DN không chi trả công tác phí khi NLĐ thường xuyên di chuyển quận, huyện có đúng không?

Sổ tay pháp luật - Văn Quân

Theo thoả thuận tại hợp đồng lao động, NLĐ làm việc tại văn phòng. Tuy nhiên, do đặc thù công việc tôi thường xuyên phải di chuyển tại các quận, huyện thì công tác phí được tính như thế nào? Doanh nghiệp (DN) không chi trả công tác phí cho tôi có đúng không?
DN không chi trả công tác phí khi NLĐ thường xuyên di chuyển quận, huyện có đúng không?
Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước. Ảnh minh hoạ.

Đây là thắc mắc của người lao động (NLĐ) gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Trả lời vấn đề này, Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim cho biết: Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 của Bộ Tài chính quy định chung về công tác phí thì: “Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước, bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ nơi đến công tác, cước hành lý và tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).”

Tuy nhiên quy định về chế độ công tác phí tại Thông tư này áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

Hiểu đơn giản là sử dụng nguồn chi từ ngân sách nhà nước để chi chế độ cho NLĐ thuộc khối Nhà nước.

Còn lại, đối với NLĐ trong DN (thuộc khối tư nhân – ngoài Nhà nước) không sử dụng ngân sách Nhà nước, thì pháp luật lao động hiện hành không có quy định cụ thể mà phải dựa theo sự thoả thuận của 2 bên.

Khoản 1 Điều 16 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động:

“1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu”.

"Có thể thấy vấn đề về công tác phí được xem như thông tin về điều kiện làm việc mà NLĐ cần được biết. Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động các bên sẽ thỏa thuận rõ với nhau về vấn đề này là “tự túc” hay “được cấp”, luật sư cung cấp thêm.

Như vậy, để xác định được vấn đề về công tác phí thì bạn cần thực hiện các công việc sau:

1. Rà soát lại quy định tại hợp đồng lao động về điều kiện làm việc như thế nào, có đề cập đến vấn đề công tác phí, phụ cấp xăng xe đi lại hay không?

2. Trường hợp hợp đồng lao động không quy đinh hoặc quy định không rõ ràng thì cần căn cứ vào các tài liệu khác của DN như: Thỏa ước lao động tập thể, quy chế tài chính, nội quy, quy định công ty về định mức, điều kiện và chế độ hưởng công tác phí (nếu có);

3. Trường hợp quy chế, quy định nội bộ của DN không quy định về chế độ công tác phí thì căn cứ vào điều kiện làm việc thực tế để tiến hành đối thoại, đề xuất và thỏa thuận với DN về việc hưởng chế độ công tác phí phù hợp.

Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không? Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào? Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được ...

Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không? Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Pháp luật lao động -

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Công ty yêu cầu người lao động thử việc 2 lần liệu có đúng luật?

Pháp luật lao động -

Công ty yêu cầu người lao động thử việc 2 lần liệu có đúng luật?

Thời gian thử việc là vấn đề quan tâm của nhiều người lao động khi bắt đầu đi làm.

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Hàng loạt chế độ tăng theo khi lương cơ sở chạm mốc 2,34 triệu đồng từ 1/7? Tôi công nhân

Hàng loạt chế độ tăng theo khi lương cơ sở chạm mốc 2,34 triệu đồng từ 1/7?

Từ 1/7 tới đây, mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay sẽ tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tăng 30%. Khi lương cơ sở tăng, kéo theo đó là sự điều chỉnh của hàng loạt các chế độ được tính theo mức lương này như mức lương hưu thấp nhất, trợ cấp thất nghiệp, mức đóng đoàn phí, trợ cấp mai táng…

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Sử dụng lao động chưa thành niên có thể bị xử phạt tới 75 triệu đồng

Pháp luật lao động -

Sử dụng lao động chưa thành niên có thể bị xử phạt tới 75 triệu đồng

Căn cứ khoản 1 Điều 3 BLLĐ năm 2019 quy định về lao động chưa thành niên: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.” Đây là đối tượng lao động đặc thù nên khi có nhu cầu sử dụng lao động chưa thành niên thì DN phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 144 BLLĐ 2019 và Thông tư số 09/2020/TT-TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ LĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về lao động chưa thành niên nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách của lao động chưa thành niên.

Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?

Pháp luật lao động -

Trình độ thạc sĩ nhưng NLĐ chỉ được nhận lương theo bậc cử nhân có đúng không?

Doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động.

Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì?

Pháp luật lao động -

Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì?

Lương là một trong những vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia vào mối quan hệ lao động.

Người lao động bị trừ lương với nội dung "hỗ trợ tuyển dụng" có đúng không?

Pháp luật lao động -

Người lao động bị trừ lương với nội dung "hỗ trợ tuyển dụng" có đúng không?

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp thông qua tuyển dụng từ trung tâm dịch vụ việc làm. Tuy nhiên, ngay tại tháng lương thử việc đầu tiên, người lao động bị trừ lương mang tên "hỗ trợ tuyển dụng".

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Pháp luật lao động -

Tạm chuyển NLĐ làm công việc khác so với hợp đồng lao động cần theo nguyên tắc nào?

Người sử dụng lao động khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là nội dung được người lao động, người sử dụng lao động đặc biệt quan tâm.

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Pháp luật lao động -

NLĐ gặp tai nạn tại nơi làm việc, trách nhiệm của người sử dụng lao động như thế nào?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm kịp thời đối với người lao động bị tai nạn lao động.

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Pháp luật lao động -

Công ty chỉ cho phép người lao động đi vệ sinh trong thời gian 3-5 phút có đúng không?

Câu hỏi trên là thắc mắc của độc giả, người lao động gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động vi phạm nội quy ở mức độ nào thì bị đình chỉ công việc, đuổi việc?

Đình chỉ công việc, đuổi việc (sa thải) là hai hình thức kỷ luật nặng nhất được đưa ra tại nội quy lao động.

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Ban hành, sửa nội quy không tham khảo ý kiến, công ty bị xử phạt như thế nào?

Nội quy lao động và quy trình ban hành nội quy lao động là vấn đề người sử dụng đặc biệt quan tâm.

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Pháp luật lao động -

NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc

Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong các hành vi phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động công ty.