
Cụ thể, việc chặt cành cây hoa gạo tại phường Tiên Nội, thị xã Duy Tiên, Hà Nam, xuất phát từ tranh cãi về thu phí chụp ảnh trái phép. Hàng cây hoa gạo tại tổ dân phố Đoài nổi tiếng với vẻ đẹp rực rỡ vào mùa hoa nở (tháng 3-4), thu hút đông du khách.
Tuy nhiên, một số người dân, gồm gia đình ông B.V.Đ., đã tự ý chặn xe, thu phí 30.000-50.000 đồng/lượt từ khách chụp ảnh, gây bức xúc. Cũng phải nói rõ “tiền phí” kia đi kèm với chỗ thay đồ, “phụ kiện” chụp ảnh.
Sau khi du khách phản đối và chính quyền can thiệp, một số cành hoa gạo ở vị trí thấp bị chặt bỏ. Tin đồn lan truyền rằng hành động này nhằm trả đũa vì không thu được phí. Song, UBND phường Tiên Nội khẳng định chỉ những cành thấp, trước đây buộc dây, bị tháo bỏ, không phải toàn bộ hàng cây bị phá. Công an tỉnh đã mời nhóm người liên quan lên làm việc, xử lý hành vi thu phí trái phép, gây mất an ninh trật tự.
Chặt cành gãy mục hay chặt cành huyền dễ lên ảnh để trả đũa vì không được thu phí sẽ sớm có lời giải của lực lượng chức năng. Nhưng vụ việc tưởng chừng nhỏ này là lát cắt của một vấn đề không hề nhỏ: biến tài sản chung thành sở hữu cá nhân.
Chúng ta bắt gặp chuyện này ở vô vàn biến thể: đỗ ô tô ở đường được phép đỗ bỗng có “anh trai” tự xưng bảo vệ ra thu tiền không có vé; “quán cóc” lừng lững ở góc công viên; hay đơn giản là vỉa hè trước cửa nhà ai thì gần như một dạng sân của nhà nấy… Vô vàn những lối tận dụng của công thành của ông trong đời sống xã hội. Vấn đề lặp đi lặp lại nhiều tới mức như một nếp văn hóa khiến những người thực thi công vụ đôi lúc cũng khó khăn.
Rất dễ để phê phán ông Đ. thu phí chụp ảnh (nhấn mạnh là tặng kèm phụ kiện và dịch vụ miễn phí). Song, ít ai để ý tới thông tin, ông đã làm việc này tới gần chục năm qua. Cả gia đình ông gần như sống bằng việc này. Tương tự với nhiều trường hợp đang khai thác của công.
Lặp lại trật tự, “giành vỉa hè cho người đi bộ” thì ông Đoàn Ngọc Hải trước cũng đã làm gắt gao như một phép thử rồi. Và vỉa hè Quận 1 từ lúc ông Hải còn đương nhiệm ở giai đoạn cuối “chiến dịch” tới nay như nào ai cũng rõ. “Bàn tay sắt” để ngăn chặn không phải giải pháp có thể giải quyết rốt ráo vấn đề.
Bởi như đã nói, những việc nói thẳng ra là vi phạm lặp đi lặp lại đã quá lâu. Nó bám rễ trong đời sống con người, văn hóa sinh hoạt và nhịp đập của nền kinh tế. Chỉ có đối thoại, cân bằng lợi ích, tìm cách giải quyết tỉ mỉ từng đầu dây mối dợ mới là giải pháp căn cơ. Bằng không, khi cây gạo, vỉa hè đã là “miếng cơm” của nhiều gia đình, việc dẹp anh B. này, đập quán hàng lấn chiếm kia cũng chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”.
Vẫn phải khẳng định lại, sai là sai. Nhưng để đi tìm cái đúng, đôi khi phải lần tìm rõ nguồn cơn cái sai mà xử lý kỹ càng mới mong tìm được giải pháp bền vững và hài hòa.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết “Miếng cơm” từ cây gạo", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một “ly cà phê” thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng “ly cà phê” cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: “Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh”. Đọc cà phê tối, tặng “cà phê” là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một “ly cà phê”. Mỗi “ly cà phê” trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin tức khác

Thuốc giả - lời cảnh tỉnh thật

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
