Điểm mới của 3 luật và 3 chính sách có hiệu lực từ ngày 1/1/2024
Sổ tay pháp luật - 01/01/2024 13:03 P.V
Thực hiện chính sách giảm VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 |
Bổ sung nhiều quyền lợi cho người bệnh
Được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, với 12 chương, 121 Điều (tăng 3 chương và 30 điều so với Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009), Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Cụ thể, về các quy định liên quan đến người bệnh, Luật bổ sung quyền kiến nghị và yêu cầu bồi thường của người bệnh; xác định rõ người đại diện của người bệnh và việc thay thế người đại diện của người bệnh; quy định về người bệnh không có thân nhân và quy trình, thủ tục, trách nhiệm trong việc tiếp nhận và xử lý đối với người bệnh không có thân nhân...
Cũng liên quan đến người bệnh, luật mới bổ sung đối tượng được ưu tiên khám chữa bệnh là người khuyết tật đặc biệt nặng và người từ đủ 75 tuổi trở lên (thay vì phải từ đủ 80 tuổi như luật cũ), bên cạnh các đối tượng như: cấp cứu, trẻ em dưới sáu tuổi, người khuyết tật nặng, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.
Bên cạnh đó, quyền lợi của bệnh nhân cũng được quy định cụ thể, đầy đủ hơn trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách tự theo dõi, chăm sóc, phòng ngừa tai biến; được tôn trọng về tôn giáo, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế…
Người bệnh cũng được giữ bí mật về những thông tin về đời tư đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám chữa bệnh; chứ không chỉ mình thông tin ghi trong hồ sơ bệnh án như luật cũ.
Người lao động được tư vấn, khám bệnh miễn phí do Công đoàn thành phố Đà Nẵng tổ chức. Ảnh: P.N |
Một trong những điểm mới quan trọng khác của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 liên quan đến những người hành nghề y.
Theo luật cũ, về điều kiện chuyên môn, bác sĩ, y sĩ… đã thực hành đủ thời gian theo quy định (ví dụ: 18 tháng tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ), được xác nhận quá trình thực hành sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp một lần và có giá trị trong phạm vi cả nước.
Nay “chứng chỉ hành nghề” theo luật cũ sẽ được gọi là “giấy phép hành nghề” theo luật mới.
Đáng chú ý, bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh… sau khi đã hoàn thành việc thực hành khám chữa bệnh sẽ phải thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề trước khi đề nghị cấp giấy phép hành nghề.
Mỗi người hành nghề chỉ được cấp một giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc và có thời hạn năm năm. Khi giấy phép hết hạn sẽ được gia hạn mà không phải kiểm tra, đánh giá năng lực. Tuy nhiên, phải đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe, về quy định cập nhật kiến thức y khoa liên tục…
Quy định về việc kiểm tra, đánh giá năng lực hành nghề khám chữa bệnh trước khi cấp giấy phép sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2027 đối với chức danh bác sĩ; từ ngày 1/1/2028 đối với các chức danh y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh và từ ngày 1/1/2029 đối với các chức danh kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng.
Đối với chứng chỉ hành nghề cấp trước ngày 1/1/2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ năm năm một lần kể từ ngày chuyển đổi.
Rút ngắn thời gian tối đa hoàn trả bảo đảm dự thầu
Luật Đấu thầu (sửa đổi) gồm 10 Chương, 96 Điều quy định về quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.
Luật Đấu thầu 2023 quy định trong một số trường hợp như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư… thì nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp bảo đảm trách nhiệm dự thầu như đặt cọc, nộp thư bảo lãnh…
Khi đó, bên mời thầu phải có trách nhiệm hoàn trả hoặc giải tỏa bảo đảm dự thầu cho nhà thầu, nhà đầu tư không được lựa chọn theo thời hạn quy định trong hồ sơ mời thầu.
Tuy nhiên, thời hạn hoàn trả đã được rút ngắn từ không quá 20 ngày (theo Luật Đấu thầu 2013) xuống còn không quá 14 ngày kể từ ngày kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được phê duyệt.
Đối với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn, bảo đảm dự thầu được hoàn trả hoặc giải tỏa khi hợp đồng có hiệu lực.
Ngoài ra, Luật Đấu thầu mới cũng bổ sung một số hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Đơn cử, cấm nhà thầu, nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm đã tham dự thầu và đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng cố ý không cung cấp tài liệu để chứng minh năng lực, kinh nghiệm khi được bên mời thầu yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc khi được yêu cầu đối chiếu tài liệu nhằm tạo điều kiện để một bên trúng thầu (thông thầu).
Hay có hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, an ninh mạng nhằm can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng.
Thay đổi tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
Với 8 chương, 96 điều, Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) cũng chính thức có hiệu lực từ 1/1/2024.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022, đã sửa đổi và bổ sung một số nguyên tắc trong việc khen thưởng.
Theo đó, không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt và chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh…
Bên cạnh đó, nếu như luật cũ quy định để đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở thì cá nhân cần có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận.
Tuy nhiên, Luật Thi đua, khen thưởng 2022 quy định chỉ cần đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận…
Như vậy, với những cá nhân không có sáng kiến nhưng đạt tiêu chuẩn danh hiệu Lao động tiên tiến hoặc Chiến sĩ tiên tiến thì vẫn được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở theo luật mới, từ ngày 1/1/2024.
03 chính sách mới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 Người dân có thể đăng ký cư trú online Thông tư 66/2023 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 1/1 sửa đổi hồ sơ phải nộp khi giải quyết các thủ tục về cư trú, trong đó có đăng ký thường trú. Đối với trường hợp tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tiếp, người dân có thể nộp bản sao giấy tờ được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp, bản quét kèm theo bản chính để đối chiếu. Ngoài ra, người dân có thể khai báo thông tin theo biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn, đăng tải bản quét/bản chụp giấy tờ hợp lệ (không yêu cầu công chứng/chứng thực)/dẫn nguồn tài liệu từ kho quản lý dữ liệu điện tử) và nộp lệ phí. Thông tư 66 yêu cầu cụ thể với giấy tờ đính kèm khi đăng ký cư trú online, đó là bản quét hoặc bản chụp giấy tờ được cấp hợp lệ, còn giá trị sử dụng bằng điện thoại, máy ảnh phải rõ nét, đầy đủ, toàn vẹn về nội dung. Loạn thị, mù màu vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự Thông tư số 105/2023 của Bộ trưởng Quốc phòng quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng có hiệu lực hôm nay 1/1. Theo đó, tiêu chuẩn chung về sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự là đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022 quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất. Đáng chú ý, Thông tư 105 quy định tiêu chuẩn sức khỏe về mắt thì việc loạn thị, mù màu vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự (trước đó, tất cả các loại loạn thị, mù màu đều là tình trạng sức khỏe rất kém, không đủ điều kiện để đi nghĩa vụ quân sự). Các loại bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực gồm: Tâm thần, động kinh, bệnh Parkinson, mù một mắt, điếc, di chứng do lao xương khớp, di chứng do phong, các bệnh lý ác tính (u ác, bệnh máu ác tính), người nhiễm HIV, người khuyết tật mức độ nặng và đặc biệt nặng. Chỉ tuyển lao động nước ngoài khi không tuyển được lao động Việt Nam Đó là một trong những nội dung đáng chú ý được Chính phủ đưa ra tại Nghị định số 70/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020 về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, áp dụng từ ngày 1/1. Theo đó, sau khi không tuyển được người lao động Việt Nam vào các vị trí tuyển dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Về thời hạn xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ LĐ-TB&XH hoặc Sở LĐ-TB&XH nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. |
Chính thức thông qua việc cải cách tổng thể chính sách tiền lương từ 1/7/2024 Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vừa được Quốc hội thông qua nêu rõ, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải ... |
Áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập từ ngày 1/7/2024 Theo Nghị quyết 104/2023/QH15 ngày 10/11/2023 của Quốc hội, từ 1/7/2024, cải cách tổng thể chính sách tiền lương, bãi bỏ tất cả các cơ ... |
Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu nếu được thông qua? Ngày 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để ... |
Thực hiện chính sách giảm VAT 2% trong 6 tháng đầu năm 2024 Chính phủ chính thức ban hành Nghị định quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết trước đó của ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
- LĐLĐ tỉnh Quảng Bình sẽ hỗ trợ cho 5.500 đoàn viên, NLĐ khó khăn vào dịp Tết
- Đoàn viên là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của Công đoàn
- Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
- Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy