Thứ tư 29/03/2023 14:02
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Thăm thẳm đường đến lớp

Diễn đàn - NHẬT NAM

Mặc dù việc đưa trẻ em khuyết tật vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung giáo trình đã cho những kết quả tích cực, nhưng chỉ có 2% trường Tiểu học và Trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.

Theo kết quả điều tra trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp hơn. Đến cấp Trung học phổ thông chỉ có chưa đến 1/3 trẻ khuyết tật đi học đúng tuổi, so với tỷ lệ 2/3 trẻ em không khuyết tật. Mặc dù việc đưa trẻ em khuyết tật vào hòa nhập với trẻ em khác và học chung chương trình đã cho những kết quả tích cực, nhưng chỉ có 2% trường Tiểu học và Trung học cơ sở có thiết kế phù hợp với học sinh khuyết tật và khoảng 1/7 số trường có một giáo viên được đào tạo về khuyết tật.

Nhiều rào cản

Y Liên ngồi bệt trên thềm nhà sàn, đôi chân khuyết tật tong teo chẳng giúp em đứng được dậy, ánh mắt nó đượm buồn nhìn lũ trẻ trong buôn sáng sáng líu ríu rủ nhau đi học. Y Liên không được đi học, vì ba mẹ thì bận làm rẫy, anh chị đi làm thuê dưới thành phố, không có ai cõng Y Liên đi học, ba cõng được vài buổi, rồi thôi, vì ông bảo “Què thế đi học cũng chẳng để làm gì”. Câu chuyện như Y Liên không phải là hiếm bởi vô vàn rào cản ngăn bước chân các em đến trường vẫn còn hiện hữu.

Như mọi đứa trẻ khác, những đứa trẻ khuyết tật luôn có niềm mong ước là được đi học. Nhưng có quá nhiều rào cản khiến các em không thể đến trường và những rào cản đó đôi khi lại xuất phát từ chính phía gia đình các em, như câu chuyện của Y Liên. Với tư tưởng phong kiến và sự nhận thức còn rất nặng nề của xã hội khi còn tồn tại quan niệm “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” khiến cho nhiều gia đình có con em khuyết tật dấu con, vì sợ bị dè bỉu “Chắc kiếp trước ăn ở vô phúc!”. Gia đình có con em khuyết tật ngoài tâm lý e ngại việc con cái đi học cũng “chẳng để làm gì” lại còn vấp phải những rào cản khác.

Tuy “Luật người khuyết tật” (1) đã có quy định bắt buộc các cơ quan công lập đều phải đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật, nhưng trên thực tế số trường học đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng cho các em là rất rất ít. Khi lớp học không thể lúc nào cũng bố trí được ở tầng trệt, cho dù các em có vào được lớp, thì vỉa hè, nhà vệ sinh vẫn là nỗi ám ảnh với các em sử dụng xe lăn. Đấy là chưa kể những khó khăn trong việc đi lại từ nhà đến trường.

Đây có lẽ là rào cản lớn nhất đối với đa số trẻ em khuyết tật, đặc biệt là các em khuyết tật vận động. Thông thường, các trẻ khuyết tật vận động thường gặp khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt và cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, không phải lúc nào người thân các em cũng có thời gian và điều kiện hàng ngày đưa đón các em đi học. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian trẻ học tại trường, phụ huynh không thể kiểm soát và giúp đỡ con em trong việc đi lại. Đồng thời, các giáo viên cũng không thể theo sát tất cả các em nên các em có nhiều vấn đề không chủ động được như các bạn cùng trang lứa.

Người ta vẫn nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, do bạn cùng trang lứa, còn nhỏ nên suy nghĩ của các em còn chưa ý thức, cộng với sự hiếu động tinh nghịch của tuổi học trò nên việc trẻ khuyết tật bị kì thị, xa lánh, trêu chọc và bắt nạt tại trường có thể xảy ra bất cứ khi nào, mà giáo viên cũng như phụ huynh không thể nắm bắt và kiểm soát được.

Thăm thẳm đường đến lớp
Một hoạt động sáng tạo nhằm gia tăng sự cảm thông giữa các em học sinh không có khuyết tật và học sinh khuyết tật do DP Hà Nội thực hiện. Ảnh: N.N

Thiếu đội ngũ giáo viên có hiểu biết về vấn đề khuyết tật của trẻ

Chị Phạm Lệ Thủy, có con khiếm thính và chậm phát triển, để con được đi học như bao bạn bè cùng trang lứa, chị Thủy đã phải bỏ công việc là một cô giáo trường chuyên ở Tuyên Quang xuống Hà Nội xin dạy hợp đồng ở một trường chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, nhưng cháu cũng chỉ được học hết cấp 1.

Không phải ai cũng có điều kiện để hy sinh vì con như chị Thủy. Tôi đã chứng kiến những giọt nước mắt của các bậc phụ huynh có con là trẻ khuyết tật trí tuệ bị nhà trường khéo léo hoặc từ chối thẳng thừng với lý do “Cháu không thể học được như các bạn!”. Tuy có chính sách phụ cấp (2) với thầy cô khi trong lớp có trẻ khuyết tật theo học hòa nhập, nhưng nhiều thầy cô chưa mặn mà với việc tiếp nhận các em học sinh khuyết tật trí tuệ theo học ngoài nỗi lo điểm “thi đua khen thưởng” bị ảnh hưởng, thì việc thực hiện chính sách ưu tiên cho thầy cô cũng khá phức tạp, trong đó có việc phải có kỹ năng dạy trẻ khuyết tật, phải có chương trình, giáo án đào tạo riêng, bên cạnh đó còn cả nỗi lo khi không biết cách giúp trẻ khi có các vẫn đề sức khỏe xảy ra hay những nỗi lo ngại về an toàn với trẻ.

Dạy một em học sinh khuyết tật trí tuệ cần nhiều thời gian, việc đó lại ảnh hưởng đến thời gian chung của cả chục em khác. Chính vì vậy, nhiều trẻ khuyết tật trí tuệ không có cơ hội tham gia học tập tại các trường học theo mô hình hòa nhập, mà chỉ có thể tham gia các trường chuyên biệt. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện đưa con em mình vào các trường chuyên biệt vì còn cả những khó khăn về quy chế, ví dụ: như trẻ khiếm thị ở các tỉnh rất khó theo học ở các trường dạy trẻ khiếm thị tại Hà Nội vì quy định bắt buộc về hộ khẩu.

Nỗi lo về tài chính

Nhiều trẻ khuyết tật dạng trí tuệ, khiếm thính, khiếm thị, … không thể tham gia vào môi trường giáo dục hòa nhập mà cần phải học ở những trường chuyên biệt với mức học phí không hề thấp. Ngoài ra, việc giáo dục một trẻ khuyết tật cần tốn thời gian, công sức và tài chính gấp nhiều lần so với việc dạy dỗ một trẻ không có khiếm khuyết. Do đó, nhiều gia đình tuy rất mong muốn con em mình có thể đến trường nhưng không có khả năng tài chính đủ để cho các em được đi học. Đây cũng có thể là nguyên nhân chính dẫn tới việc số lượng trẻ khuyết tật đến trường giảm mạnh trong khoảng thời gian chuyển cấp từ tiểu học lên trung học cơ sở.

Câu chuyện của một thiên tài

Tôi còn nhớ như in câu chuyện về nhà bác học thiên tài Thomas Alva Edison, khi đi học vốn bản tính hiếu kỳ thích khám phá và vô cùng tinh nghịch, ông đã bị đuổi khỏi lớp, cô giáo chủ nhiệm đã gửi cho mẹ ông bức thư “Thưa bà, đứa con bà thật đần độn và ngu ngốc, có dạy cũng vô ích, nó chỉ đáng đi chăn lợn mà thôi”. Giấu “nước mắt chảy ngược”, mẹ Edison bắt đầu dạy con mình học. Khi ông đã có hơn 1.000 “phát minh làm thay đổi thế giới” như máy ghi âm, đèn điện.. Tổng thống Mỹ mời ông đến hội kiến, trong cuộc gặp, ngài Tổng thống hỏi: Thưa ngài Edison, tốt nghiệp bằng kỹ sư ở trong nước hay ở châu Âu? Edison lấy trong túi ra một mảnh giấy cũ, đưa cho Tổng thống: “Đây là tấm bằng duy nhất mà tôi có”. Đó là mảnh giấy mà cô hiệu trưởng trường tiểu học đã viết khuyên Mẹ ông nên cho ông đi chăn lợn!

Thăm thẳm đường đến lớp
Nguyễn Trung Hiếu biểu diễn cùng ca sỹ Thái Thùy Linh tại một sự kiện nâng cao nhận thức về hội chứng tự kỷ. Ảnh: NVCC

Tôi quen biết chị Mai Anh - Chủ nhiệm CLB Cha mẹ trẻ khuyết tật Hà Nội, chị có con bị tự kỷ. Em Nguyễn Trung Hiếu - con chị học không giỏi, đôi khi không kiểm soát được hành vi của mình, nhưng chị Mai Anh thì thừa kiên nhẫn và tình yêu để dạy con, bây giờ Hiếu biết vẽ và chơi được nhiều loại nhạc cụ, đặc biệt Hiếu chơi kèn Saxophone cực hay. Mỗi lần thưởng thức âm nhạc của Hiếu, tôi lại nhớ đến Edison, nhớ đến Vincen VanGogh (3).

Không chỉ có Hiếu mà có rất nhiều người khuyết tật đã mở được cánh cửa cuộc đời nhờ công sức học tập. Có thể nói dù ở dạng tật nào, nếu được học hành đầy đủ thì con người ai cũng có ích cho xã hội. Đó cũng là câu chuyện của Đào Lan Hương - cô gái khiếm thị đầu tiên là chuyên gia về quyền của người khuyết tật tại UNDP; Hương Giang - MC cho Đài truyền hình quốc gia; Nguyễn Trần Thủy Tiên - cô gái “điếc” Việt Nam đầu tiên nhận học bổng toàn phần 117.000 USD của Trường ĐH Gallaudet (Washington, Mỹ) và nhận bằng thạc sĩ loại giỏi của trường; Lan Anh - cô gái xương thủy tinh chẳng có thể nhớ bao nhiêu lần xương mình gãy vụn, nhưng “nữ hiệp sĩ” có hai bằng đại học ấy chẳng bao giờ nhớ hết mình đã làm gì cho cộng đồng 6,2 triệu NKT ở Việt Nam, còn đó tấm gương ông Vũ Mạnh Hùng – bị khuyết tật từ nhỏ, nhờ nỗ lực học tập đã từng là Phó giám đốc Ngân hàng kiểm toán Việt Nam, hay như anh Trung “xe lăn” vốn là phiên dịch của Bộ Ngoại giao, tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thì hẳn bao người biết đến...

Giải pháp

Việc quan tâm đến trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật đảm bảo quyền đi học đã được quy định rất rõ trong các văn bản Pháp luật như được nhập học muộn hơn độ tuổi, được miễn giảm nhiều môn học…

Cụ thể, ngày 29 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025. Mục tiêu của Đề án là phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật.

Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025: Phấn đấu 90% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng. Phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng. Phấn đấu 90% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật. Phấn đấu 90% các tỉnh, thành phố triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Có một câu nói rất nổi tiếng “Xã hội thay đổi khi bạn thay đổi”. Mọi văn bản chính sách rất hoàn hảo, nhưng việc thực thi cũng cần đảm bảo đúng tiến độ, để các em có thể “tự đến lớp trên đôi chân của mình”. Hơn thế nữa, cho dù nỗ lực đến đâu thì điểm tựa đầu tiên của các em bao giỡ cũng là gia đình, gia đình quan tâm, khích lệ, tạo điều kiện thì các em càng bước xa hơn trên con đường đến lớp.

Tôi tin rằng trong lớp học ngày mai có Y Liên, có con trai chị Phạm Lệ Thủy đang miệt mài hăng say học tập cùng các bạn.

Chú thích:
1- Điều 40 chương VII Luật người khuyết tật.

2- Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP.

3- Vincen VanGogh là danh họa người Hà Lan mắc chứng tự kỷ- tranh của ông hiện được bán đắt nhất thế giới.

Người khuyết tật mong có cơ hội việc làm nhiều hơn Người khuyết tật mong có cơ hội việc làm nhiều hơn

Nhiều người khuyết tật sống trong hoàn cảnh khó khăn, sức khỏe hạn chế, cuộc sống phụ thuộc vào trợ giúp của gia đình và ...

Nỗ lực trong đào tạo và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật Nỗ lực trong đào tạo và hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật

Dự kiến đến năm 2023, Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật (NKT) Việt Nam sẽ đặt hàng, hỗ trợ đào tạo cho khoảng ...

Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật

Với cơ hội được đi học tập ở Singapore, chứng kiến sự sạch sẽ và tiện nghi trong bệnh viện sau một lần bị ốm, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Một quyết định vì dân

Diễn đàn -

Một quyết định vì dân

Phải nói là quá tuyệt vời cho một quyết định được ban hành tức khắc, được gửi đi trong đêm và có hiệu lực ngay đầu ngày hôm sau của tư lệnh ngành Giao thông vận tải - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, liên quan đến việc kiểm định xe ô tô các loại.

2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

2 đặc quyền cho lao động nữ làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản

Theo khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm công việc ảnh hưởng tới chức năng sinh sản sẽ được hưởng các đặc quyền trong thời gian mang thai và nuôi con nhỏ.
Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Luật Đất đai (sửa đổi): Đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, từ ngày 3/1 đến hết 15/3/2023, cơ quan này đã nhận được 8,36 triệu lượt đóng góp ý kiến của Nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Có ý kiến rất tâm huyết, dài hàng chục trang về tất cả nội dung...
9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết

Dưới đây là 9 quyền lợi quan trọng mà người lao động nữ mang thai nên biết.
"Sự ủng hộ của người lao động là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

"Sự ủng hộ của người lao động là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đó là chia sẻ của đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Đón xem Talk Công đoàn: "Sự ủng hộ của NLĐ là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đón xem Talk Công đoàn: "Sự ủng hộ của NLĐ là năng lượng để tôi cống hiến nhiều hơn"

Đón xem Chương trình Talk Công đoàn phát sóng vào lúc 20h, ngày 25/03, trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn. Chương trình sẽ gặp gỡ và trò chuyện với đồng chí Nguyễn Minh Sơn - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SWCC Showa Việt Nam.

Đọc thêm

Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật

Bạn đọc -

Từ cái toilet bệnh viện đến tấm thẻ bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật

Với cơ hội được đi học tập ở Singapore, chứng kiến sự sạch sẽ và tiện nghi trong bệnh viện sau một lần bị ốm, hệt như một khách sạn 5 sao khiến tôi không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về những cái bệnh viện ở quê nhà đã từng gắn bó không ít thời gian với tôi - một người khiếm khuyết, có thể chất không được mạnh khỏe.

Ước mơ và hành động

Diễn đàn người lao động -

Ước mơ và hành động

Năm cũ Nhâm Dần 2022 đang dần khép lại. Năm mới Quý Mão 2023 sắp mở ra. Ở bản lề chuyển giao năm cũ, năm mới - Tết Nguyên đán - mỗi người đều có những nghĩ suy, ước mơ.

Tục cúng ông Táo và những biến tướng

Bạn đọc -

Tục cúng ông Táo và những biến tướng

Hằng năm, cứ vào ngày 23 tháng Chạp, mọi nhà đều cúng ông Táo. Đây là tín ngưỡng dân gian, là phong tục truyền lại từ ngàn xưa, một nét đẹp trong đời sống văn hóa tâm linh.

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường

Bạn đọc -

Tình thầy trò dưới góc nhìn quan hệ lao động trong kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường với bao biến đổi phong phú trong đời sống vật chất kéo theo sự biến đổi tính chất của các mối quan hệ con người với nhau, trong đó có cả quan hệ thầy - trò.

World Cup 2022 - World Cup của sự nhân văn

Bạn đọc -

World Cup 2022 - World Cup của sự nhân văn

World Cup 2022 đang diễn ra đầy sôi động tại Qatar. Ngay từ khi trái bóng Al Rihla chưa kịp lăn, cả thế giới đã phải sửng sốt về những điều đặc biệt của kỳ World Cup lần thứ 22 này.

World Cup và những trò lừa đảo người hâm mộ

Bạn đọc -

World Cup và những trò lừa đảo người hâm mộ

World Cup 2022 cũng là mùa làm ăn của những kẻ bất chính, của những tin tặc chuyên lừa đảo những người hâm mộ bằng những thủ đoạn tinh vi. Vậy nhận diện những vấn nạn này ra sao?

Giờ học của học sinh, vấn đề không của riêng ai

Bạn đọc -

Giờ học của học sinh, vấn đề không của riêng ai

Trẻ em học từ mấy giờ, thế giới biết và làm từ lâu. Vậy mà ở ta giờ thành chuyện lớn để dư luận bàn cãi như … chưa biết gì. Tại sao vậy?

Chuyện ngáng đường đi

Diễn đàn -

Chuyện ngáng đường đi

Tại nhiều ngã tư, vào giờ cao điểm, dù có đèn tín hiệu đầy đủ nhưng nếu không có cảnh sát (và cả khi có cảnh sát nhưng không đủ số lượng) thì rất hay xảy ra tình trạng: Đường này thì đèn xanh chưa tắt, dòng người vẫn đi, nhưng đường (giao cắt) kia mới sắp hết đèn đỏ là nhiều người đã xông lên rồi.

Phụ nữ có “tiếp tay” cho bất bình đẳng giới trong tình yêu và hôn nhân?

Diễn đàn -

Phụ nữ có “tiếp tay” cho bất bình đẳng giới trong tình yêu và hôn nhân?

Một vấn đề thực tế ở nước ta hiện nay là tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn tồn tại khá phổ biến. Nói rộng hơn, xã hội còn nặng lối suy nghĩ và hành xử bất bình đẳng giới (BĐG), theo phía gây nhiều thiệt thòi hơn cho phụ nữ.

Tin đồn thất thiệt, tiền túi “bốc hơi”

Diễn đàn -

Tin đồn thất thiệt, tiền túi “bốc hơi”

Công an tỉnh Hà Nam phối hợp với Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an đã mời tài khoản cá nhân đăng tin sai sự thật là Nguyễn Kiên Quyết, sinh ngày 24/11/1982 trú tại thôn 1, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý, tỉnh Hà Nam lên trụ sở Công an tỉnh để làm việc.