"Nâng cấp" sức khoẻ và nhan sắc của bạn qua các tư thế ngủ
Đời sống - 27/08/2019 19:29 Ngân Vĩnh (T.H)
"Nâng cấp" sức khoẻ và nhan sắc của bạn qua các tư thế ngủ. (Ảnh minh hoạ) |
25 năm là con số thống kê trung bình về thời gian ngủ trong suốt cuộc đời của một người. Một con số không hề nhỏ chứng minh tầm quan trọng của giấc ngủ. Khi ngủ là khoảng thời gian giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng và giải tỏa căng thẳng, áp lực sau một ngày dài làm việc vất vả. Ngoài những vấn đề sức khỏe, tinh thần cơ bản, ngủ đủ giấc còn giúp tái tạo những tế bào bị tổn thương và tối ưu hóa hoạt động của não bộ.
1. Nằm ngửa, thẳng lưng, hai tay buông xuôi dọc cơ thể
Ngủ trên lưng, hai tay nằm hai bên được xem là tư thế ngủ tốt nhất. Đây cũng là tư thế thư giãn ở cuối mỗi bài tập yoga với tên Savasana. Nằm như thế này giúp đầu, cổ và xương cột sống duy trì thẳng hàng, đúng vị trí và không bị chèn ép. Đồng thời, tư thế ấn định dạ dày thấp hơn thực quản, làm giảm chứng axit trào ngược gây ợ chua, ợ nóng. Nằm ngửa, lưng thẳng thì khi đó mặt sẽ hướng lên trên, không bị tì ép bởi mền gối sẽ hạn chế hình thành nếp nhắn dẫn đến chứng lão hóa đáng sợ. Chưa dừng lại ở những lợi ích trên, tư thế Savasana giảm chèn ép lên ngực giúp vòng một không bị “tụt dốc” và giảm áp lực đến tim.
Ngủ trên lưng, hai tay nằm hai bên được xem là tư thế ngủ tốt nhất. Đây cũng là tư thế thư giãn ở cuối mỗi bài tập yoga với tên Savasana. (Ảnh minh hoạ) |
Mặt khác, nằm ngửa lại dẫn đến hiện tượng ngáy ngủ. Để khắc phục, các nàng hay trang bị ngay chiếc gối mềm mại để nâng đầu, cổ giúp đường khí quản lưu thông tốt hơn. Các mẹ bầu cũng cần lưu ý với tư thể này, bởi dáng ngủ dễ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
2. Nằm ngửa, hai tay thả lòng qua đầu
Đây là tư thế biến thể của Savasana, tuy rằng vẫn nằm ngửa, lưng thẳng nhưng hai tay sẽ thả lỏng qua khỏi đầu. Đặt tay như vậy là vị trí hoàn hảo để cột sống lưng và cổ nghỉ ngơi, giảm thiểu tình trạng mỏi cột sống lưng, nhức đốt sống cổ. Đổi với những bạn thường xuyên lâm vào tình trạng mất ngủ, tư thế này là giải pháp hữu hiệu. Bên cạnh đó, tư thế cũng có thể giảm đau đầu, hạn chế tạo nếp nhăn trên da và bẩn bám da. Tương tự Savasana, tư thế giúp nâng đầu lên sẽ không còn tình trạng axit trào ngược.
Nhược điểm cho tư thế là làm gia tăng tình trạng ngáy ngủ, nghiêm trọng hơn có thể gây ngưng thở bất chợt khi ngủ. Ngoài ra, vị trí của tay gây áp lực lên dây thần kinh ở vai, dễ gây đau mỏi vai. Giải pháp cho vấn đề này là các nàng tránh đặt gối ngủ quá cao, hãy để cho đầu, cổ, cột sống đặt ở vị trí tự nhiên nhất.
3. Nằm nghiêng, tay duỗi xuôi theo người
Các chuyên gia cho biết, nằm nghiêg khi ngủ rất tốt cho tổng thể sức khỏe, đặc biệt với các cơ quan nội tạng. Điểm bất ngờ là nằm nghiêng bên trái mang lại nhiều lời ích hơn so với bên phải. Vì nếu quay sang phải sẽ đặt áp lực lên các tĩnh mạch máu, làm máu giảm lưu thông khiến ngủ không ngon giấc. Ngược lại, ngủ phía bên trái sẽ giúp hỗ trợ hệ tim mạch tốt hơn, tim dễ dàng bơm máu kháp cơ thể.
Hai tay buông xuôi theo người là tư thế lý tưởng cho cột sống, vì lúc ấy cột sống sẽ định hình theo đường cong tự nhiên, mang đến cảm giác thư giãn. Kèm theo đó, các vấn đề đau lưng, mỏi cổ, ngáy ngủ cũng sẽ được giảm thiểu.
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ và sức khoẻ của mỗi người. (Ảnh minh hoạ) |
4. Nằm nghiêng, chân co lên
Tư thế ngủ này trông tương tự tư thế của thai nhi nằm trong tử cung. Tư thế ngủ như vậy có thể tốt đối với phụ nữ mang thai và những người ngủ ngáy. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo bạn có thể bị tăng khả năng đau lưng và chân, do sự dịch chuyển không đồng đều gây áp lực lên chân. Thêm vào đó, nằm nghiêng khiến da mặt bị chèn ép, sẽ tạo ra nếp nhăn và cũng không tốt cho vòng một.
Để có giấc ngủ tốt hơn ở tư thế này, bạn hãy chêm một cái gối vào giữa hai chân để giảm áp lực lên khung xương chậu và cố định không đẩy chân lên quá cao khi ngủ.
5. Nằm sấp
Tư thế ngủ này làm phát sinh nhất vấn đề nguy hại cho các cơ quan nội tạng. Nếu bạn ngủ với tư thế này khi sáng thức dậy bạn sẽ phải đối mặt với những cơn đau và khó chịu ở bụng. Ngủ sấp tạo áp lực đè lên dạ dày và làm tổn thương đến độ cong cột sống, áp lực cũng đè lên các cơ làm kích thích dây thần kinh khiến tay chân tê cứng. Đồng khi, tư thế buộc đầu bạn sẽ phải nghiêng sang một bên có thể gây mỏi cổ, vẹo cổ rất nguy hiểm.
Bí quyết để vẫn ngủ sấp mà không ảnh hưởng về mặt sức khỏe là bạn hãy đặt một chiếc gối mỏng để vị trí cổ không quá chênh lệch so với người và thêm một chiếc gối nữa tại xương chậu giúp giảm cong vòm lưng./.
Dị ứng phấn hoa và những triệu chứng nguy hiểm cần biết Dị ứng phấn hoa thường xuất hiện vào những ngày khô và có gió, nên cần cẩn trọng khi ra ngoài để tránh hít phải ... |
Những yếu tố phong thủy cho phòng ngủ để đem lại giấc ngủ ngon và tài khí Phòng ngủ có đem lại giấc ngủ ngon và tài khí hay không còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố phong thủy. |
Loại hoa trồng phổ biến thành bài thuốc quý khiến nhiều người lùng mua với giá đắt đỏ Trồng nhiều ở vùng đồi núi, cho thu hoạch từ tháng 5-10 dương lịch, hoa đu đủ đực được coi là vị thuốc quý, nhiều ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 08/01/2025 16:16
Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra thông tin chính thức về tình hình bệnh lý đường hô hấp do virus HMPV (Human Metapneumovirus) gây ra.
Người lao động - 08/01/2025 07:07
Virus HMPV: Cảnh giác không hoảng loạn, hướng dẫn phòng ngừa cho người lao động
Trong bối cảnh các bệnh đường hô hấp diễn biến phức tạp, virus HMPV (Human Metapneumovirus) nổi lên như một mối quan tâm đáng chú ý. Không chỉ gây ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi, HMPV còn đặt ra thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc đông người.
Đời sống - 05/01/2025 13:31
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trao quà Tết cho công nhân Quảng Trị
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH, TT&DL) đã trao tận tay 100 suất quà Tết cho 100 cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Người lao động - 03/01/2025 08:55
Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
Năm 2025, người lao động ở Việt Nam sẽ được hưởng tổng cộng 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó có 11 ngày nghỉ hưởng nguyên lương và 11 ngày nghỉ liền kề.
Đời sống - 03/01/2025 06:23
Bẫy ngọt ngào - Khói mờ ảo, hiểm họa thật
Tác phẩm đạt giải Ba cuộc thi "Sáng tạo các sản phẩm truyền thông về phòng, chống ma tuý" của tác giả Trần Thị Thu Ánh - giáo viên Trường THPT Vị Thuỷ (tỉnh Hậu Giang).
Người lao động - 02/01/2025 15:57
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 đối với công chức, người lao động như thế nào?
Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ dài nhất trong năm - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
- Thiết kế đặc biệt của căn hộ Hanoi Melody Residences khiến khách "xuống tiền" ngay
- Virus HMPV: Tình hình dịch bệnh và khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới
- Cô giáo mầm non biến nghịch cảnh thành động lực nhờ vòng tay Công đoàn
- Kia Carens 2025 sắp về Việt Nam có gì đáng chú ý?
- Nuôi dưỡng đam mê công nghệ từ dự án phát triển nhân tài công nghệ của Samsung