cơ quan thanh tra Nhà nước và các cơ quan chức năng vào cuộc, làm việc độc lập để đưa ra câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này.
Bên cạnh đó cũng cần xem xét những thành công và đặc biệt là thất bại, thứ nữa cần có chương trình tập huấn cho ngư dân và riêng khoản đóng tàu thì phải để ngư dân chọn lấy và làm chủ con tàu của mình, ngôi nhà thứ hai của họ trên biển. Từ đó ngư dân mới thực sự vươn khơi bám biển, làm chủ biển khơi, thể hiện chủ quyền của người dân Việt Nam trên Biển Đông. Có như vậy thì chủ trương tốt, kịp thời thực sự đi vào cuộc sống, phục vụ tốt kinh tế biển và những mục tiêu an ninh quốc phòng vô cùng quan trọng và cấp thiết.
"Lụt tháng Ba, cháy nhà tháng Bảy" Trong ba ngày 31/3 đến ngày 2/4 gần như cả miền Trung đều có mưa to, gió lớn do ảnh hưởng không khí lạnh và ... |
Lãnh đạo tiếp dân: Đôi nét nhìn từ Quảng Trị Báo cáo của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị trong chương trình giám sát nêu: "Việc thực hiện pháp luật về tiếp công ... |
Xử lý ngay những công trình trái phép "đơm" dự án cao tốc đền bù Sau tết Nguyên đán vừa qua, rộ lên việc xây nhà, trồng cây cấp tốc ở nhiều tỉnh miền Trung, từ Hà Tĩnh cho đến ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 13:23
Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ lái một chiếc Ford Ranger chinh phục những địa hình hiểm trở? PVOIL VOC 2024 đã biến điều đó thành hiện thực cho hàng trăm người đam mê off-road tại Việt Nam.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng