Khoảng 8 triệu liều vắc-xin dự kiến về Việt Nam trong tháng 7
Sức khỏe - 02/07/2021 18:02 Kỳ Anh (T/H)
Tiêm vắc-xin Covid-19 phòng bệnh được bao lâu? Công nhân an tâm làm việc khi được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 Công nhân mong sớm được tiêm vắc-xin Covid-19 |
Trong tháng 7 tới đây, Việt Nam dự kiến sẽ có thêm khoảng 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 - Ảnh minh họa. |
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết nhiều tháng qua, Bộ Y tế đã kết nối, bàn thảo trực tiếp với nhiều nước, nhà sản xuất và thông qua các kênh ngoại giao để tìm kiếm nguồn vắc-xin phòng Covid-19 nhập khẩu, đáp ứng tình trạng khẩn cấp.
Đến nay, tổng số các nguồn vắc-xin Covid-19 từ đàm phán, viện trợ tương đối chắc chắn là khoảng 125 triệu liều. Trong đó nguồn từ Cơ chế Covax hỗ trợ Việt Nam 38,9 triệu liều; nguồn ký 3 bên giữa Bộ Y tế, công ty Vắc-xin Việt Nam (VNVC) và AstraZeneca có 30 triệu liều và nguồn thứ ba ký với Công ty Pfizer, với tổng số 31 triệu liều, dự kiến quý 3 sẽ tiếp nhận 3 triệu liều, quý 4 nhận tiếp 28 triệu liều.
Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, dự kiến, trong tháng 7 tới đây, Việt Nam sẽ có thêm khoảng 8 triệu liều vắc-xin Covid-19 và trong tháng 8, 9 sẽ có thêm 20-21 triệu liều. Số vắc-xin này chủ yếu là vắc-xin AstraZeneca và Pfizer.
Vắc-xin Covid-19 Pfizer |
Ngoài ra, nước ta sẽ nhận thêm vắc-xin từ nguồn viện trợ của một số nước, một số tổ chức như Nhật Bản, Trung Quốc, UNICEF... với số lượng từ 5-10 triệu liều. Mới đây, Ấn Độ đã đồng ý bán cho Việt Nam tổng cộng 15 triệu liều vắc-xin Covid-19 trong năm 2021, trong đó 6 triệu liều sẽ về trong quý 3, số còn lại về trong quý 4.
Hiện Việt Nam vẫn đang đàm phán để mua 40 triệu liều vắc-xin Sputnik của Nga, nhiều khả năng 20 triệu liều sẽ về ngay năm 2021 và một nguồn 5 triệu liều vắc-xin Moderna đàm phán qua công ty Zuellig Pharma.
"Do lượng lớn vắc-xin Covid-19 sẽ về vào cuối năm, Việt Nam đang xây dựng chiến lược tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay. Dự kiến khi triển khai, công suất cao nhất có thể tiêm được hơn 1 triệu liều mỗi ngày. Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm có đủ 150 triệu liều vắc-xin Covid-19 để tiêm phủ 70% dân số, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nói.
Tuy nhiên, theo ông Thuấn, số lượng vắc-xin Covid-19 chắc chắn về Việt Nam chỉ mang tính tương đối bởi nguồn cung vắc-xin trên thế giới từ nay đến tháng 9 vẫn còn hết sức khan hiếm. Do đó, trong điều kiện số lượng vắc-xin còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 và tiêm cho công nhân trong các khu công nghiệp để đảm bảo phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kép.
Bên cạnh đó, việc phân bổ vắc-xin Covid-19 hiện nay dựa trên cân bằng nhiều yếu tố như tỉ lệ mắc bệnh, dân số, mật độ dân số hoặc các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp.
Dự kiến đến quý III/2021 sẽ tiêm được cơ bản cho các đối tượng ưu tiên
Tại cuộc họp cùng Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, đại diện Bộ Y tế báo cáo triển khai kế hoạch tiêm vắc-xin phòng Covid-19; việc xây dựng Thông tư hướng dẫn đăng ký, lưu hành trong trường hợp cấp bách đối với vắc-xin Covid-19.
Đại diện Bộ Y tế báo cáo tại cuộc họp cùng Thường trực Ban Chỉ đạo về công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 - Ảnh: Đình Nam. |
Dự kiến đến quý III/2021 sẽ tiêm được cơ bản cho các đối tượng ưu tiên, trong đó, đủ số lượng vắc-xin để tiêm cho lực lượng sản xuất.
Nhấn mạnh Bộ Y tế cần hoàn thiện và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 trên toàn quốc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý 6 điểm:
Thứ nhất, Bộ Y tế phải dự kiến tiến độ, số lượng, từng loại vắc-xin về Việt Nam để phân bổ tiêm cho các đối tượng, không chỉ đáp ứng chuyên môn chống dịch, mà còn tính tới các tác động về kinh tế, xã hội, đối ngoại...
Thứ hai, căn cứ vào tiến độ, loại vắc-xin dự kiến về Việt Nam, tình hình dịch bệnh và thứ tự đối tượng ưu tiên, Bộ Y tế triển khai tiêm trên tinh thần, trước mắt bảo đảm công bằng giữa các nhóm đối tượng theo nguyên tắc tiếp cận công bằng vắc-xin của Liên hợp quốc; tiếp đến, công bằng giữa các đối tượng, có xem xét đến sự đóng góp của các ngành kinh tế, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, đảm bảo công khai, minh bạch.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp - Ảnh: Đình Nam. |
Thứ ba, trong tình hình hiện nay, Bộ Y tế phải có kế hoạch dự kiến khoảng thời gian tiêm mũi 1 và mũi 2 cũng như phương án tiêm hết mũi 1 cho số lượng lớn người dân hoặc dự trữ vắc-xin để tiêm đủ 2 mũi vắc-xin cho số lượng người ít hơn; tiêm hai mũi là hai loại vắc-xin khác nhau hay cùng một loại.
Thứ tư, Bộ Y tế nêu rõ thời điểm Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng, trong đó tập trung cho những khu vực, địa phương có nguy cơ cao, các địa phương có mật độ giao lưu lớn, tập trung nhiều sản xuất công nghiệp, du lịch như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
Thứ năm, sau khi tiêm hết cho đối tượng ưu tiên, đạt được miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế phải chuẩn bị kích hoạt cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ; định hướng mới trong triển khai tiêm vắc-xin.
Công nhân tại Khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang đang chờ tiêm vắc-xin Covid-19 - Ảnh: Bộ Y tế. |
Cuối cùng, Bộ Y tế cần đề xuất việc sử dụng kinh phí phục vụ việc tiêm vắc-xin từ nay đến cuối năm 2021 và thời gian tiếp theo.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trong lúc khan hiếm vắc-xin hiện nay trong tháng 7, đầu tháng 8 khi vắc-xin về chưa nhiều, người dân rất quan tâm các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin. Vì vậy, Bộ Y tế phải đảm bảo thực hiện tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo đúng tinh thần Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ. Đối với lực lượng sản xuất, cần căn cứ vào địa bàn có nguy cơ, tránh tình trạng không công bằng giữa các đối tượng như Thủ tướng Chính phủ đã lưu ý.
Theo Suckhoedoisong.vn, nld.com.vn
Hộ khẩu ơi, từ biệt nhé! |
"Nhiều lúc nghĩ quẩn, em nghĩ hai mẹ con chết mới hết làm khổ cả nhà" |
Cách ly F1 tại nhà: Không khả quan với công nhân lao động ở trọ |
Tin cùng chuyên mục
Sức khỏe - 04/08/2024 07:10
Vì sao nuôi con bằng sữa mẹ vẫn là lựa chọn tốt nhất?
Trong bối cảnh thị trường sữa công thức ngày càng mở rộng với những quảng cáo đầy hấp dẫn, nhiều bà mẹ đang đối mặt với sự hoài nghi về lợi ích của sữa mẹ. Tuy nhiên, hàng triệu nghiên cứu và khuyến nghị từ các tổ chức y tế quốc tế vẫn khẳng định sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh.
Sức khỏe - 14/06/2024 16:20
Hiến máu như thắp ngọn đèn trong lòng, mang ấm áp cho cả người cho và người nhận
14/6 là Ngày Quốc tế Người hiến máu. Ngày này giống như một lễ hội của tình nhân ái, nơi những người hùng thầm lặng – những người hiến máu tình nguyện – được tôn vinh và tri ân.
Kinh tế - Xã hội - 03/06/2024 10:32
Ngày Xe đạp Thế giới 3-6: Đạp xe vì bản thân chúng ta và Trái đất
Hãy tưởng tượng một ngày mà tất cả các con đường quanh nơi bạn sống không còn bóng ô tô, xe máy, tất cả thay bằng những chiếc xe đạp đủ màu sắc.
Sức khỏe - 23/05/2024 19:47
Pearl Global Việt Nam và "Bữa cơm Công đoàn - Cảm ơn người lao động"
Hôm nay (23/5/2024), gần 1.300 công nhân lao động của Công ty Pearl Global Việt Nam đã được cùng lãnh đạo nhà máy, cán bộ công đoàn thưởng thức "Bữa cơm Công đoàn" an toàn, đầm ấm trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024.
Người lao động - 27/03/2024 14:50
Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động
Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.
Sức khỏe - 26/02/2024 15:29
Dấn thân vì người bệnh
Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất