
Cụ thể, theo báo giới, vụ án sản xuất sữa giả liên quan đến Công ty CP Dược Quốc tế Rance Pharma và Công ty CP Dược Dinh dưỡng Hacofood Group là một trong những vụ việc nghiêm trọng, gây thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng.
Trong giai đoạn từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2025, hai công ty đã chế tạo và đưa ra thị trường 573 loại sữa bột giả, hướng tới các nhóm dễ tổn thương như trẻ sinh non, bệnh nhân tiểu đường, suy thận, và phụ nữ mang thai.
Các sản phẩm được quảng bá chứa thành phần cao cấp như tổ yến, đông trùng hạ thảo, nhưng thực tế chỉ đạt dưới 70% chất lượng công bố, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho sức khỏe. Ngoài ra, các công ty còn vi phạm quy định kế toán, dẫn đến thất thoát hơn 28 tỷ đồng ngân sách nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã khởi tố 8 đối tượng, gồm các cá nhân chủ chốt, với cáo buộc sản xuất, kinh doanh hàng giả và vi phạm quy định tài chính. Vào ngày 10-11/4, lực lượng chức năng khám xét 19 địa điểm, tịch thu 26.740 lon sữa giả. Hiện, cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án để làm rõ trách nhiệm của 9 doanh nghiệp liên quan.
Đáng chú ý, để quảng bá, các công ty thuê người nổi tiếng và những cá nhân được giới thiệu là bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, xuất hiện trên mạng xã hội như TikTok, Facebook, và các kênh truyền thông. Một vài người nổi tiếng và cả bác sĩ, chuyên gia y tế đã bị “gọi tên” khi xuất hiện các đoạn clip quảng bá những dòng sản phẩm sữa giả này.
Sữa cho trẻ em, bà bầu, người bị bệnh còn dám làm giả thì không còn gì để nói. Rồi đây tội trạng của các đối tượng tới đâu, pháp luật sẽ làm rõ. Song, câu chuyện là một lời nhắc nhở rất nghiêm khắc về tình trạng người nổi tiếng và giờ là cả chuyên gia quảng bá tràn lan, bất chấp chất lượng sản phẩm.
Trước đó, Thùy Tiên quảng cáo viên kẹo rau Kera khiến “nàng hậu” bị cấm xuất cảnh. Giờ là diễn viên, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội và một vài bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng cũng đang có khả năng “hớ mồm”. Ở thời đại Internet, tất cả những phát ngôn, hành động đều lưu dấu. Nếu là công ty cố tình tranh thủ hình ảnh người nổi tiếng hay các chuyên gia để “nhét chữ vào mồm” bằng các thao tác kỹ thuật, không khó để điều tra. Còn nếu thực sự các chuyên gia và người nổi tiếng nhận tiền để quảng bá mà cứ tạm cho là không tìm hiểu kỹ về sản phẩm, hệ lụy dành cho người dùng và bản thân họ là rất lớn.
Như đã nói ở bài viết trước, mạng xã hội cùng các sàn giao dịch điện tử cung cấp cho người dùng một hệ thống rất tốt để chuyển đổi từ danh sang lợi. Và kể cả kiếm tiền nhờ quảng bá sản phẩm không có gì đáng phê phán. Song, sau hàng loạt vụ việc và đỉnh cao là vụ sữa giả này, người nổi tiếng, chuyên gia cần xem lại cách nhận quảng cáo.
Chúng ta không thể đổ cho việc bị nhãn hàng lừa phỉnh dắt mũi mãi được. Chúng ta phải có trách nhiệm với sản phẩm mà mình đại diện về tính đồng đẳng thương hiệu, chất lượng sản phẩm cũng như an toàn với người tiêu dùng - vốn là người dành nhiều tình cảm và niềm tin dành cho chuyên gia và người nổi tiếng.
Và, hơn cả một lời cảnh tỉnh, vụ việc đặt ra những thách thức rất lớn trong trật tự xã hội liên quan tới vấn đề quảng cáo sản phẩm từ những người có sức ảnh hưởng. Nên chăng, chúng ta cũng cần một vụ “án điểm” để răn đe?
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Kinh hoàng sữa giả, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện
Tin tức khác

“Concert Quốc gia” và rung động thiêng liêng

Cướp ngân hàng, chơi “tài- xỉu”

Bài học lịch sử trên đường phố

“Miếng cơm” từ cây gạo

Đã đến lúc phải nhìn lại AI
