Người truyền lửa
Nét đẹp Người lao động - 26/08/2021 11:55 Bùi Thị Thủy
Cô giáo Vũ Thị Kim Dung – giáo viên bộ môn Ngữ văn, Tổng phụ trách Đội, đoàn viên Công đoàn Trường THCS Chu Văn An. |
Một chiều cuối tháng Tám, những cơn mưa rào bất chợt làm dịu đi cái oi ả, rát bỏng của nắng cuối Hè. Sân trường im ắng chẳng còn tiếng ve, chỉ còn vài xác hoa phượng đỏ cuối mùa nằm trầm mặc dưới gốc cây già sau khi hoàn thành sứ mệnh thắp lửa cho mùa hè.
Trường vắng, các lớp học nhớ tiếng học sinh nô đùa rộn rã, tiếng thầy cô giảng bài trên lớp. Mùa hè năm nay đặc biệt hơn vì dịch bệnh và giãn cách, người ta như mất ý niệm về sự chảy trôi của thời gian, ai cũng ở yên trong nhà với tâm trạng thấp thỏm.
Thế nhưng, có một cô giáo vẫn tận tụy làm việc miệt mài trong văn phòng Đoàn - Đội, khi thì lạch cạch soạn thảo văn bản, khi thì gấp gọn lại những bộ trang phục đã lâu không có người mặc, khi thì lau trống, sắp xếp đồ dùng cho năm học mới.
Cô ấy là Vũ Thị Kim Dung – giáo viên bộ môn Ngữ văn, Tổng phụ trách Đội, đoàn viên Công đoàn Trường THCS Chu Văn An (quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng), “mama tổng quản” đáng yêu và tài năng của bao thế hệ học trò.
Cách đó không xa, qua một góc sân nhỏ, nơi khu nhà hiệu bộ im lìm trang nghiêm, có một thầy giáo cũng cần mẫn bên bàn làm việc. Khuôn mặt thầy hiện rõ những trăn trở, suy tư về một năm học mới sắp diễn ra trong tình hình dịch bệnh phức tạp… Đó là thầy giáo Trịnh Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng, Uỷ viên Ban chấp Công đoàn nhà trường - "người truyền lửa" cho bao nhiêu thầy cô giáo trẻ chập chững bước chân vào nghề dạy học.
Dưới sự động viên, giúp đỡ của thầy, rất nhiều thầy cô giáo đã vượt qua những khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc để phát triển và thành công trong nghề nghiệp, trong đó có cô giáo Vũ Thị Kim Dung.
Chương trình Lễ kỉ niệm 20/11/2019 xúc động do cô Vũ Thị Kim Dung đạo diễn |
Nhớ mùa Thu năm 2012, cô giáo Kim Dung vừa mới tốt nghiệp đại học sư phạm, đặt chân tới mái trường Chu Văn An với bao bỡ ngỡ. Những ngày đầu gian nan ấy để lại nhiều dấu ấn trong cô. Có biết bao nhiêu việc trường đại học chưa đề cập đến mà mỗi giáo viên trẻ phải tự tìm tòi và học hỏi, có thể kể đến: Việc lập kế hoạch hoạt động Đội, tư vấn tâm lí học sinh cá biệt, xây dựng tiêu chí thi đua cho trường, viết lời dẫn chương trình, tổ chức hội diễn văn nghệ…
Nhưng khó khăn hơn cả, cô chưa nhận được sự tin tưởng của cấp trên và sự nể phục của học sinh. Căng thẳng, bất lực và buồn bã…, cô đã cố gắng không mệt mỏi nhưng kết quả vẫn không khá hơn. Cô buồn hơn nữa khi phải đối diện với ánh mắt thất vọng của cô Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ - một người đặc biệt nghiêm khắc trong việc rèn giũa giáo viên trẻ.
Kim Dung hiểu rất rõ tấm lòng của cô giáo cấp trên nhưng cô vẫn bế tắc khi chưa thể tìm ra phương pháp hiệu quả và niềm vui trong công việc. Phải làm sao để giảm thiểu việc học sinh đi học muộn? Làm thế nào để giữ sạch môi trường học đường? Có giải pháp gì để ngăn học sinh gây lộn trong lớp?… Có hàng trăm câu hỏi mỗi ngày mà cô cần câu trả lời, biết bao vấn đề cần đưa giải pháp… Có những lúc cô cảm thấy mình thật cô đơn! Cô ước giá như có người để chia sẻ, có người đưa ra một bàn tay nâng đỡ.
Hơn một năm sau đó, tình hình vẫn không khả quan hơn, cô vẫn loay hoay để rồi bất lực. Hình ảnh cô “mama tổng quản” lầm lũi về sau cùng trong mỗi hoạt động, trời tối rồi mà chưa được về với con, hay những lúc con bị sốt, phải đi viện mà cô vẫn đến trường làm việc vì ngày mai có một buổi chào cờ khiến ai cũng thương cảm.
Lại nói về hoàn cảnh riêng của cô, cuộc hôn nhân tan vỡ vì người chồng biền biệt xa nhà khiến cô rất buồn. Phải đặt mình vào vị trí của người mẹ đơn thân ấy, mới cảm thấu được hết những vất vả mà cô phải chịu đựng và trải qua.
Đêm đêm, con ốm, trong căn phòng tầng 2 nhà ngoại, cô bế con nhìn qua ô cửa sổ nhỏ, nơi ánh đèn khuya hắt xuống phố đêm vắng lặng, cảm thấy công việc và cuộc sống dường như bế tắc. Cô sợ khi nghĩ đến ngày mai…
Nghĩ về công việc, cô hiểu rằng tâm huyết là chưa đủ. Cô cần một ngọn đuốc chỉ đường.
Bước ngoặt của cô bắt đầu từ ngày nhà trường thay đổi nhân sự trong công tác cán bộ, bổ nhiệm thầy giáo Trịnh Văn Tuấn làm Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp, đồng thời thầy cũng giữ vai trò Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn nhà trường.
Thầy Trịnh Văn Tuấn luôn lặng lẽ quan sát các chương trình do cô Vũ Thị Kim Dung tổ chức |
Nhận thấy những khó khăn của đồng nghiệp trẻ, thầy đã có sự đồng cảm sâu sắc và lên kế hoạch chỉ đường dẫn lối cho cô Kim Dung. Thầy đã giúp đỡ cô như một người anh trong gia đình bằng tất cả kinh nghiệm, sự chân thành và tâm huyết. Thầy bao dung trước những sai sót của cô.
Thầy phân tích cho Kim Dung thấy tình hình chủ quan, khách quan, đặt ra mục tiêu, chỉ ra phương hướng và cách thức để cô thực hiện. Kế hoạch hoạt động thầy hướng dẫn cô viết từ hè, và mỗi hoạt động tập thể luôn có các phương án dự phòng. Dưới sự chỉ dẫn của thầy, cô Kim Dung phát huy tối đa những tiềm năng trong mình: Sự nhiệt huyết, tận tụy và khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc.
Giờ đây, cô đã biết huy động hết khả năng của đoàn viên, học sinh và các thầy cô giáo chủ nhiệm trong mọi hoạt động. Phong trào Đội của nhà trường vì thế sôi nổi hơn, học sinh nhà trường vì thế nề nếp và chăm ngoan hơn.
Lần đầu tiên trong lịch sử trường có học sinh đoạt giải UPU Quốc tế năm 2014, mỗi năm đều có giải Quốc gia. Liên đội Trường THCS Chu Văn An đạt thành tích cao trong các phong trào thi đua như: Cờ thi đua của Ban chấp hành Trung ương Đoàn tặng Đơn vị xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi khối THCS cả nước; Cờ thi đua do Ban chấp hành Thành Đoàn Hải Phòng trao tặng đơn vị dẫn đầu công tác Đội và phong trào thiếu nhi khối THCS toàn thành phố; Liên đội 3 năm liên tục đứng đầu về hoạt động Đội của quận Ngô Quyền.
Cô Vũ Thị Kim Dung lên nhận giải thưởng về công tác đào tạo học sinh giỏi |
Cô giáo Vũ Thị Kim Dung đã vinh dự nhận giấy khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn vì thành tích cao trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi; ba năm liền nhận Giấy khen của UBND quận Ngô Quyền do có thành tích trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trên hết, cô còn đoạt được tấm huy chương vô hình mà vô cùng giá trị: Tình cảm của học trò và phụ huynh dành cho mình.
23h đêm, cô Kim Dung vừa nhắn tin chia tay học trò vừa lau nước mắt. Năm học này cô được phân công dạy Ngữ văn một lớp khác. Sự lưu luyến của học trò đã nói lên tất cả tình cảm, sức lay động, sự truyền cảm hứng của cô với học sinh.
Giống như công việc truyền lửa, nếu thầy Tuấn trao cho cô ngọn lửa của niềm tin tưởng, động viên, khích lệ, thì cô là người giữ lửa và truyền lửa cho học sinh - ngọn lửa của tình yêu thương và nhiệt huyết cháy bỏng, của tinh thần không ngừng phấn đấu và nỗ lực.
Cô Vũ Thị Kim Dung nhận được bằng khen của BCH Trung Ương Đoàn |
Cô Dung, thầy Tuấn, cũng như các thầy cô trong nhà trường và tổ chức Công đoàn luôn là những người nhóm lửa cần mẫn để mỗi người có sức mạnh vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu của mình.
Năm học mới lại sắp đến, dịch bệnh vẫn chưa được đẩy lùi nhưng những người làm công việc giáo dục như thầy Tuấn và cô Kim Dung vẫn cứ tận tụy hằng ngày để chào đón học sinh đến trường trong vòng tay yêu thương. Chúng ta tin rằng, trong mọi khó khăn của công việc và cuộc sống, mỗi người sẽ không bao giờ cô đơn. Chúng ta biết mình luôn được sống trong vòng tay của đồng nghiệp, dưới sự dẫn dắt của tổ chức Công đoàn như câu chuyện của thầy Trịnh Văn Tuấn và cô Vũ Thị Kim Dung trường tôi.
TP HCM phong toả cứng: Những đối tượng được cấp giấy đi đường Theo UBND TP Hồ Chí Minh, ngoài 2 đối tượng là thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch, lực lượng trực tiếp chống dịch ... |
Công đoàn hỗ trợ bữa ăn cho người lao động đang thực hiện “3 tại chỗ” Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ra Quyết định về việc hỗ trợ bữa ăn cho đoàn viên, người lao động đang thực hiện ... |
Khẩu trang ‘lọc khẩu nghiệp’ Giữa lúc TP.HCM đang bắt đầu công cuộc chặn dịch ở mức độ cao nhất, những chuyện ì xèo không đáng có vẫn diễn ra ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng