Quảng Nam: Giám sát chặt chẽ việc điều chỉnh lương cho NLĐ tại các doanh nghiệp
Việc làm - tuyển dụng - 19/08/2022 08:55 THANH THẢO
Các doanh nghiệp từng bước thực hiện tốt công tác ATVSLĐ Công đoàn tỉnh Quảng Nam đạt kết quả toàn diện, nổi bật trong 6 tháng đầu năm Giải cầu lông CNVCLĐ Quảng Nam: Chất lượng, ấn tượng |
Việc các doanh nghiệp điều chỉnh tăng lương không chỉ giúp NLĐ cải thiện cuộc sống mà còn cổ vũ tinh thần hăng say lao động - Ảnh: Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng |
Đảm bảo quyền lợi NLĐ
Là doanh nghiệp mới phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid -19, Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng là một trong số các doanh nghiệp đã có phối hợp, thông báo điều chỉnh tăng lương cho khoảng 7.000 NLĐ trong công ty. Đồng chí Huỳnh Thị Phượng - Phó chủ tịch Công đoàn Công ty chia sẻ: “Tiền lương thấp là nguyên nhân của phần lớn các tranh chấp lao động, đình công và là nguyên nhân cơ bản làm cho quan hệ lao động phức tạp. Nhận thức được điều đó, Công ty đã điều chỉnh mức lương cho NLĐ thêm 270 ngàn đồng/người/tháng nhằm giúp cải thiện cuộc sống và chia sẻ với NLĐ” – đồng chí Phượng nói.
Hay như Công ty TNHH Hi - Tech Việt Nam Apparel cũng đã có thông báo điều chỉnh tăng mức lương vùng thêm 200 ngàn đồng/người/tháng từ tháng 7 vừa qua. Chi phí đóng bảo hiểm cũng được đơn vị này tuân thủ đúng quy định. Các chế độ phụ cấp, phúc lợi được giữ nguyên.
Theo đồng chí Mai Thị Phú Mỹ - Phó chủ tịch Công đoàn các KCN & KKT tỉnh Quảng Nam, hiện toàn tỉnh có 14 khu công nghiệp (KCN) với khoảng 55.000 NLĐ; trong đó có 10 KCN đã đi vào hoạt động và 4 KCN đang triển khai. Đa số các doanh nghiệp tại đây đều chi trả tiền lương cho NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu vùng nhưng vẫn thực hiện tốt việc tăng lương theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP khoảng 10% cho NLĐ.
Một số doanh nghiệp chi trả tiền lương cho NLĐ cao hơn mức lương tối thiểu nên không điều chỉnh lương, điển hình như Công ty TNHH Fashion Garments (KCN Tam Thăng, TP Tam Kỳ) chi trả thu nhập cho NLĐ từ 6 đến 8 triệu đồng/ tháng, vì vậy Công ty này đã xây dựng kế hoạch tăng hỗ trợ thêm phụ cấp tiền xăng xe cho NLĐ.
Trao đổi với phóng viên, đồng chí Dương Tấn Ó – Trưởng Ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ tỉnh Quảng Nam cho biết, ngay khi Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ ban hành, LĐLĐ tỉnh đã ban hành văn bản hướng dẫn tất cả các doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn triển khai thực hiện.
Sau hơn 1 tháng triển khai, LĐLĐ tỉnh Quảng Nam đã tiến hành kiểm tra tại 18 doanh nghiệp trên địa bàn, qua kiểm tra, các doanh nghiệp đều thực hiện tốt việc tăng lương tối thiểu vùng từ 6% đến 10%. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp có mức lương cao hơn mức tối thiểu vùng vẫn duy trì các khoản phụ cấp nhằm giúp NLĐ ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc.
Hiện các cấp Công đoàn trong tỉnh và các ngành chức năng đang giám sát chặt chẽ việc điều chỉnh lương cho NLĐ tại các doanh nghiệp. Đồng thời, đề nghị các doanh nghiệp giữ nguyên các phúc lợi khi tiến hành điều chỉnh lương để bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Công ty TNHH Fashion Garments là một trong các doanh nghiệp tại KCN & KKT tỉnh Quảng Nam đã trả lương cao hơn mức tối thiểu vùng - Ảnh: Báo Quảng Nam |
“Lợi ích kép” cho cả NLĐ và doanh nghiệp
Yếu tố hàng đầu để giữ chân NLĐ chính là thu nhập. Vì vậy, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng lên hợp lý là “lợi ích kép” cho cả NLĐ và doanh nghiệp.
Chị Huỳnh Thị Ái Sanh, công nhân Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng phấn khởi cho biết: "Trước khi Công ty thực hiện tăng lương theo Nghị định 38, lương của tôi là 4,4 triệu đồng/tháng, cộng thêm tiền phụ cấp xăng xe, thưởng năng suất thì được khoảng hơn 5 triệu đồng/tháng. Bản thân tôi vẫn đang thuê trọ với giá 700 ngàn đồng/ tháng, đời sống gặp nhiều khó khăn, gặp việc đột xuất thì không có tiền tích lũy. Từ tháng 7/2022, được Công ty điều chỉnh tăng lương thêm 270 ngàn đồng, tôi thấy rất vui, có thêm khoản tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, nhất là thêm vào trả tiền thuê trọ".
Yếu tố hàng đầu để giữ chân NLĐ chính là thu nhập. Vì vậy, điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng lên hợp lý là “lợi ích kép” cho cả NLĐ và doanh nghiệp - Ảnh: Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng |
Còn công nhân Nguyễn Thị Thúy, Công ty TNHH Hi -Tech Việt Nam Apparel cho biết, thu nhập của chị nếu đi làm đều đặn, tính các loại phụ cấp được khoảng 9 triệu đồng/tháng. Chồng chị Thúy làm lái xe tự do, thu nhập bấp bênh, vợ chồng lại đang nuôi 2 con ăn học. Khi nhận được quyết định điều chỉnh lương cho NLĐ từ Công ty, nữ công nhân rất vui, dù tăng ít hay nhiều cũng có thêm tiền sinh hoạt và đó cũng là động lực lớn để chị tiếp tục gắn bó với công việc.
“Lúc biết được tăng lương tôi mừng lắm, vì như thế mức đóng bảo hiểm của tôi cũng sẽ tăng, các chế độ thất nghiệp, hưu trí được hưởng cũng cao hơn”, chị Thúy nói.
Nhìn chung, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã thực hiện tốt việc tăng lương tối thiểu vùng nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Điều này cho thấy các cấp Công đoàn đã tích cực, chủ động bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình, phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai các giải pháp đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Việc tăng lương là một trong giải pháp hiệu quả trong việc "giữ chân" và thu hút lao động của các doanh nghiệp, từ đó bảo đảm duy trì ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Công nhân lo ngại “tác động kép” khi tăng lương tối thiểu vùng Từ 1/7/2022, mức lương tối thiểu tháng của 4 vùng tăng lên 6%. Đối với công nhân lao động, việc tăng lương, dù không nhiều ... |
Công đoàn kịp thời nắm bắt việc thực hiện chính sách tiền lương Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa ban hành Công văn số 4486 /TLĐ-CSPL về việc tham gia thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của ... |
Lý do doanh nghiệp đã nâng lương, vẫn có tình trạng công nhân ngừng việc tập thể Hơn 220 doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai đã báo cáo việc thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP (Nghị định 38) về lương tối ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?