Phong trào sử dụng thìa không rãnh ở Hải Châu - Đà Nẵng
Cách làm hay - 28/07/2019 20:12 Xuân Hậu
Những chiếc thìa có rãnh sẽ dễ bị bám chất bẩn và vi khuẩn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Ảnh: XH |
Vận động đổi thìa có rãnh lấy thìa không rãnh
Những chiếc thìa có rãnh từ xưa đến nay là vật dụng quen thuộc trong các hàng quán cũng như bếp ăn gia đình. Tuy nhiên, không mấy ai thật sự quan tâm đến việc tiềm ẩn mất an toàn vệ sinh thực phẩm của những chiếc thìa có rãnh vô tri này.
Ông Võ Văn Đông, Trưởng phòng Y tế quận Hải Châu cho biết, khi sử dụng các loại thìa có rãnh để ăn uống thì thức ăn, dầu mỡ rất dễ bám đọng lại trong các khe rãnh của thìa, thậm chí nước rửa chén cũng còn sót lại nếu như không được vệ sinh kỹ càng. Các chất tồn đọng trong các khe rãnh tích tụ lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Trong một cuộc họp giao ban, khi nghe báo cáo về tình trạng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm từ thìa có rãnh, ông Lê Anh, Chủ tịch UBND quận Hải Châu đã yêu cầu Phòng Y tế vận động các chủ cơ sở ăn uống có giấy phép kinh doanh trên địa bàn đổi thìa.
Đầu năm 2017, chuyến “ra quân” của Phòng Y tế quận vận động thu lại thìa có rãnh từ 850 cửa hàng ăn uống đã vấp phải nhiều hoài nghi của chủ hàng quán. "Chúng tôi đi vận động bà con không sử dụng loại thìa này vì không đảm bảo vệ sinh, nhiều người hoài nghi là chúng tôi lấy về để dùng trong gia đình", ông Đông chia sẻ.
Nhiều chủ cửa hàng còn cho rằng thìa dù có rãnh nhưng đã được rửa sạch, chần qua nước sôi nên không đồng ý đổi hoặc nộp lại. Các cán bộ y tế lại phải tìm trong hàng trăm chiếc tại quán những chiếc còn dính dầu mỡ, nhỏ thuốc kiểm tra, đến khi nổi màu tinh bột còn đọng lại, người dân mới đồng ý cho thu hồi.
Gần 2 năm thực hiện cuộc vận động, tất cả những chiếc thìa có rãnh khi thu về đều được niêm yết và ghi tên chủ quán, địa chỉ cẩn thận. “Đúng quy định thì chúng tôi không được thu hồi thìa có rãnh, vì đó là tài sản của người dân, nhưng nếu cứ để tại quán thì họ lại sử dụng. Nhiều người dân ban đầu hoài nghi nhưng sau hiểu được cái hay của cuộc vận động đã tự nguyện tham gia. Đến nay vẫn chưa thấy ai lên lấy lại thìa nữa. Điều đó là tín hiệu rất tích cực”, ông Đông mừng rỡ.
Ngoài các cửa hàng ăn uống có giấy phép, quận Hải Châu vẫn còn có khoảng 1.400 đến 1.500 quán ăn đường phố. Từ những thành công ban đầu của cuộc vận động dùng thìa không rãnh, đầu năm 2018, chính quyền quận đã yêu cầu tất cả các phường vận động quán ăn đường phố cùng tham gia. Nhờ đó, cuộc vận động đã tạo nên sức lan tỏa trong cộng đồng. Qua đó, việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm càng được nâng cao, khách du lịch cũng có cách nhìn thân thiện hơn đối với Đà Nẵng.
“Tôi cảm thấy việc thay đổi thói quen dùng thìa có rãnh của các hàng quán ở Đà Nẵng là rất hay, bản thân cũng cảm thấy yên tâm hơn trong việc du lịch, thưởng thức các món ăn tại thành phố này. Hơn nữa, Đà Nẵng là thành phố xinh đẹp, khi biết về điều này tôi càng thấy nó xinh đẹp hơn. Cũng đáng để gia đình tôi trở lại trong nhiều lần tiếp theo”, anh Nguyễn Văn Hoàng (du khách Hà Nội) chia sẻ.
Doanh nghiệp, người dân cùng đồng hành
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính riêng trong năm 2018, tổng số thìa không rãnh mà quận Hải Châu đổi cho người dân đã lên tới gần 10 nghìn chiếc. Còn số lượng thìa có rãnh mà người dân tự nguyện "giao nộp" thì lớn hơn gấp nhiều lần…
Trên các tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, du lịch như Huỳnh Thúc Kháng, Lê Thanh Nghị, Trần Kế Xương, Phạm Hồng Thái…, đến nay đa số các quán ăn tại đây và nhiều bếp ăn tập thể khác đã chuyển sang sử dụng thìa không rãnh.
Nhớ lại những ngày đầu của cuộc vận động, bà Lê Thị Hoa (chủ quán ăn trên đường Trần Kế Xương” chia sẻ: “Ngày đầu cán bộ xuống vận động, mấy chủ hàng quán chúng tôi có để ý gì đâu. Ai cũng bảo nhau, buôn bán cả mấy chục năm hàng ăn uống rồi, rửa chén bát còn chần nước sôi thì thìa có rãnh hay không rãnh quan trọng gì. Nhưng khi được phổ biến thêm kiến thức thì chúng tôi mới thấy sự ảnh hưởng”.
Cũng theo bà Hoa, cái khó nhất là chi phí để đồng loạt đầu tư thìa mới, bởi ở đây có các quán ăn kinh doanh nhỏ lẻ, giá thành ăn uống rẻ nên các chủ cơ sở không muốn mua thìa mới với giá thành gấp ba đến bốn lần thìa có rãnh. “Thìa có rãnh chỉ từ 1.000 đến 2.000/cái thôi, còn thìa không rãnh do dày hơn nên giá từ khoảng 8 đến hơn 20.000/cái, chi phí đắt hơn, mà phải thay đồng loạt”, bà Hoa chia sẻ.
Nhiều hàng quán đã đổi sang thìa không rãnh để bảo đảm an toàn thực phẩm. Ảnh: XH |
Để phần nào giải quyết những khó khăn trên, các cán bộ y tế của địa phương lại gõ cửa nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân đề nghị hỗ trợ. Nhiều phường như Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam, Phước Ninh, Hải Châu 1 đã tạo được sự lan tỏa trong cộng đồng và chung tay của doanh nghiệp địa phương.
Khi những chiếc thìa không rãnh được mua về, phường mời các hộ kinh doanh lên tập huấn, hướng dẫn cách nhận biết rồi phát thìa cho họ về tự mua thay thế, hoặc cấp đổi miễn phí.
Hiện nay, các tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực trên địa bàn như Huỳnh Thúc Kháng, Lê Thanh Nghị, Trần Kế Xương, Phạm Hồng Thái đã làm gần như triệt để. Trong một quán ăn, không quá nhiều người để ý đến tiểu tiết là chiếc thìa gia vị hay xúc thức ăn.
Mô hình đang mang lại hiệu quả thiết thực, tuy nhiên, ông Võ Văn Đông cũng cho rằng, Đà Nẵng cần có đánh giá và triển khai trên toàn thành phố chứ không chỉ dừng lại ở mô hình cuộc vận động tại quận Hải Châu. TP. Đà Nẵng hiện nay đang mở rộng các tuyến phố du lịch, ẩm thực, việc chú trọng đến vấn đề an toàn ngay từ đầu sẽ tạo tiền lệ tốt.
Tin cùng chuyên mục
Cách làm hay - 09/03/2022 18:32
“Những câu chuyện về nữ cán bộ, công nhân viên Điện lực sẽ được lưu giữ đến mai sau”
Nói về cuộc thi viết dành cho nữ cán bộ, công nhân viên nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, đồng chí Đinh Thị Phượng - Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An chia sẻ, cuộc thi nhằm lưu giữ những giá trị về tấm gương lao động nữ trong quá khứ lẫn hiện tại để các thế hệ sau ghi nhớ.
Cách làm hay - 06/03/2022 17:58
Đoàn viên tình nguyện nhập dữ liệu F0 nghỉ việc hưởng BHXH
Trước thực trạng người lao động là F0 tăng cao trong khi lực lượng cán bộ y tế địa phương “mỏng”, LĐLĐ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) kêu gọi các đoàn viên tham gia hỗ trợ nhập dữ liệu để người lao động nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ hưởng chế độ BHXH.
Cách làm hay - 05/03/2022 08:33
Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị để người lao động thoát cảnh chật vật xin giấy xác nhận F0
Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Bộ Y tế nhằm tháo gỡ khó khăn, giúp người lao động yên tâm sản xuất.
Cách làm hay - 27/02/2022 09:15
Chung sức xây dựng môi trường sống và làm việc xanh - sạch - đẹp
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, để xây dựng một môi trường làm việc trong lành, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), Công ty TNHH Chaichareon Việt - Thái tại Khu Thương mại Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện phương châm “Sạch người, sạch nết, sạch việc; biết nhặt, biết cất, biết vứt”, cùng chung tay xây dựng một môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp.
Cách làm hay - 26/02/2022 15:54
Lan tỏa mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn”
Vừa qua, mô hình “Câu lạc bộ xanh - an toàn” của Liên đoàn Lao động thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) vinh dự được Ban Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng lựa chọn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen trong phong trào “Dân vận khéo” phòng, chống Covid-19 năm 2021.
Công đoàn - 14/02/2022 07:00
Chương trình "Bếp ăn yêu thương" của Công đoàn Trường Tiểu học Mà Cooih: Ấm áp, sẻ chia
“Bếp ăn yêu thương” của Công đoàn Trường TH Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam dẫu còn thiếu thốn nhưng vẫn “đỏ lửa” suốt 2 năm nay. Bếp ăn này phục vụ những suất cơm nóng hổi cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch và những bệnh nhân là đồng bào dân tộc Cơ Tu có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng