Thứ tư 22/05/2024 03:28

Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp

An toàn, vệ sinh lao động - PGS. TS. Lương Mai Anh - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế

Do mật độ người lao động tập trung đông, công tác quản lý giám sát phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong các KCN gặp nhiều khó khăn; một bộ phận người lao động chưa ý thức tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch... Với việc dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư xâm nhập vào các KCN tại nhiều tỉnh thành, công tác phòng, chống dịch tại các KCN đang được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp

Lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân Công ty Vina Solar ở KCN Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: TTXVN

Nhiều khó khăn do đặc thù của các KCN

Một số ngành như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử, người lao động (NLĐ) làm việc theo dây chuyền nên khó thực hiện được việc giãn cách. Đặc biệt, môi trường ngành Điện tử làm việc đòi hỏi phải khép kín, 100% sử dụng điều hòa nên không thực hiện được tăng cường thông gió tự nhiên hoặc mở cửa.

Nguy cơ lây nhiễm dịch vào cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) trong KCN còn có thể từ nơi lưu trú, khu nhà trọ của NLĐ, từ phương tiện vận chuyển, từ lao động ngắn hạn làm tại nhiều cơ sở SXKD trong KCN... Vì vậy các biện pháp phòng, chống dịch cần theo hướng tổ chức quản lý khép kín lực lượng lao động phục vụ chuỗi cung ứng sản xuất của KCN; đảm bảo phòng, chống dịch, quản lý chặt chẽ lao động làm việc tại KCN; thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD, trên phương tiện đưa đón NLĐ và tại khu nhà trọ, ký túc xá cho NLĐ.

Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp
Cần quản lý chặt chẽ lao động làm việc tại KCN và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp. Nguồn: kontum.gov.vn

Các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở SXKD trong KCN

Phải được tuân thủ theo đúng hướng dẫn tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 về hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ; đặc biệt là các nội dung sau:

Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tại KCN, cơ sở SXKD, trong đó có thành phần cán bộ y tế và cán bộ công đoàn; phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo bao gồm cả người chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát.

Thành lập các Tổ An toàn Covid-19 tại cơ sở SXKD quy mô lớn với nhiệm vụ hỗ trợ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của đơn vị triển khai thực hiện các hướng dẫn phòng, chống dịch theo quy định.

Tuyên truyền, nhắc nhở việc tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của NLĐ; báo cáo kịp thời cho lãnh đạo quản lý và bộ phận y tế của cơ sở SXKD trong KCN khi phát hiện trường hợp NLĐ có biểu hiện nghi ngờ mắc Covid-19 để xử lý theo quy định; hỗ trợ cơ sở SXKD trong KCN và cơ quan chức năng truy vết các trường hợp tiếp xúc gần, tiếp xúc với tiếp xúc gần và các trường hợp khẩn cấp khi doanh nghiệp có trường hợp mắc Covid-19 hoặc phải cách ly theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Tổ An toàn Covid-19 có từ 03 - 05 người, thành phần gồm: Lãnh đạo bộ phận/phân xưởng, thành viên mạng lưới ATVSV, cán bộ ATVSLĐ, NLĐ có tinh thần trách nhiệm cao, gương mẫu.

Xây dựng phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc Covid-19 tại nơi làm việc; định kỳ tổ chức diễn tập các phương án phòng, chống dịch và xây dựng kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho NLĐ; thực hiện cam kết tuân thủ các quy định phòng, chống dịch với chính quyền địa phương; tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật trên bản đồ an toàn Covid-19.

Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp
Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH Sản xuất Biel Crystal Việt Nam. Ảnh: Thái Hùng

Thực hiện việc quản lý NLĐ, yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, đặc biệt các trường hợp đi, đến từ khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao; thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho NLĐ.

Bố trí phương tiện đưa đón NLĐ tuân thủ các quy định phòng, chống dịch; tăng cường thông gió tại phân xưởng, nhà ăn; phân luồng NLĐ cố định tại phân xưởng, dây chuyền sản xuất, khi đưa đón NLĐ; giảm mật độ NLĐ tại mỗi ca làm việc, ca ăn; giảm tiếp xúc bằng bố trí vách ngăn tại nhà ăn và suất ăn riêng; thực hiện họp trực tuyến, làm việc tại nhà (với một số bộ phận hành chính, kế toán…); lắp đặt camera giám sát các khu vực có nguy cơ; lập danh sách quản lý thông tin của NLĐ gửi Ban Quản lý KCN, các cơ quan y tế liên quan; yêu cầu NLĐ thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hàng ngày.

Vấn đề quản lý phòng, chống dịch dịch tại nhà trọ, ký túc xá của NLĐ cũng cần hết sức quan tâm. Cần thành lập Ban Quản lý hoặc Tổ An toàn Covid-19 tại các nhà trọ, ký túc xá; bố trí NLĐ cùng phân xưởng thì ở cùng phòng trong nhà trọ, ký túc xá; Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ tất cả các khu nhà trọ của NLĐ trên địa bàn.

Phát huy vai trò của Tổ An toàn Covid trong công tác phòng, chống dịch tại các khu nhà trọ của NLĐ. Thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch tại khu nhà trọ. Yêu cầu chủ nhà trọ cho NLĐ ký cam kết và có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, nhắc nhở NLĐ thuê nhà thực hiện đúng các quy định phòng, chống dịch. Thông báo các trường hợp có biểu hiệu ho, sốt, khó thở… với cơ quan y tế địa phương. NLĐ phải ký cam kết với chủ nhà trọ và chính quyền địa phương và cơ sở SXKD về việc tuân thủ và thực hiện các quy định phòng, chống dịch tại khu nhà trọ, nơi làm việc.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ cho cơ sở SXKD trong KCN (suất ăn, lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển, đưa đón chuyên gia, NLĐ, điện lực, thu gom và xử lý rác thải, hậu cần…) cũng phải thực hiện các quy định phòng, chống dịch như: Ký cam kết phòng, chống dịch với Ban Quản ký KCN, cơ sở SXKD, chính quyền địa phương; phối hợp với các cơ sở SXKD, KCN thực hiện việc quản lý danh sách NLĐ, lịch trình, thời gian làm việc của NLĐ; định kỳ thực hiện xét nghiệm cho toàn bộ NLĐ theo quy định; yêu cầu NLĐ thực hiện 5K, ghi lại lịch trình tiếp xúc hàng ngày.

Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp

Lực lượng y tế lấy mẫu, xét nghiệm cho công nhân Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Xây dựng các kịch bản, phương án

Khi có ca nhiễm tại cơ sở SXKD, cần kích hoạt ngay các phương án phòng, chống dịch đã xây dựng. Phong tỏa tạm thời toàn bộ cơ sở SXKD, KCN hoặc từng phân xưởng/dây chuyền sản xuất/tổ sản xuất/khu vực sản xuất/vị trí làm việc có trường hợp mắc bệnh trên cơ sở tình hình thực tế.

Cách ly các trường hợp mắc bệnh tại phòng cách ly y tế tạm thời và thông báo ngay cho cơ quan y tế để chuyển cách ly, điều trị và thực hiện khoanh vùng, khử khuẩn theo quy định. Thông báo cho toàn thể NLĐ; yêu cầu NLĐ nghiêm túc khai báo y tế, thực hiện 5K, phân xưởng nào ở yên phân xưởng đó; không để xảy ra hoang mang, lo lắng cho NLĐ.

Rà soát toàn bộ NLĐ trong doanh nghiệp theo danh sách quản lý, phối hợp với cơ quan y tế khẩn trương truy vết tất cả các trường hợp F1, F2 để cách ly theo quy định. Lập danh sách NLĐ là F1, F2, các trường hợp khác không có mặt tại tại thời điểm phong tỏa và gửi cho Sở Y tế, Trung tâm Y tế cấp huyện nơi NLĐ lưu trú để xử trí theo quy định; đồng thời phối hợp với cơ quan y tế thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà, nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo yêu cầu của cơ quan y tế; cơ sở SXKD cần phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho những NLĐ theo nguy cơ và thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Sự phối hợp chặt chẽ của cơ sở SXKD và NLĐ với cơ quan y tế và chính quyền địa phương khi có trường hợp lây nhiễm sẽ giúp rất nhiều cho công tác điều tra dịch tễ học, truy vết, khoanh vùng, cách ly và dập dịch kịp thời, tránh để dịch bệnh bùng phát rộng.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế - cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có rất nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD trong KCN cũng như đã có nhiều đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc triển khai công tác phòng, chống dịch tại các KCN ở nhiều tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều địa phương, KCN chưa thực sự quan tâm thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch tại nơi làm việc dẫn tới lúng túng, bị động khi xảy ra dịch bệnh.

Những vấn đề cần quan tâm trong phòng, chống dịch tại khu công nghiệp

Một doanh nghiệp tại tỉnh Bình Dương vừa nỗ lực phòng, chống dịch bệnh vừa duy trì ổn định sản xuất, kinh doanh. Ảnh: S.T

Để có thể chủ động phòng, chống dịch tại cơ sở SXKD trong KCN, các địa phương cần chủ động xây dựng phương án cách ly, xử trí khi có trường hợp mắc Covid-19 trong KCN; phương án, kế hoạch đảm bảo năng lực xét nghiệm sàng lọc, phát hiện, năng lực thu dung, điều trị các trường hợp mắc Covid-19 trong KCN và tổ chức diễn tập các phương án.

Cần củng cố mạng lưới cán bộ y tế tại cơ sở SXKD trong KCN để hỗ trợ ngành Y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch. Phát huy vai trò của hệ thống công đoàn, ATVSV.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho NLĐ, NSDLĐ về các quy định phòng, chống dịch Covid-19 cũng cần được quan tâm với các thông tin đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp cận đối với NLĐ, NSDLĐ.

Việc kiểm tra giám sát của các tổ công tác liên ngành đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các KCN thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Cần xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả đình chỉ hoạt động.

Cũng cần xem xét định hướng tăng cường xây dựng các ký túc xá tập trung cho NLĐ tại các KCN để có thể giúp các cơ sở SXKD có thể chủ động hơn trong công tác quản lý NLĐ, phòng, chống dịch hiệu quả.

Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: Người dân Đà Nẵng trở về từ TP. HCM: "Vui mừng và cảm kích!"

Vừa đặt chân xuống Sân bay Quốc tế Đà Nẵng, anh Trần Văn Hoàng cho biết: “2 tháng nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh ...

Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19 Hà Nội: Chuẩn bị hàng nghìn giường bệnh để điều trị các ca nhiễm Covid-19

Khi các ca bệnh có thể tăng thêm, nhằm chuẩn bị các phương án “4 tại chỗ”, ngành Y tế TP Hà Nội đã chuẩn ...

Lựa chọn trong những ngày chống dịch Lựa chọn trong những ngày chống dịch

Bội thực giữa những thông tin trên mạng xã hội, tôi thích chia sẻ này của “người nổi tiếng” Minh rau “Cách tốt nhất để ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc thực phẩm: Ngăn chặn hay cứ dọn dẹp?

Trưa ngày 14/5, lại có thêm một vụ ngộ độc thực phẩm ở Vĩnh Phúc…

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Từ góc nhìn pháp lý

Như chúng tôi đã đưa tin, vụ sạt lở vào lúc 14 giờ 30 ngày 6/5, trên dãy Hoành Sơn (phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã làm 3 người chết, 4 người bị thương. Cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân thi công tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Để rõ hơn về khía cạnh pháp lý đối với vụ tai nạn này, Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài phỏng vấn Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở có lao động chưa thành niên tử vong ở Hà Tĩnh: Trách nhiệm thuộc về ai?

Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đưa tin, vụ sạt lở đã khiến cháu Nguyễn Ngọc H., sinh năm 2007, tức mới 17 tuổi, công nhân tại trụ móng số 28, đường dây 500kV tại Hà Tĩnh tử vong. Câu hỏi đặt ra là trách nhiệm thuộc về ai trong vụ tai nạn này?

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

An toàn, vệ sinh lao động -

Ngộ độc trong bếp ăn công nhân: Nỗi lo vẫn treo lơ lửng!

Các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể có nguyên nhân được xác định là do việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào chưa tốt, người trực tiếp chế biến thực phẩm chưa nắm rõ các quy định về an toàn thực phẩm…

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

An toàn, vệ sinh lao động -

Bắt tay phối hợp quản lý về an toàn trong ngành Xây dựng

Lĩnh vực xây dựng có tỷ lệ tai nạn lao động chết người cao nhất với 18,27% tổng số vụ tai nạn chết người, theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2023.

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ? Tôi công nhân

Người lao động có được từ chối làm thêm giờ?

Theo quy định của pháp luật lao động, người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, người lao động không có quyền này.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

Người lao động -

Cần làm rõ “lỗ hổng” về quy trình an toàn trong vụ 7 công nhân tử vong tại Yên Bái

TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ cho rằng các đoàn điều tra cần điều tra làm rõ Công ty CP Xi măng và Khoáng sản có thực hiện đúng các quy trình an toàn hay không?

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ 7 công nhân tử vong ở Yên Bái: Dấu hỏi về huấn luyện và an toàn vận hành

Từ chi tiết một công nhân bị thương lết vào trung tâm điều khiển và loay hoay mất 30 phút mới tắt được nguồn điện của máy nghiền đã khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và vận hành an toàn máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sập mái kính khiến 4 công nhân thương vong: Thiếu dây đeo an toàn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động khiến 4 người thương vong tại một công trình thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; chuyên gia về an toàn, vệ sinh lao động cho biết mấu chốt nằm ở việc có đeo dây an toàn hay không.

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Người lao động -

Tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo khẩn sau vụ tai nạn lao động khiến 1 người tử vong

Liên quan đến vụ nổ khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương xảy ra tại Cụm công nghiệp Phú Lâm, huyện Tiên Du, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã có chỉ đạo khẩn yêu cầu các sở, ban, ngành vào cuộc và báo cáo.