Thứ ba 06/06/2023 18:53
dai-hoi-cong-doan-cac-cap-nhiem-ky-2023-2028

Người đàn bà “giữ đền” Gốm Nam bộ xưa

Văn hóa - Diễn đàn - THANH MAI

Cái không gian mênh mông của 2 ngôi nhà 3 tầng liền kề giữa lòng TP. Long Xuyên (An Giang) như tràn ngập màu trầm mặc thời gian của gốm. Gốm bám đầy trên vách, gốm tràn ra lối đi, gốm vắt vẻo 2 bên thang lầu… Cơ hồ như với người đàn bà này, trên cõi đời đầy bon chen, chỉ duy nhất có gốm và Gốm Nam bộ xưa (GNBX).

“Kinh đô” gốm Nam bộ

Tôi biết nhà sưu tập Đỗ Quyên (tên thật Nguyễn Kim Quyên), Chủ tịch Hội Cổ vật tỉnh An Giang tại sự kiện Lễ hội Sen tỉnh Đồng Tháp (2022) khi bà tự nguyện cho mượn hàng chục hiện vật GNBX để trưng bày. Nhưng mãi sắp sang năm Quý Mão, tôi mới có dịp ghé thăm bà tại tư gia trên đường Châu Thị Tế (TP. Long Xuyên). Rất hiếu khách, bà đưa tôi tham quan...

gốm

Nhà sưu tập Đỗ Quyên bên chiếc bình gốm màu cao 1m thương hiệu Thành Lễ nổi tiếng. Ảnh: LT

Bất ngờ, choáng ngợp… đó là cảm xúc đầu tiên của tôi đứng trước bộ sưu tập gốm của bà. Cái không gian mênh mông của 2 ngôi nhà 3 tầng liền kề như chìm ngập bởi màu trầm mặc thời gian của thế giới gốm. Gốm bám đầy trên vách, gốm tràn ra lối đi, gốm vắt vẻo 2 bên thang lầu… Nhưng điều khiến tôi lấy làm ngạc nhiên khi tất cả đều là gốm Việt. Có mặt hầu hết các dòng gốm nổi tiếng trên đất nước hình chữ S, như: Lý, Trần, Chu Đậu, Bát Tràng, Vạn Ninh, Phù Lãng, Châu Ổ… nhưng nổi bật và vượt trội nhất vẫn là GNBX thuộc các dòng: Cây Mai, Lái Thiêu, Biên Hoà…

Vẫn hình khối ấy, chất liệu ấy, màu sắc ấy tôi đã bắt gặp trăm ngàn lần trên các nẻo đường tác nghiệp, thậm chí có nơi còn nhiều hơn, quy mô khủng hơn… nhưng không hiểu sao hôm nay, tôi cảm giác rất lạ. Không như một số bộ sưu tập mà tôi có dịp tham quan thường tập trung vào các chủ đề theo ý thích cá nhân, như bình, dĩa, tranh… ở đây gần như có cả họ hàng nhà gốm từ món đồ trang trí bàn thờ cho đến phòng khách, phòng ngủ rồi bếp ăn, bàn tiệc. Tất cả khiến tôi liên tưởng đến một “kinh đô gốm”. Bởi ở đó, vừa có những món đồ thuộc hàng cao cấp như tượng Quan âm Tara; chiếc lộc bình nem màu cao 1m mang thương hiệu Thành Lễ nổi danh trong làng gốm Nam bộ trước năm 1975, hay như chiếc bình tích gốm Lái Thiêu đề tài Long Vương được sản xuất năm 1948. Đây được xem như món đồ “độc nhất vô nhị” vì cả thân, đáy và nắp bình đều có đề thơ chữ Hán được các nghệ nhân chế tác đã ngẫu hứng viết theo lối chữ Nho với bút lực chuẩn mực của người uyên thâm Hán học.

Người đàn bà “giữ đền” Gốm Nam bộ xưa
Nhà sưu tập Đỗ Quyên bên chiếc dĩa màu, đường kính 45cm, được mua lại từ nhà sưu tập ở Pháp. Ảnh: LT

Bên cạnh đó còn có cả những món hàng chiếm vị trí quan trọng và có cả những món đồ gắn bó với thường dân, như chiếc muỗng trong ăn uống, những chiếc cù lao sử dụng như nồi lẩu ngày nay… Như đọc vị được sự ngạc nhiên trong tôi, bà Quyên giải thích ngay: “Tôi muốn bảo tồn cả hệ sinh thái GNBX để bắc nhịp cầu cho mai sau hiểu và từ đó có thể quay trở lại nghiên cứu về cha ông…”.

Để làm được điều tâm huyết này bà đã trải qua những xót xa, cay nhức đầy mồ hôi, nước mắt. Đến với cuộc chơi gốm khá muộn, đến nay chưa đầy 20 năm, nhưng ngay từ buổi “chào sân”, bà Quyên đã không chấp nhận đi con đường đã dọn sẵn. Rất ngạc nhiên khi biết nhiều lão làng, cao thủ chỉ tập trung vào các dòng gốm có nguồn gốc nước ngoài, hoặc gốm tuổi đời trăm năm mà ít chú ý đến GNBX. Trong khi đó, nhiều nhà sưu tập nước ngoài đánh giá rất cao dòng gốm này.

Bà Quyên bắt đầu nghiên cứu và thấu cảm được cái quý của dòng gốm này. Tuy phần lớn có tuổi đời dưới 100 năm, nhưng GNBX là sự hội tụ tinh hoa từ 3 dòng gốm: Việt - Trung - Pháp. Những nghệ nhân trong đoàn lưu dân khai mở vùng đất phương Nam đã hội nhập với những người thợ đến từ đất nước Trung Hoa, rồi những hỗ trợ kỹ thuật của những giáo viên mỹ thuật người nước ngoài trong những ngày đầu xây dựng ngành mỹ thuật Biên Hoà… Tất cả đã thẩm thấu, kết tinh, tạo ra phong cách mới, màu sắc mới, chất liệu mới ngay trên vùng đất mới của Tổ quốc.

Vì thế, như nhiều nhà nghiên cứu gốm nhận định, GNBX không chỉ đa dạng về bút pháp, phong phú về màu sắc, bố cục, đặc biệt là lối vẽ “công bút” đầy phóng khoáng của những “nghệ sĩ dân gian” đã tạo ra những độc bản vô cùng kỳ thú, sống động… Từ đó, bà dồn hết tâm sức với quyết tâm sưu tập và kêu gọi nhiều người tham gia gìn giữ vốn quý của dân tộc cho quê hương, đất nước trước khi quá muộn. Tuy nhiên, điều này đã “chạm nọc” nhiều “đàn anh” nên một số nhà tìm cách “phá đám”. Không chỉ dùng nhiều từ ngữ nặng nề, một số khác thì “lợi dụng” đam mê của người mới vào nghề như bà để lừa bán những món hàng giả với giá trên trời… Hiện bà vẫn giữ hàng chục hiện vật này như kỷ niệm về những ngày khởi nghiệp…

Người "giữ đền"

Có lẽ bà Quyên là trường đặc biệt nhất trong số những người chơi gốm cả nước mà tôi biết được. Ở bà có tình yêu gốm mãnh liệt đến mức suy tôn GNBX như ngôi đền thiêng và tự đặt cho mình là tín đồ trung thành mang sứ mệnh gìn giữ ngôi đền ấy. “Tôi quyết định mua bức tượng Quan âm Tara (cao 58cm) thuộc dòng gốm Biên Hoà giữa đầu thế kỷ XX chỉ trong “1 nốt nhạc” khi biết được có nhà sưu tập nước ngoài quan tâm”.

Chưa hết ngạc nhiên hơn khi biết số tiền mua bức tượng tương đương chiếc xe 4 chỗ hạng bình dân, tôi càng trân trọng hơn khi được bà tiết lộ đã đi xe ngay trong đêm nhận pho tượng vì lo bị “hớt tay trên”. Không chỉ dốc túi sưu tầm, bà còn vắt cả tim óc chăm sóc sau khi sở hữu món đồ. Vì thế, khác với nhiều bộ sưu tập gốm mà tôi có dịp tìm hiểu trên các nẻo đường tác nghiệp, bộ sưu tập của bà Quyên lên đến hàng ngàn hiện vật, nhưng lại mang đến người xem cảm giác rất nhẹ nhàng. Xuất thân là giáo viên dạy môn tâm lý nên bà Quyên biết bày biện gốm theo sơ đồ tư duy của sự vận động thời gian, chủ đề, chủng loại… Vì thế, cũng như tất cả khách đến tham quan, dù gốm ở đây rất nhiều, nhưng tôi không bị rối mắt mà ngược lại còn bị hút mắt ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Người đàn bà “giữ đền” Gốm Nam bộ xưa
Một góc sưu tập gốm của bà Đỗ Quyên. Ảnh: LT

Rồi cái cảm giác ấy nhanh chóng lan toả ra trên suốt hành trình khám phá. Thậm chí tôi còn cảm giác như đang đi dạo trong “ngôi đền gốm” mà bà vun đắp cho từng món đồ gốm trở thành “thần linh”. Bởi không chỉ gia công cho từng hiện vật một không gian phù hợp, bà còn tìm cách giải mã ngôn ngữ hình tượng trên mỗi tác phẩm gốm để mọi người hiểu và trân trọng “di ngôn” của tiền nhân gởi gắm qua đường nét, hình khối... Mà câu chuyện về chiếc dĩa gốm màu thương hiệu Trần Minh Đạo khắc hoạ hình ảnh nhân vật mà giới chơi gốm gọi là “có tích người” là điển hình. Sau khi mua về, bà tiến hành “giải mã” nhân vật. Bằng sự kiên trì tìm hiểu rồi tỉ mỉ đối chiếu nhiều nguồn tài liệu, kết hợp với nền kiến thức chuẩn mực về GNBX, bà Quyên xác định nhân vật này chính là Trần Bình Trọng, người đã lưu dấu lịch sử dân tộc với câu nói bất hủ về tinh thần bất khuất: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.

Chưa hết, bà còn ghi chú thích vào phần giấy dán ở mặt đáy dĩa nhiều nội dung quan trọng về nhân vật này: “Trần Bình Trọng sinh năm 1259, vốn dòng dõi vua Lê Đại Hành. Cha ông là Lê Tần có công đầu trong công cuộc chống quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ I (1258) được vua ban quốc tính. Trần Bình Trọng văn võ song toàn, là Phò mã, chồng công chúa Thuỵ Bảo, con vua Trần Thái Tông, được phong là Bảo Nghĩa Vương…”. Vì vậy, đến đây, người xem không chỉ có cơ hội thưởng thức nhiều hiện vật gốm “hiếm có, khó tìm”, mà có dịp được hiểu sâu và còn được truyền lửa lịch sử dân tộc… Đây là điều mà không phải người chơi gốm nào cũng đủ điều kiện và nhẫn nại để làm như bà.

Người đàn bà “giữ đền” Gốm Nam bộ xưa
Đến đây, người xem không chỉ có cơ hội thưởng thức nhiều hiện vật gốm “hiếm có, khó tìm”, mà có dịp được hiểu sâu và còn được truyền lửa lịch sử dân tộc. Ảnh: LT

Lan toả tình yêu gốm Việt

Và tôi chỉ có thể kể ra chứ không sao lý giải nổi tình yêu lớn mà người đàn bà gốc Đồng Tháp này dành cho GNBX. Sinh ra và lớn lên tại Lấp Vò, sau khi theo chồng về An Giang dạy học một thời gian, bà phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo. Sau những lần đối mặt với cái chết, được chồng (làm trong lĩnh vực kinh doanh) khuyến khích, bà Quyên tìm đến với sân chơi gốm như một các giải khuây. Thế nhưng như định mệnh, từ ngày chơi gốm, sức khoẻ bà ổn định và thế là bà gắn bó với GNBX. Lúc đầu như sự “tri ân” đã giúp mình vượt qua bạo bệnh, dần dần, bà gắn bó như tín đồ mộ “đạo… gốm”. Không chỉ quyết tâm hồi hương nhiều món đồ gốm sau thời gian “xuất ngoại”, bà còn tự đề ra cho mình sứ mệnh truyền bá và lan toả tình yêu gốm Việt…

Năm 2009, bà cùng nhóm người tâm huyết thực hiện hành trình xuyên Việt để ghi lại hình ảnh gốm Việt với mục đích làm tài nguyên cho một loạt những cuộc gieo tình yêu gốm Việt sau này. Mà điển hình là việc thành lập trang thông tin “Tinh hoa gốm Việt” và tập sách “Nét đẹp thờigian” giới thiệu bộ những món đồ đặc sắc của các nhà sưu tập tiêu biểu…. Đây được xem như cầu nối đưa gốm Việt đến với người Việt. Nhưng trước đó, bà đã đem bộ sưu tập của mình ra để đặt nền móng. “Tôi xem không gian trưng bày GNBX thiêng liêng như ngôi đền, nhưng không phải để đóng cửa tôn thờ, một mình tu luyện, mà phải mở cửa để thu nạp thêm tín đồ, để ai chưa yêu thì bắt đầu yêu và ai đã yêu thì càng thêm yêu gốm Việt. Từ đó lan toả đam mê gốm để ngày có thêm người chung tay gìn giữ, phát huy giá trị tự hào dân tộc”- bà Quyên chia sẻ.

Người đàn bà “giữ đền” Gốm Nam bộ xưa
Nhà sưu tập Đỗ Quyên (đứng, thứ 2 trái sang) tại buổi tiệc kỷ niệm 2 năm ngày thành lập Hội Cổ vật tỉnh An Giang. Ảnh: LT

Để cuộc chơi đi vào quy cũ, năm 2020, dưới sự chủ công của bà Hội Cổ vật tỉnh An Giang ra đời. Đây cũng là tỉnh đầu tiên và duy nhất đến nay ở vùng ĐBSCL thành lập tổ chức này. Dưới sự điều hành của bà, Hội Cổ vật tỉnh An Giang không chỉ thu hút nhiều nhà sưu tập, yêu thích gốm từ nhiều địa phương cả nước tham gia, mà còn “quyến rũ” cả những người ngoại đạo gia nhập và gắn bó, đam mê như “điếu đỗ” mà trường nhà sưu tập gốm Trịnh Văn Thu (Thoại Sơn) là điển hình. Là người đam mê tem, nhưng trong 1 lần tình cờ được thưởng thức điểm trưng bày GNBX của bà Quyên tại Bảo tàng tỉnh An Giang, anh Thu ấn tượng trước sự trình bày độc đáo của những món đồ gốm và nảy sinh lòng yêu thích đến mức vận động thành lập và trở thành thủ lĩnh của Chi Hội Cổ vật huyện Thoại Sơn. Hàng tuần, nơi đây đều đặn duy trì sinh hoạt và trở thành điểm trao đổi, giao lưu của nhiều người yêu thích gốm, đồ xưa trong và ngoài tỉnh.

Hơn thế nữa, dưới sự điều hành của bà, Hội Cổ vật tỉnh An Giang còn là nơi xuất phát những cuộc gieo duyên gốm. Không chỉ tự nguyện đóng góp, bà còn tích cực vận động hội viên cho mượn và hiến tặng cả ngàn hiện vật cho của bảo tàng các tỉnh: An Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông, Cần Thơ, Cà Mau, Đồng Tháp…

Hiện bà Quyên đang triển khai ý tưởng đưa ngôi đền GNBX ra thế giới với việc hình thành bản đồ tích hợp. Theo đó, chỉ cần cú clik chuột, mọi yêu gốm Việt đều có thể tìm hiểu, ngắm nhìn hiện vật trong nước và đang “lãng du” tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mới bước qua tuổi lục tuần (sinh năm 1959), chắc rằng với tình yêu lớn dành cho gốm, bà Quyên sẽ còn nhiều việc dự án… “Nhưng với những điều đã làm, nhà sưu tập Đỗ Quyên quá xứng với danh hiệu: Người giữ đền GNBX”- xin mượn lời bà Bùi Thị Thuý, nguyên Giám đốc Bảo tàng An Giang, người có nhiều năm gắn bó với bà Quyên để kết thúc bài viết này như lời tri ân và chúc ngôi đền GNBX ngày càng linh thiêng và quảng đại…

Mang Tết ấm no đến bà con nghèo 2 tỉnh Cà Mau và Trà Vinh Mang Tết ấm no đến bà con nghèo 2 tỉnh Cà Mau và Trà Vinh

Mang Tết ấm no đến bà con nghèo miền Tây do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, Hose: DCM) thực ...

Hoa Tết trên bến Bình Đông: Lưu giữ nét đẹp của Sài Gòn xưa Hoa Tết trên bến Bình Đông: Lưu giữ nét đẹp của Sài Gòn xưa

Ngày 20/1, tức 29 tháng Chạp, tại những tuyến đường lớn ở TP Thủ Đức, đường Bắc Hải, Thành Thái (Quận 10), Bến Bình Đông ...

Sau tết Nguyên đán 2023, người lao động còn bao nhiêu ngày nghỉ? Sau tết Nguyên đán 2023, người lao động còn bao nhiêu ngày nghỉ?

Trong năm 2023, người lao động (NLĐ) có tổng cộng 19 ngày nghỉ lễ, Tết, và được hưởng nguyên lương.

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động là “tai mắt” tốt nhất giám sát bản thoả ước

Dệt may là ngành đầu tiên và duy nhất trên cả nước xây dựng, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành. Vậy, người lao động, doanh nghiệp được lợi gì từ TƯLĐTT ngành? Cùng lắng nghe chia sẻ của đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm – Chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam trong Chương trình Talk Công đoàn.
Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được? Kinh tế tuần

Gói tín dụng 120 000 tỷ đồng: cách nào để “tiêu” được?

Ngày 24/05, chính lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã cho biết, sau hơn 1 tháng triển khai, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội (NOXH) vẫn chưa phát sinh dư nợ, nghĩa là chưa có đồng vốn nào được cho vay ra. Vậy điều gì khiến cho gói tín dụng có lãi suất ưu đãi hơn từ 1,5-2% lại không giải ngân được? Điểm tắc nghẽn nằm ở đâu? Và làm thế nào để thúc đẩy giải ngân gói tín dụng này trong thời gian tới góp phần thực hiện thành công Đề án 1 triệu căn NOXH từ nay đến năm 2030?
3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi Tôi công nhân

3 gợi ý công việc cho NLĐ mất việc ngoài 40 tuổi

Chương trình Tôi công nhân ngày hôm nay sẽ gợi ý 3 công việc phù hợp với người lao động (NLĐ) ở tuổi ngoài 40.
30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Công đoàn số

30 năm phát triển Công đoàn Ngân hàng Việt Nam

Công đoàn Ngân hàng Việt Nam được thành lập đánh dấu sự đổi mới về nội dung hoạt động trong hệ thống Ngân hàng, đồng thời khẳng định vị trí và vai trò mới của tổ chức Công đoàn - đại diện cho người lao động trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Đọc thêm

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Văn hóa - Diễn đàn -

"Ngôi nhà đại học" của hai anh em xứ Hàn Quốc

Hai anh em người Hàn Quốc cùng học chung một chuyên ngành Việt ngữ học tại Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TP. Hồ Chí Minh), với mong ước lớn nhất là học tiếng Việt thật giỏi và được ở lại làm việc tại Việt Nam.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: "Có thể xem xét xử lý hành chính hoặc hình sự"

Vụ án đất đai liên quan trực tiếp đến gia đình ông Trần Văn Phước (khu phố 7, phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) tiếp tục được dư luận quan tâm, nhất là với tình tiết giả mạo chữ ký, chữ viết của ông tại Biên bản xác định ranh giới, mốc thửa đất năm 2002 vẫn chưa được xử lý.

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Văn hóa - Diễn đàn -

Vụ giả chữ ký ở Quảng Trị: Luật sư và cán bộ địa phương kiến nghị xử lý

Đây cũng là một kỳ án dân sự (và sau đó là vụ án hành chính) ở Quảng Trị mà bị đơn kêu oan suốt mấy năm nay, một "Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất".

Bữa  ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Văn hóa - Diễn đàn -

Bữa ăn ca an toàn, đủ dinh dưỡng

Bữa ăn ca với công nhân lao động rất quan trọng bởi nó bổ sung dinh dưỡng, giúp phục hồi sức lao động. Biết được tầm quan trọng này, nhiều công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp cải thiện chất lượng bữa ăn ca cho công nhân lao động.

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Văn hóa - Diễn đàn -

Quảng Trị: Hoan nghênh xử lý xe quá tải

Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì đã có những tín hiệu khả quan xử lý xe quá khổ, quá tải ở địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trước đó báo chí trong đó có tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh việc chậm xử lý xe quá khổ, quá tải ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh này khiến dư luận địa phương bức xúc.

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Văn hóa - Diễn đàn -

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép lại chủ đề này vào hôm nay.

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Văn hóa - Diễn đàn -

Từ tin buồn "Ngày Cá tháng Tư"

Ngày “Cá tháng Tư” năm nay, ngay giữa Thủ đô Hà Nội, một tin buồn đau về một nam sinh trường chuyên trung học phổ thông trên địa bàn nhảy lầu tự tử khiến nhiều người choáng váng. Điều đáng nói, hiện tượng này không phải quá cá biệt.

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Văn hóa - Diễn đàn -

Chồng tăng ca thì vợ nghỉ, vợ tăng ca thì chồng nghỉ!

Một đồng nghiệp trong tổ của tôi, cả hai vợ chồng đều là công nhân nên phải chia lịch tăng ca với nhau. Khi chồng chị này tham gia tăng ca ở công ty của anh ấy thì vợ phải tan ca đúng giờ để còn lo cho con cái và ngược lại.

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Văn hóa - Diễn đàn -

Đại nạn lãng phí: Cần truy cứu trách nhiệm

Dư luận vừa kêu trời khi Thanh Hóa với Trung tâm hội nghị Hàm Rồng ở thành phố Thanh Hóa được đầu tư xây dựng cả 100 tỷ đồng với 5 biệt thự bỏ hoang, rồi Công viên trung tâm thành phố Vinh (Nghệ An) lớn nhất tỉnh này cũng gần như hoang phế...

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Văn hóa - Diễn đàn -

Dự án điện gió, điện mặt trời: Cần "đại phẫu"

Vào tháng 4/2022, Thanh tra Chính phủ vừa có công văn thanh tra toàn diện các dự án năng lượng tái tạo bao gồm các dự án điện gió, điện mặt trời đã chuyển nhượng hoặc thay đổi chủ đầu tư theo Quyết định 55/QĐ-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ.