Thứ sáu 29/03/2024 08:17

Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?

Sức khỏe - VÂN KHÁNH

So với các ngành khác, lao động trong nông nghiệp có nguy cơ mắc tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) chỉ đứng sau xây dựng, hóa chất và khai thác mỏ. Mặc dù bước đầu đã nhận được sự quan tâm của các ban, ngành chức năng, các tổ chức, đoàn thể xã hội;, nhưng làm thế nào bảo đảm an toàn trong lĩnh vực này vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?

Thiếu phương tiện bảo hộ, thiếu kiến thức an toàn, vệ sinh lao động ((ATVSLĐ),) nên lao động nông nghiệp thường mắc bệnh nghề nghiệp mà không hay biết. Ảnh: P.V

Âm thầm mà nghiệt ngã

Lao động nông nghiệp là những đối tượng hoạt động nông, lâm nghiệp bao gồm canh tác cây nông nghiệp, hoạt động lâm nghiệp, chăn nuôi, sơ chế các sản phẩm nông nghiệp và gia súc cũng như sử dụng và bảo trì máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ và máy móc dùng trong nông nghiệp; tham gia bảo quản, vận hành hoặc vận chuyển có liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.

Những tưởng, với nếp sống chậm rãi sau lũy tre làng, tình hình TNLĐ và BNN ít xảy ra đối với lao động nông nghiệp. Nhưng thực tế, lao động trong lĩnh vực này thường xuyên đối diện với rủi ro tai nạn.

Đơn cử như trường hợp ông N.H.T., người dân xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) bị nhiễm độc toàn thân vì thuốc diệt cỏ. Ông T. phải vào Bệnh Viện Chợ Rẫy (TP. Hồ Chí Minh) ngày 8/4/2022 để điều trị do bị bong da toàn thân. Khai thác bệnh sử, bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy biết được ông thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc diệt cỏ, diệt mầm… vì công việc của ông là phun thuốc diệt cỏ thuê.

Ông T. chỉ là một trong rất nhiều lao động nông nghiệp bị TNLĐ (hoặc BNN) trong quá trình sản xuất. Cách đây vài năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã công bố một số liệu rất đáng chú ý về tình hình TNLĐ, BNN đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Theo Bộ LĐTB&XH, cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 799 bị tai nạn về điện; 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc; 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật…

Nhưng đây cũng chỉ mới là bề nổi của “tảng băng chìm”. Bởi một thực tế rất đáng suy ngẫm là, lâu nay, sản xuất nông nghiệp gần như được xem là việc nhà của nông dân nên các tai nạn rất khó thống kê. Chưa kể, nông dân và địa phương cũng chưa có ý thức về vịêc thống kê này.

Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?
Nguy cơ TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp luôn thường trực bởi kiến thức sử dụng, vận hành máy móc nông cụ của người nông dân còn hạn chế. Ảnh: Tác giả cung cấp.

“Lỗ hổng” trong quy định an toàn lao động

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ, việc cập nhật tình hình TNLĐ, BNN đối với lao động nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân như đã nêu trên thì do nông dân chưa có chế độ trợ cấp BNN nên chính quyền địa phương cũng như lao động chẳng mấy quan tâm; bởi lẽ có thống kê thì cũng chẳng để làm gì!.

Một “lỗ hỏng” khác cần được quan tâm đúng mức là các quy định về pháp luật an toàn lao động trong lao động nông nghiệp hiện khá lỏng lẻo, sơ sài, thậm chí không có. Chẳng hạn, trong các qui định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, đến xã có những điểm đề cập đến trách nhiệm, quyền hạn đối với vấn đề “phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi”, nhưng lại không có qui định nào về ATVSLĐ đối với người lao động nông nghiệp đang trồng và nuôi các loại cây, con đó là nông dân.

Những “lỗ hổng” này đang khiến cho nguy cơ TNLĐ, BNN ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề đáng báo động. Các chuyên gia trong lĩnh vực ATVSLĐ nhận định, TNLĐ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng có chiều hướng gia tăng.

Ðể người nông dân hạn chế tai nạn, tránh được những rủi ro khi tham gia sản xuất, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng cần nâng cao nhận thức cho người nông dân; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình, nguyên tắc vận hành máy móc, thiết bị đúng cách, đúng liều lượng, thời gian quy định. Về lâu dài, nhà nước cần triển khai những biện pháp đồng bộ trong nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật; lực lượng cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện những biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong sản xuất nông nghiệp, tránh được những tai nạn lao động xảy ra.

Giải pháp nào bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực nông nghiệp?
Phun thuốc trừ sâu cho hoa ở xã Tây Tựu, Từ Liêm. Ảnh: B.N

Đặc biệt, theo Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh, hiện vẫn còn khoảng trống “chính sách” với những lao động không có quan hệ lao động (lao động tự do, trong đó có lao động nông nghiệp. Do không được tiếp cận chính sách bảo hiểm TNLĐ nên một bộ phận không nhỏ lao động tự do rất thiệt thòi.

“Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu xây dựng dự thảo nghị định trình Chính phủ cho phép những người lao động không có quan hệ lao động có thể đóng Quỹ Bảo hiểm TNLĐ, BNN như các đối tượng ở khu vực chính thức. Qua đó, lao động tự do có thể được hưởng các chế độ như người lao động có quan hệ lao động”, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết.

Thống kê của Bộ LĐTB&XH, năm 2021, khu vực không có quan hệ lao động xảy ra 707 vụ TNLĐ làm 748 người bị nạn. Có 175 vụ tai nạn gây hậu quả chết người. Các vụ tai nạn chủ yếu xảy ra trong lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, thủ công, cơ khí, thương mại dịch vụ. Các địa phương có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất là Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Nam, Hưng Yên, Hải Dương…

Giải pháp ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động Giải pháp ngăn chặn nạn “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Trước tình hình hoạt động “tín dụng đen” hoành hành, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của Nhân dân, trong đó có công nhân lao ...

Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản? Lấy gì đảm bảo đầu ra cho nông sản?

Với 70% dân số sống bằng nghề nông và nhiều tiềm năng về sản xuất nông nghiệp nhưng nước ta chưa có những giải pháp ...

Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam Nhu cầu đại diện bảo vệ của lao động trong khu vực phi chính thức ở Việt Nam

Khu vực phi chính thức bao gồm nền kinh tế phi chính thức và việc làm phi chính thức. Đây là khu vực hoạt động ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Người lao động -

Công đoàn giám sát chất lượng bữa ăn ca cho người lao động

Tại Công ty SCAVI Huế, công đoàn và chuyên môn cùng giám sát an toàn, vệ sinh thực phẩm, đảm bảo bữa ăn ca an toàn, bổ dưỡng.

Dấn thân vì người bệnh

Sức khỏe -

Dấn thân vì người bệnh

Kíp bác sỹ đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị vượt 15 hải lý trong điều kiện thời tiết rất xấu ra đảo Cồn Cỏ để thực hiện ca phẫu thuật cấp cứu người bệnh viêm ruột thừa vào ngày 13/1/2021 gồm TS.BS Phan Khánh Việt, bác sỹ gây mê Trần Thanh Hoài và Nguyễn Chí Thanh.

Thầy thuốc quân hàm xanh

Sức khỏe -

Thầy thuốc quân hàm xanh

Dù xuất ngũ nhưng những kỷ niệm một thời còn công tác tại vùng đất phên dậu Quảng Trị vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của sĩ quan quân y - trung tá Lê Văn Đức.

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Sức khỏe -

Các biện pháp bảo vệ sức khỏe người lao động trong mùa lạnh

Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo triển khai hướng dẫn các cán bộ y tế cơ sở tăng cường phổ biến, hướng dẫn các biện pháp dự phòng bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng và người lao động.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Sức khỏe -

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị thành công một sản phụ bị thiểu ối

Vừa qua, Đơn vị Can thiệp bào thai của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã điều trị và mổ lấy thai thành công cho một trường hợp thiểu ối là bệnh nhân Nguyễn Thị C. L. thường trú tại Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên.

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sức khỏe -

Khai mạc vòng chung kết Giải bóng đá công nhân năm 2023

Sáng ngày 17/11 đã diễn ra Lễ khai mạc Vòng chung kết Giải bóng đá công nhân toàn quốc năm 2023 tại Sân bóng đá Sora Garden Links, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương

Bản tin công nhân ngày 28/3/2024 gồm những nội dung chính sau: Hàng hoá đua nhau tăng giá trước tăng lương; Nhà trọ công nhân - người ưu tiên giá rẻ, người chọn an ninh; Hòa Bình: Thêm khu công nghiệp, cơ hội việc làm cho hành nghìn người...

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần Tôi công nhân

Đề xuất hai phương án mới nhất về rút bảo hiểm xã hội một lần

Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội đã có báo cáo một số vấn đề lớn trong tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi), sẽ cho ý kiến tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách. Trong đó đưa ra 2 phương án về rút BHXH một lần.

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Kêu gọi nguồn lực chăm lo đoàn viên thì không có gì ngại

Đồng chí Vàng A Lả - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sơn La chia sẻ trên Talk Công đoàn về việc kêu gọi các nguồn lực để chăm lo cho đoàn viên và người lao động.

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam Infographic

Thể lệ cuộc thi về Fanpage công đoàn cơ sở ngành Dệt May Việt Nam

Công đoàn Dệt May Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi xây dựng và quản trị Fanpage Công đoàn cơ sở năm 2024.
Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh

Bản tin công nhân ngày 27/3 gồm những nội dung chính sau: Hà Nội dừng giải quyết bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp tại 13 sàn vệ tinh; Vì sao thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng? Trả lương “chín chữ số” mỗi tháng, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm nhân lực...

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động Video

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ thúc đẩy hợp tác vì người lao động

Chiều ngày (19/3), tại trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, đã diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Mông Cổ nhằm thúc đẩy hợp tác vì người lao động.

Đọc thêm

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Phúc lợi đoàn viên -

Nữ công nhân lao động nên chú ý hơn các vấn đề về sức khỏe sinh sản

Đó là chia sẻ của bác sĩ (BS) tư vấn Lê Xuân Đồi (Bệnh viện Đa khoa Medlatec) tại chương trình "Khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư miễn phí cho công nhân lao động (CNLĐ)" của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên.

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Người lao động -

Lao động nữ mang thai có quyền lợi gì?

Lần đầu làm mẹ, nhiều lao động nữ băn khoăn về chế độ và quyền lợi mình sẽ được hưởng trong suốt quá trình mang thai.

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Sức khỏe -

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc: VĐV phải đang tham gia BHXH 6 tháng trở lên

Giải vô địch Bóng đá công nhân toàn quốc do Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Liên đoàn bóng đá Việt Nam và Báo Tuổi trẻ tổ chức nhằm chào mừng đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Sức khỏe -

Lao động tự do có thể đóng bảo hiểm tai nạn tự nguyện

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến người dân dự thảo nghị định về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện (BHTNLĐTN) đối với người lao động (NLĐ) làm việc tự do. Theo đó, mức đóng hằng tháng được đề xuất băng 2% lương tối thiểu vùng 4, tương đương 65.000 đồng.

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn, doanh nghiệp theo sát chất lượng an toàn bữa ăn ca của người lao động

Người lao động luôn mong muốn bữa ăn của mình tại công ty thật chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đảm bảo sức khỏe làm việc. Nắm bắt được nguyện vọng đó, các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam đã thực sự quan tâm đến vấn đề này.

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Sức khỏe -

Sôi nổi Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng

Ngày 26/5, Cụm thi đua số 4 thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội thao chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Công đoàn Lâm Đồng chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động

Sức khỏe -

Công đoàn Lâm Đồng chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động

Vừa qua, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Lâm Đồng và Công ty TNHH Chăm sóc sức khỏe Gia Việt Sài Gòn tổ chức khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ).

Trang bị kiến thức để công nhân lao động phòng, ngừa HIV/AIDS

Sức khỏe -

Trang bị kiến thức để công nhân lao động phòng, ngừa HIV/AIDS

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ nhiễm HIV ngày càng cao, tập trung ở địa phương đông công nhân lao động, người dân nhập cư. Chính vì thế, chính quyền, công đoàn các địa phương đang tập trung tuyên truyền để giúp người dân, công nhân lao động phòng tránh.

Vụ công nhân Bắc Ninh bị ngộ độc Methanol: Đa số bệnh nhân tiên lượng xấu

Sức khỏe -

Vụ công nhân Bắc Ninh bị ngộ độc Methanol: Đa số bệnh nhân tiên lượng xấu

Trong số 7 công nhân Công ty TNHH HS Tech Vina (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nhập viện cấp cứu do ngộ độc cồn công nghiệp (Methanol), 6 bệnh nhân đã có biểu hiện ngộ độc rõ, 3 bệnh nhân tiên lượng nặng, 1 bệnh nhân rất nguy kịch.

Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Sức khỏe -

Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Công đoàn cơ sở và đại diện doanh nghiệp luôn quan tâm đến sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của công nhân lao động. Các hoạt động như khám sức khỏe định kỳ, phổ biến thông tin về sức khỏe, bệnh nghề nghiệp luôn được triển khai theo quy định để công nhân lao động yên tâm làm việc.