Mẹ hiền của trẻ khuyết tật

Cô giáo Dương Thùy Dung, giáo viên Trường Mầm non Xuân Đỉnh A (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một đoàn viên công đoàn trẻ, tích cực, chủ động sáng tạo, luôn tận tụy với học sinh, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Cô làm việc bằng trí tuệ và trái tim yêu thương đã thắp lên ngọn lửa của niềm đam mê, nhiệt huyết và lòng nhân ái.
Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”

Cô giáo trẻ đầy năng lượng tích cực

Với sức trẻ và lòng đam mê học hỏi, cô Thùy Dung luôn tìm kiếm những kiến thức mới và ứng dụng các phần mềm giảng dạy hiện đại nhằm nâng cao chất lượng bài giảng. Các tiết học của cô không chỉ thu hút học sinh mà còn tạo ra sự hứng khởi trong việc tiếp thu kiến thức. Cô khéo léo kết hợp các trò chơi, hoạt động tương tác và hình ảnh sinh động, tạo môi trường học tập tích cực và giúp học sinh tiếp cận bài học một cách dễ dàng và hiệu quả.

Mẹ hiền của trẻ khuyết tật
Cô giáo Dương Thùy Dung. Ảnh: ĐVCC

Với vai trò là tổ trưởng chuyên môn trẻ, cô Thùy Dung luôn là người khơi dậy tinh thần đoàn kết, gắn bó trong tập thể giáo viên. Cô không ngừng động viên, thu hút các đồng nghiệp tham gia vào các hoạt động chung của khối, của tổ, góp phần củng cố sức mạnh đoàn kết nội bộ trong nhà trường. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, cô luôn gần gũi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm để giúp đỡ các đồng nghiệp trong công tác giảng dạy.

Cô Thùy Dung chia sẻ: "Các chị em đồng nghiệp có thể gọi mình bất kỳ lúc nào, kể cả vào buổi tối, mình luôn sẵn lòng hỗ trợ. Mình mong muốn lan tỏa những sáng tạo của mình đến với các bạn đồng nghiệp. Vì vậy, mình luôn nhiệt tình giúp đỡ các đồng nghiệp để xây dựng những tiết dạy hấp dẫn, sáng tạo, mang lại cho học sinh những giờ học thú vị và bổ ích nhất."

Không chỉ tận tâm trong giảng dạy, cô Thùy Dung còn có niềm đam mê sâu sắc với công nghệ thông tin, và đam mê này đã được cô áp dụng rất hiệu quả trong công tác chuyên môn. Cô đã thiết kế nhiều kho học liệu giá trị, giúp đồng nghiệp có thêm tài liệu và công cụ giảng dạy phong phú, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

Mẹ hiền của trẻ khuyết tật
Cô Thùy Dung chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn. Ảnh: ĐVCC

Theo cô Thùy Dung, những kiến thức cô tiếp nhận hôm nay sẽ được cô chia sẻ ngay ngày mai, lan tỏa đến tất cả các đồng nghiệp trong trường và trong quận. Cô không muốn để những gì mình học được trở nên vô nghĩa, mà mong muốn chúng được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích cho nhiều người.

Với các đồng nghiệp, cô Thùy Dung luôn là người thân thiện, cởi mở và dễ gần. Ấn tượng sâu sắc nhất mà cô để lại trong lòng mọi người chính là sự tận tâm và đam mê trong mọi công việc cô đảm nhận. Dù vẻ ngoài nhẹ nhàng, cô luôn toát lên một "lửa nhiệt huyết" mạnh mẽ, sẵn sàng lao động hết mình. Cô làm việc một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, đồng thời luôn tham gia tích cực vào các hoạt động phong trào và không ngừng chia sẻ, hỗ trợ mọi người.

Mặc dù nghề dạy học thường được cho là vất vả và chịu nhiều áp lực, nhưng cô Thùy Dung chia sẻ rằng cô chưa bao giờ cảm thấy công việc của mình là nặng nhọc hay mệt mỏi. Cô luôn tìm thấy niềm vui và sự thỏa mãn trong mỗi tiết dạy và trong mỗi lần hỗ trợ đồng nghiệp.

Mẹ hiền của trẻ khuyết tật

Cô Đỗ Thị Anh Vân chia sẻ: “Cô Thùy Dung là một giáo viên trẻ đã khiến tôi không ngừng ngạc nhiên. Cô chủ động xin phép ban giám hiệu để được nhận chủ nhiệm lớp có học sinh khuyết tật, dù chưa từng học chuyên ngành liên quan đến trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, qua các buổi tập huấn về trẻ hòa nhập, cô đã không ngừng nghiên cứu và áp dụng những kiến thức đó vào việc dạy học sinh trong lớp mình."

"Thực sự tôi rất khâm phục cô, bởi dạy học sinh bình thường đã là một thử thách, còn dạy học sinh khuyết tật lại còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Cô phải có một tình yêu nghề sâu sắc, yêu trẻ, và vượt qua vô vàn khó khăn, vất vả. Chúng tôi luôn đặt niềm tin vào cô, và cô đã chứng minh được sự thành công của mình.”

Mẹ hiền của trẻ khuyết tật
Cô giáo Thùy Dung (thứ 5 từ phải sang) tặng quà cho các em bệnh nhi tại Bệnh viện Phổi. Ảnh: ĐVCC

Cô Vân Anh kể lại: "Bé T. bị bệnh Down. Khi mới vào lớp, bé chỉ biết khóc và chạy quanh lớp, không hợp tác với cô và không thể tự làm những việc cá nhân. Tuy nhiên, dưới sự chăm sóc và tình yêu thương của cô Thùy Dung, vào cuối năm học, bé Thiện đã có thể tự xúc cơm ăn và ngồi học cùng các bạn trong khoảng 15-20 phút. Bé rất tình cảm, luôn nở nụ cười và đặc biệt thích nghe cô Dung đọc chuyện. Niềm vui của cả gia đình bé vỡ òa khi bé có thể gọi được: 'Mẹ ơi!'"

Cô Thùy Dung chia sẻ: “Dạy trẻ khuyết tật đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại và không ngừng rèn luyện sự thông cảm. Công việc này không chỉ là dạy chữ mà còn là làm cha, làm mẹ, làm bạn đồng hành của những trẻ không may mắn."

Theo cô Dung, để giúp trẻ giao tiếp và học tập hiệu quả, người giáo viên cần tôn trọng nhu cầu của trẻ, động viên, khích lệ và luôn khen ngợi. Điều quan trọng là lắng nghe khi trò chuyện với trẻ, chọn lựa cách nói phù hợp với đặc điểm của từng em, kết hợp lời nói và cử chỉ để tạo sự hấp dẫn, đồng thời duy trì thái độ vui vẻ và hòa nhã để trẻ cảm thấy thoải mái và tự nhiên.

Cô Thùy Dung tâm sự: “Dạy trẻ khuyết tật không cần quá nhiều kỹ năng hay kỹ thuật giảng dạy. Điều quan trọng là đến với các em bằng tình thương và tấm lòng. Khi đó, mọi chuyện sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.”

Ngoài những đóng góp nổi bật trong chuyên môn, cô Thùy Dung còn rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, trong đó có việc hiến máu nhân đạo. Cô chia sẻ: "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại" là một nghĩa cử cao đẹp. Cô đã tham gia hiến máu từ thời sinh viên và cho đến nay đã có hơn 12 lần hiến máu tình nguyện.

Nói về việc hiến máu, cô Thùy Dung chia sẻ: “Tham gia hiến máu tình nguyện là một việc làm ý nghĩa. Biết rằng một giọt máu của mình có thể giúp đỡ và cứu sống những bệnh nhân cần máu, tôi cảm thấy rất xúc động và tự hào. Trong tương lai, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục tham gia hiến máu tình nguyện."

Mẹ hiền của trẻ khuyết tật
Cô giáo Thùy Dung tham gia hiến máu nhân đạo. Ảnh: ĐVCC

Song song với việc tham gia hiến máu tình nguyện, cô Thùy Dung còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, chẳng hạn như tặng quà cho các bệnh nhi tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Mặc dù những món quà đó không lớn, nhưng chúng đã góp phần xoa dịu nỗi đau bệnh tật của các em. Cô cũng luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các hoạt động xã hội, nhân đạo và từ thiện, với mong muốn phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam.

Cô Vân Anh chia sẻ: “Cô Dung luôn tích cực tham gia công tác xã hội, từ thiện, không chỉ trong phạm vi nhà trường mà còn ngoài cộng đồng. Sau những đợt mưa bão gây ngập lụt nghiêm trọng ở miền Bắc, cô đã đứng ra vận động quyên góp từ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, cũng như từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân. Cô đã huy động được một số lượng lớn nhu yếu phẩm như chăn, màn, quần áo, sách vở, thuốc men trị giá hàng chục triệu đồng để giúp đỡ các đồng bào bị ảnh hưởng.”

Những hành động đầy nhiệt huyết của cô Thùy Dung không chỉ thể hiện tinh thần yêu nghề, mà còn là biểu tượng của lòng nhân ái. Chính những việc làm này đã trở thành nguồn cảm hứng mạnh mẽ, khích lệ đồng nghiệp và phụ huynh noi theo.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: [email protected]

Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non Cô hiệu trưởng thân thiện, gần gũi của trẻ mầm non

Cô Trương Thị Thu Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non A xã Tứ Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là giáo viên tiêu biểu trong ...

Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật

Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc hoà nhập thị trường lao động, từ rào cản về đi lại đến ...

Ngôi sao “khuyết” bên góc nhỏ kinh thành... Ngôi sao “khuyết” bên góc nhỏ kinh thành...

Nguyễn Hồng Cương mắc chứng bại não từ lúc chào đời. Anh cùng gia đình đang sống ở một góc nhỏ bên Kinh thành Huế. ...

Tương lai của phong trào công đoàn quốc tế: Đoàn kết, phát triển và thích ứng

Tương lai của phong trào công đoàn quốc tế: Đoàn kết, phát triển và thích ứng

Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới (WFTU) đã chính thức khai mạc tại Hà Nội sáng 4/3. Trong khuôn khổ hội nghị, tinh thần đoàn kết của giai cấp công nhân toàn cầu trở thành nội dung trọng tâm, được nhấn mạnh nhiều lần.
Sắp xếp bộ máy của tổ chức Công đoàn tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn

Sắp xếp bộ máy của tổ chức Công đoàn tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn

Tại Lâm Đồng, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy công đoàn có sự đồng thuận rất cao. Cán bộ Công đoàn hy vọng và quyết tâm sắp xếp tinh gọn để hoạt động hiệu quả hơn.
Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ Công đoàn trong bối cảnh mới

Nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ Công đoàn trong bối cảnh mới

Việc nâng cao năng lực truyền thông cho cán bộ Công đoàn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thông tin bùng nổ, góp phần định hướng dư luận, bảo vệ quyền lợi người lao động và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
Công đoàn Bắc Giang: Đồng hành cùng người lao động, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2025

Công đoàn Bắc Giang: Đồng hành cùng người lao động, quyết tâm thực hiện nhiệm vụ năm 2025

Những ngày đầu xuân 2025, tình hình sản xuất tại các khu công nghiệp (KCN) ở Bắc Giang tràn đầy khí thế quyết tâm, hứa hẹn một năm mới nhiều bước đột phá.
Công đoàn Hà Nội: Điểm tựa vững chắc giúp người lao động vượt qua nghịch cảnh

Công đoàn Hà Nội: Điểm tựa vững chắc giúp người lao động vượt qua nghịch cảnh

Chiều 20/2, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy đã đến thăm, tặng quà cho nữ công nhân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Thanh Oai và huyện Mỹ Đức.
Gặp gỡ đảng viên công nhân tiêu biểu TP. HCM: Lắng nghe để hành động

Gặp gỡ đảng viên công nhân tiêu biểu TP. HCM: Lắng nghe để hành động

Ngày 18/2, nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. HCM tổ chức chương trình "Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ đảng viên công nhân, cán bộ công đoàn tiêu biểu".
Vinh danh 95 gương sáng công nhân tiền phong

Vinh danh 95 gương sáng công nhân tiền phong

95 công nhân tiêu biểu là những con người bình dị nhưng có lý tưởng cao đẹp, trái tim nhiệt huyết, nỗ lực phấn đấu, vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam tiêu biểu.
Vinh danh những người tiên phong, dẫn đường cho sự phát triển

Vinh danh những người tiên phong, dẫn đường cho sự phát triển

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, giai cấp công nhân tiếp tục giữ vai trò nòng cốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Đặc biệt, những công nhân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang thể hiện vai trò tiên phong, gương mẫu trong lao động sản xuất, cống hiến những sáng kiến giá trị, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
TP. HCM: Hiệu quả chăm lo đoàn viên từ cơ sở

TP. HCM: Hiệu quả chăm lo đoàn viên từ cơ sở

Những năm qua, công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động là một trong những nội dung trọng tâm được các cấp Công đoàn TP. HCM tập trung thực hiện với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú.
Thúc đẩy hợp tác công đoàn, kỷ niệm 65 năm hữu nghị Việt Nam - Cuba

Thúc đẩy hợp tác công đoàn, kỷ niệm 65 năm hữu nghị Việt Nam - Cuba

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Đại sứ Cuba đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn hai nước trong việc vun đắp tình đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.