Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?
Thị trường lao động - 13/01/2025 09:57 Ý YÊN (T.H)
Chuyên gia tư vấn AI làm chủ "cuộc chơi" lao động
Theo báo cáo của LinkedIn, nền tảng mạng xã hội chuyên biệt về kinh doanh và tuyển dụng, chuyên gia tư vấn trí tuệ nhân tạo (AI) đã chính thức trở thành một trong những công việc có mức thu nhập cao nhất vào năm 2025, với mức trung bình lên đến 113.566 USD mỗi năm, tương đương khoảng 2,8 tỷ đồng.
Báo cáo "Jobs on the Rise" của LinkedIn, được công bố thường niên, đã chỉ ra 25 ngành nghề phát triển nhanh nhất trong giai đoạn 2022-2024. Trong đó, các công việc liên quan đến AI, vật lý trị liệu, và quản lý phát triển nhân lực được xếp vào nhóm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất tại Hoa Kỳ.
Trí tuệ nhân tạo không chỉ tồn tại trong lĩnh vực công nghệ mà còn ứng dụng vào y tế, giáo dục, tài chính và cả nghệ thuật. Ảnh minh họa |
Ông Andrew Seaman, Biên tập viên mảng Việc làm và Phát triển sự nghiệp của LinkedIn, nhận định: "Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự bùng nổ công nghệ AI và sự phục hồi mạnh mẽ của các dịch vụ trực tiếp như du lịch, tổ chức sự kiện". Hai yếu tố này không chỉ thay đổi bức tranh việc làm mà còn đặt ra những yêu cầu mới về kỹ năng và chuyên môn.
Đứng đầu danh sách công việc phát triển nhanh, kỹ sư AI chịu trách nhiệm xây dựng mô hình học máy, xử lý dữ liệu lớn và phát triển giải pháp tự động hóa thông minh. Mức thu nhập trung bình của vị trí này đạt 106.386 USD mỗi năm, tương đương khoảng 2,7 tỷ đồng.
Chuyên gia tư vấn AI đóng vai trò cầu nối giữa công nghệ và kinh doanh, giúp doanh nghiệp tích hợp AI vào quy trình vận hành và sản phẩm. Đối với các tổ chức, chuyên gia tư vấn AI không chỉ là nhà giải pháp mà còn là động lực tăng trưởng. Mức lương trung bình của vị trí này thậm chí vượt qua kỹ sư AI, đạt 113.566 USD mỗi năm (khoảng 2,8 tỷ đồng).
Các công việc liên quan đến AI có nhu cầu tuyển dụng cao năm 2025 |
Tại sao ngành AI lại "nóng" đến vậy?
Thứ nhất, bởi ứng dụng sâu rộng. Trí tuệ nhân tạo không chỉ tồn tại trong lĩnh vực công nghệ mà còn ứng dụng vào y tế, giáo dục, tài chính và cả nghệ thuật. Điều này tạo ra nhu cầu lớn về nhân lực có thể tùy chỉnh các giải pháp AI phù hợp với từng ngành.
Thứ hai, sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Mặc dù lương cao, các vị trí này đòi hỏi kiến thức chuyên sâu và kỹ năng liên ngành. Đây cũng là lý do thị trường luôn "khát" nhân lực.
Cơ hội từ các lĩnh vực khác
Theo thống kê của LinkedIn và dữ liệu lương từ ZipRecruiter, một số công việc được dự đoán sẽ phát triển nhanh nhất năm 2025, gồm
Nhà vật lý trị liệu: Điều trị giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động, giảm đau và tái hòa nhập sau chấn thương. Mức lương trung bình: 96.695 USD/năm (~2,4 tỷ đồng).
Công việc của nhà vật lý trị liệu đòi hỏi chuyên môn cao và sự tận tâm. Ảnh minh họa |
Quản lý phát triển nhân lực: Thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên. Mức lương trung bình: 80.644 USD/năm (~2,3 tỷ đồng).
Tư vấn viên du lịch: Lên kế hoạch và hỗ trợ khách hàng tổ chức các chuyến đi. Mức lương trung bình: 48.925 USD/năm (~1,2 tỷ đồng).
Chuyên gia phát triển bền vững: Đánh giá và cải thiện các hoạt động môi trường, xã hội và quản trị (ESG), với mức lương trung bình hơn 3 tỷ đồng/năm.
Điều phối viên sự kiện: Tổ chức các sự kiện từ doanh nghiệp đến phi lợi nhuận, thu nhập trung bình gần 1,3 tỷ đồng/năm.
Người lao động chọn ngành nghề nào?
Trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, việc định hướng nghề nghiệp không còn dừng lại ở đam mê mà cần dựa trên cả nhu cầu thực tế và triển vọng phát triển.
Do đó, người laoo động cần tập trung vào các kỹ năng chuyển đổi số. Những kỹ năng như phân tích dữ liệu, sử dụng AI hay các công cụ tự động hóa đang trở thành yếu tố quyết định trong tuyển dụng.
Bên cạnh đó, các công việc làm từ xa hoặc kết hợp đang chiếm ưu thế, đòi hỏi người lao động rèn luyện kỹ năng tự quản lý và giao tiếp qua nền tảng kỹ thuật số, có khả năng làm việc linh hoạt.
Thị trường lao động năm 2025 sẽ đầy thách thức, nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho những ai sẵn sàng thay đổi và cập nhật bản thân. Hiểu rõ xu hướng, nắm bắt nhu cầu và chuẩn bị kỹ năng phù hợp chính là chìa khóa giúp người lao động thành công trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tại hội thảo "Nhân lực bền vững - Trung tâm của chữ "S" trong ESG?" diễn ra mới đây, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), nhấn mạnh rằng xây dựng nhân lực bền vững không chỉ dừng lại ở việc thu hút và giữ chân nhân tài, mà cần tập trung tạo dựng môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, công bằng và hỗ trợ người lao động phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, và trí tuệ. Điều này đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người lao động, và các tổ chức xã hội. |
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về ... |
Bỡ ngỡ sau xuất ngũ, bộ đội tìm hướng đi tại phiên giao dịch việc làm Trong không khí sôi động, tấp nập tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cuối tuần trước, những chàng trai mang quân hàm ... |
Cảnh giác bẫy “việc nhẹ lương cao” dịp cuối năm: Những trò lừa đảo đang bủa vây lao động trẻ Những quảng cáo “việc nhẹ, lương cao, không cần kinh nghiệm” đang lôi kéo nhiều người lao động, đặc biệt là sinh viên, vào các ... |
- Thời tiết 3 miền sắp tới biến động ra sao, người lao động lưu ý gì?
- Nữ bếp trưởng nuôi quân chăm lo từng miếng ăn cho đồng đội
- Chọn nghề gì "hái ra tiền" năm 2025?
- Hiệu quả ấn tượng của mô hình giảm cân an toàn, chuẩn y khoa quốc tế của Bệnh viện Tâm Anh
- Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm