Đã có phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19
Đời sống - 26/02/2020 15:01 Ánh Dương (T.H)
Bác sĩ Đội cơ động Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) thăm khám cho bệnh nhân dương tính với Covid-19 chủng mới tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. (Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN) |
Việt Nam đã điều trị thành công cho 16/16 ca dương tính với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19). Trong số đó, có ca bệnh nhiều bệnh nền như huyết áp, tim mạch, tiểu đường và từng cắt phổi do ung thư.
Mặc dù chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nhưng Việt Nam đã có một phác đồ điều trị hiệu quả đối với Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên báo chí.
PV - Xin Cục trưởng chia sẻ kinh nghiệm điều trị thành công đối với các ca bệnh dương tính với Covid-19 của Việt Nam trong thời gian qua?
PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Với tinh thần quyết liệt "chống dịch như chống giặc", “không được chủ quan, không để dịch lây lan” và “chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân", ngay từ những ngày đầu, khi có thông tin về dịch bệnh, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt ngành Y tế và các bộ, ngành liên quan phòng chống dịch Covid-19.
Trong hệ thống khám chữa bệnh, ngành Y tế đã họp ngay Hội đồng chuyên môn với các giáo sư đầu ngành. Có thể nói, tại Việt Nam, những hướng dẫn chuyên môn điều trị bệnh thường được xây dựng rất sớm. Với căn bệnh này, chúng tôi thấy có những đặc thù với căn bệnh SARS trước kia và bệnh dịch mới nổi hiện nay nên Việt Nam có hướng dẫn điều trị cập nhật ngay từ những ngày trước Tết. Sau đó, Việt Nam tiếp tục tập huấn triển khai một cách quyết liệt các phác đồ hướng dẫn điều trị cho các bệnh viện. Cả 16 bệnh nhân mắc Covid-19 sức khỏe đều ổn định, tiến triển tốt.
Điều đó là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc của các bộ ngành và nỗ lực của các thầy thuốc, sự hợp tác của người bệnh, đồng lòng của người dân từ việc cách ly điều trị ban đầu cho đến triển khai đồng bộ các giải pháp trong điều trị.
PV - Phương châm bốn tại chỗ đã phát huy hiệu quả như thế nào trong công tác phòng chống, điều trị Covid-19, Việt Nam chuẩn bị các phương án để ứng phó và điều trị tại các tuyến như thế nào thưa Cục trưởng?
- PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Bộ Y tế vẫn tiếp tục phân tuyến điều trị Covid-19 như đã thực hiện. Việc phân tuyến điều trị bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện của Bộ Y tế như hiện nay là hợp lý, hiệu quả. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm về công tác phòng, chống dịch bệnh.
Với những bệnh nhân có triệu chứng không nặng, chưa diễn biến nặng thì giữ ở tuyến tỉnh điều trị. Tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã giữ bệnh nhân điều trị tại tỉnh và họ đã thành công khi điều trị khỏi cho bệnh nhân. Do đó, chúng ta không cần tập trung bệnh nhân mắc Covid-19 về các trung tâm lớn.
Với phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, cơ sở vật chất tại chỗ và hậu cần tại chỗ), với sự chi viện của bác sĩ tuyến Trung ương sẽ giúp cơ sở tuyến tỉnh, huyện đáp ứng được điều trị cho người bệnh.
Hiện nay, 16 bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam đã có đầy đủ mô hình như: có bệnh nhân nam, nữ; có bệnh nhân cao tuổi; có bệnh nhân nhiều bệnh nền huyết áp, tim mạch, tiểu đường và từng cắt phổi do ung thư; có cả bệnh nhi. Chúng tôi đang tiếp tục tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị để tiếp tục cập nhật thêm phác đồ điều trị cho những người bệnh trong thời gian tới.
PV: Đối với dịch Covid-19, công tác cách ly với người bệnh được thực hiện như thế nào, thưa Cục trưởng?
PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Đối với bệnh truyền nhiễm, nguyên tắc số 1 là phải cách ly thật tốt. Đối với đại dịch này, đặc biệt trong khu vực bệnh viện phải đảm bảo nguyên tắc tuyệt đối cách ly nguồn bệnh. Do vậy, khi tiếp nhận người bệnh (có thể là người bệnh nghi ngờ, có thể dương tính nhẹ, hay nặng) ở tất cả khu vực này, khi người bệnh bắt đầu bước chân vào, bệnh viện phải tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc cách ly của Bộ Y tế.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của Covid-19 gây ra. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) |
Có ba khu vực cách ly, đó là khu vực với những người nghi ngờ mắc, chưa phải là người bệnh dương tính nhưng cũng phải được cách ly tuyệt đối. Khu vực thứ hai dành cho người đã bị bệnh rồi nhưng nhẹ, vẫn sinh hoạt bình thường được. Khu vực thứ ba dành cho những người bị bệnh nặng. Ở đây, ngay cả quần, áo, chất thải của người bệnh và các nguồn lây đều được quản lý theo quy chuẩn của Bộ Y tế về an toàn sinh học, kiểm soát nhiễm khuẩn.
Đối với người bệnh được cho xuất viện là mới ra viện về lâm sàng bệnh nhưng về tâm lý, thể trạng vẫn cần phải được theo dõi, quan tâm, động viên.
Chúng tôi chỉ đạo cơ sở y tế tại Khánh Hòa, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc khi bệnh nhân đã ra viện, y tế địa phương vẫn quan tâm người bệnh. Việc quản lý theo dõi là việc hết sức đúng đắn trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta hoàn toàn kiểm soát được dịch bệnh tại Việt Nam, tuy nhiên cần tránh việc kỳ thị khiến người ta tủi thân.
Bệnh nhân thứ 16 nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã được xuất viện Tính đến thời điểm hiện tại cả 16 trường hợp nhiễm Covid-19 tại nước ta đã điều trị phục hồi, 13 ngày qua không ghi ... |
Virus Corona - cập nhật thông tin ngày 26/2 Tính đến 8h ngày 26/2/2020 đã có 41 quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm virus corona. Số ca nhiễm ở Hàn Quốc tăng ... |
Em bé 17 ngày tuổi tại Vũ Hán tự hồi phục sau khi nhiễm virus corona Một em bé 17 ngày tuổi tại Bệnh viện Nhi Vũ Hán đã tự hồi phục sau khi được xác định là dương tính với ... |
Đà Nẵng lên phương án đối với nhóm du khách Hàn Quốc nhập cảnh từ TP Daegu Ngày 25/2, bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng cho biết đang lên hai phương án đối với ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 22/12/2024 08:56
"Xây Tết 2025": 2.600 phần quà Tết cho công nhân Ecopark
2.600 phần quà Tết được trao cho công nhân tại công trường Ecopark (huyện Văn Giang, Hưng Yên) trong chương trình "Xây Tết" 2025.
Người lao động - 21/12/2024 15:23
Người lao động có cuộc sống ổn định nhờ làng hoa Sa Đéc
Theo từng giai đoạn lịch sử, làng hoa Sa Đéc có những bước thăng trầm, nhưng luôn tạo công ăn việc làm cho người lao động có cuộc sống ổn định tại quê nhà, giải quyết bài toán khó cho nhiều địa phương “ly nông bất ly hương”…
Đời sống - 19/12/2024 19:37
Doanh nghiệp thưởng “khủng” để giữ chân người lao động
Tình hình thưởng Tết liên tục được cập nhật với những tín hiệu vui dành cho người lao động. Ghi nhận của PV tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đời sống - 19/12/2024 18:24
Chủ nhà trọ - cầu nối quan trọng giúp nâng cao nhận thức về sức khỏe cho công nhân
Những năm gần đây, các khu công nghiệp ngày càng thu hút đông đảo lao động từ khắp mọi miền đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những vấn đề nhức nhối về điều kiện sống và kiến thức sức khỏe của người lao động.
Người lao động - 19/12/2024 18:21
Giáo viên "4 không" và những bất cập mang tên chính sách
Hoàn thiện chế độ, chính sách nhằm chăm lo tốt hơn cho giáo viên vùng khó khăn, góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ giáo viên.
Đời sống - 18/12/2024 08:03
Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
Mặc dù Nghị định 73 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng từ tháng 7/2024, nhưng đến nay nhiều cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn chưa được nhận mức “lương mới” và đang mong ngóng từng ngày.
- Nhiệm vụ cấp bách của Công đoàn trong thực hiện tinh gọn bộ máy
- Techfest VinhPhuc 2024: Sân chơi khởi nghiệp với 80 gian hàng đa lĩnh vực
- Cách Masan thúc đẩy phát triển bền vững xuyên suốt hoạt động doanh nghiệp
- Đón xem lễ trao giải "Vòng tay Công đoàn" và sáng tạo phòng, chống ma túy
- Cô giáo khuyết tật, lấy tri thức làm… “đôi chân”